Quĩ nghiệp vụ dự trữ là gì? Đặc điểm? Nghiệp vụ quản lí?
Quỹ nghiệp vụ dự trữ là quỹ được tổ chức nhằm dự trữ tiền mặt của Kho bạc nhà nước tỉnh, thành phố. Hoạt động của quỹ liên quan đến việc cân đối tiền mặt cho kho bạc. Với nghiệp vụ được xem xét là hoạt động được thực hiện vì mục đích quốc gia. Khi mà việc phân bổ và quản lý ngân sách ảnh hưởng rất lớn đến chi tiêu hiệu quả. Trong hoạt động dự trữ, có sự liên hệ nhất định với ngân hàng nