Mục lục bài viết
1. Quy phạm tôn giáo là gì?
Quy phạm tôn giáo là hệ thống các quy tắc, yêu cầu được xác lập dựa trên những tín điều, giáo lý tôn giáo, những quy ước về lễ nghi, sinh hoạt tôn giáo. Được thực hiện cùng với các thiết chế tôn giáo (nhà thờ, chùa chiền, thánh đường). Qua đó mang đến quy tắc, chuẩn mực để các thành viên áp dụng trong hoạt động của họ. Cũng như mang đến tính đồng bộ, hiệu quả duy trì và phát triển tôn giáo.
Các quy phạm này được ghi chép và thế hiện trong các bộ sách kinh điển của các dòng tôn giáo khác nhau. Được truyền từ đời này qua đời khác, mang đến giá trị lịch sử, văn hóa.
Quy phạm tôn giáo thuộc vào quy phạm xã hội, thể hiện các chuẩn mực, các nguyên tắc cho thành viên của tôn giáo. Người đứng đầu dùng các quy phạm này để quản lý, giải quyết các công việc phát sinh của tổ chức. Đây là những quy tắc xử sự chung nhằm điều chỉnh mối quan hệ giữa con người với con người trong một phạm vi, cộng đồng nhất định (trong tôn giáo).
Hoạt động tín ngưỡng tôn giáo mang đến nét đẹp cho dân tộc ta. Các quy phạm chính là cơ sở để đảm bảo hiệu quả, thống nhất hoạt động của tổ chức.
Các tính chất cụ thể:
Quy phạm tôn giáo được thể hiện dưới hình thức của loại chuẩn mực xã hội thành văn. Được ghi nhận và phản ánh trong nội dung ghi chép cụ thể. Tính chất thành văn của quy phạm tôn giáo thể hiện ở các giáo điều, giáo lý, những lời răn dạy được ghi chép trong các bộ kinh của các tôn giáo khác nhau. Phải kể đến như Kinh Thánh (của Thiên Chúa giáo), Kinh Phật (của Phật giáo) hoặc Kinh Coran (của Hồi giáo).
Ví dụ, giáo lý nhà Phật yêu cầu người xuất gia vào tu hành trong chùa phải tuyệt đối tuân theo “ngũ giới” (năm điều cấm). Bao gồm không sát sinh, không nói dối, không trộm cắp, không tà dâm và không uống rượu. “Ngũ giới” được ghi trong Kinh Phật, thể hiện tính chất thành văn của chuẩn mực tôn giáo. Từ đó dạy dỗ, uốn nắn con người vào khuôn khổ, tích cực hơn.
Các quy phạm này không trái với đạo đức, không trái pháp luật. Ngược lại còn củng cố quy định pháp luật, bên cạnh nét đặc trưng được thể hiện ở từng tôn giáo khác nhau mà pháp luật không cấm.
2. Quy phạm tôn giáo tiếng Anh là gì?
Quy phạm tôn giáo tiếng Anh là Religious norms.
3. Đặc điểm của quy phạm tôn giáo?
3.1. Đặc điểm đúc kết của quy phạm:
– Tập hợp những quy tắc xử sự chung:
Là khuôn khổ, khuôn mẫu, chuẩn mực áp dụng đối với người theo tôn giáo. Được áp dụng theo tính bắt buộc chung, thể hiện niềm tin và sức mạnh của các đấng tối cao.
Căn cứ vào các chuẩn mực này, các chủ thể biết mình được làm gì, không được làm gì khi ở một hoàn cảnh, điều kiện nhất định. Xác định được vai trò, trách nhiệm cũng như nhiệm vụ của mình. Đây cũng là cơ sở để các tôn giáo được hoạt động, phát triển.
– Có tính phổ biến và xu hướng để phù hợp với xã hội.
Các chuẩn mực trở nên thiêng liêng, được coi trọng và tuân thủ thực hiện. Cũng như phù hợp với các quy định, các quy tắc chung tiến bộ trong xã hội. Các tôn giáo phải củng cố lợi ích của thành viên trong tổ chức, không được làm trái các chuẩn mực chung của cộng đồng.
Mang tính quy phạm phổ biến, là khuôn mẫu chuẩn mực trong hành vi của mỗi con người. Thông qua người tổ chức quản lý, các thành viên của tôn giáo và niềm tin vào đấng tối cao để tuân thủ thực hiện. Các chuẩn mực tôn giáo cũng điều chỉnh hành vi ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Tuy nhiên, vấn đề tâm linh, các giáo điều được áp dụng nhiều hơn cả. Qua đó hướng con người làm việc, học tập, phấn đấu, mưu cầu hạnh phúc. Tất cả đều giúp con người nhận thức được thế giới, có được đời sống tinh thần đầy đủ.
– Là kết quả, là đúc kết của quá trình nhận thức:
Phản ánh sự tồn tại và phát triển của xã hội trong những giai đoạn khác nhau. Các quy phạm có thể được thêm mới, loại bỏ để phù hợp với giai đoạn thực tế. Do đó trong một tổ chức tôn giáo, các quy phạm được ghi chép, được áp dụng là phù hợp với tổ chức. Mang đến các thống nhất, sự tuân thủ bên cạnh các yêu cầu của luật pháp trong hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo.
Các tôn giáo có hoạt động, tổ chức khác nhau, mang đến sự đa dạng trong xã hội. Các tôn giáo khác nhau tổ chức hoạt động với các quy phạm khác nhau. Từ đó mang đến đời sống văn hóa đa dạng, phong phú.
– Được thực hiện và điều chỉnh nhiều lần trong thực tế cuộc sống:
Việc điều chỉnh được thực hiện để phù hợp với các điều kiện, hoàn cảnh khác nhau trong xã hội. Vì tôn giáo được tổ chức hoạt động để điều chỉnh cả một hệ thống chung. Đây là hoạt động của đời sống tín ngưỡng, nâng cao niềm tin và chất lượng sống của con người.
3.2. Các đặc điểm của tính quy phạm:
Cơ sở hình thành
Được đúc kết từ cuộc sống, nguyện vọng của nhân dân và được truyền tai nhau qua nhiều thế hệ. Các tôn giáo khác nhau được thành lập, được phát triển. Trong thời gian đó, các quy phạm cũng được hình thành, điều chỉnh và ghi chép lại. Quy phạm là cơ sở để quản lý, để hoạt động và phát triển các tín ngưỡng tôn giáo.
Hình thức thể hiện
Thể hiện thông qua dạng thành văn như kinh, giáo điều,… Qua đó các thành viên phải đọc hiểu, phải làm theo và tuân thủ các quy phạm. Việc ghi chép lại giúp thể hiện giá trị áp dụng bắt buộc đối với các thành viên.
Các biện pháp bảo đảm thực hiện
Tự giác, răn đe thông qua tác động của dư luận xã hội, khen chê, lên án, khuyến khích,… Lương tâm con người. Đặc biệt là thông qua các đấng tối cao trong nhận thức và sự tôn sùng của con người.
3.3. Các đặc trưng của quy phạm tôn giáo:
Quy phạm tôn giáo được hình thành xuất phát từ niềm tin thiêng liêng, sâu sắc của con người vào sức mạnh thần bí của các lực lượng siêu tự nhiên như Thượng đế, Đức Phật, Chúa Trời,… Qua đó có thể thay đổi, điều chỉnh một con người. Các sức mạnh vô hình này hướng họ thực hiện theo các chuẩn mực tôn giáo, cũng chính là làm theo pháp luật.
Thế giới thần linh, tin tưởng vào đấng tối cao giúp con người điều chỉnh, làm chủ và cân nhắc hành vi của họ. Vì sợ bị trừng phạt, phải xuống địa ngục thay vì lên thiên đường, bị “quả báo” thay vì vào cõi “niết bàn” nên con người không dám làm điều ác, không dám phạm vào các điều cấm, điều răn của quy phạm tôn giáo.
Có thể dễ dàng nhận thấy rằng, dù không có một sức mạnh cưỡng bức nào thì các quy phạm tôn giáo vẫn được con người tuân thủ một cách tự nguyện, tự giác, vô điều kiện.
Tác động tích cực của quy phạm tôn giáo đến đời sống con người:
Quy phạm tôn giáo có những tác động tích cực và cả những tác động tiêu cực tới nhận thức, hành vi của con người. Những tác động tích cực thể hiện ở chỗ, quy phạm tôn giáo đề cao tính thiện, phê phán tính ác, định hướng cho hành vi xã hội của con người. Đây cũng là một phương tiện để thực thi pháp luật khi quy định các chuẩn mực chung phù hợp, tiến bộ.
– Một số quy phạm của Thiên Chúa giáo mang tính nhân văn sâu sắc:
+ Đề cao tình yêu thương giữa con người với nhau, tôn trọng mọi giá trị của tín đồ.
+ Không phân biệt giàu nghèo, sang hèn, hướng các cá nhân tới điều thiện.
– Phật giáo khuyên con người sống “từ bi”, gần gũi cái thiện, tránh xa cái ác.
– Quy phạm Hồi giáo khuyên con người luôn giữ vị trí của mình, bố thí cho kẻ nghèo hèn…
3.4. Bài trừ, loại bỏ các quy phạm không phù hợp:
Ngược lại, quy phạm tôn giáo khi bị hiểu và vận dụng một cách cực đoan, có thể gây ra những tác động tiêu cực. Nó có thể ảnh hưởng, tác động sâu sắc làm lệch lạc nhận thức của con người. Như dễ làm phát sinh nạn cuồng tín, tệ phân biệt chủng tộc, sự kì thị dân tộc. Nó có thể ru ngủ, làm tê liệt ý chí của con người trước những bất công xã hội nơi trần thế. Từ đó lôi kéo con người chậm nhận thức chậm phát triển và làm tụt lùi kinh tế, xã hội.
Trong lịch sử xã hội, khía cạnh này của quy phạm tôn giáo thường được các giai cấp thống trị sử dụng như một thứ công cụ áp bức tinh thần, một phương tiện củng cố địa vị thống trị của họ. Do đó cần được điều chỉnh, phù hợp với quy phạm pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo. Quyền đó được Nhà nước tôn trọng, ghi nhận trong Hiến pháp và được pháp luật bảo đảm, bảo vệ.
Các biện pháp, chính sách thực hiện:
Bên cạnh đó, Nhà nước ta cũng cương quyết trừng trị nghiêm khắc các hành vi đội lốt tôn giáo để thực hiện các âm mưu chính trị đen tối, gây rối, bạo loạn, hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân. Bài trừ các quy tắc không còn phù hợp, biến tướng trong các cơ sở hoạt động tôn giáo.
Trừng trị nghiêm khắc các hành vi lợi dụng niềm tin tôn giáo, tín ngưỡng trong nhân dân để hành nghề mê tín dị đoan, gây hậu quả nghiêm trọng. Các hành vi lợi dụng nhân dân, lợi dụng tôn giáo để thực hiện các mục đích xấu phải được xử lý. Căn cứ xác định trên các chuẩn mực xã hội, chuẩn mực đạo đức tiến bộ.
Đấu tranh ngăn chặn các hoạt động mê tín dị đoan, các hành vi lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo làm phương hại đến lợi ích chung của đất nước, vi phạm quyền tự do tôn giáo của con người… là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong tình hình mới. Qua đó mang đến tư tưởng, nhận thức sáng suốt cho người dân. Để niềm tin tôn giáo cũng như nét đẹp tín ngưỡng được thể hiện trong xã hội.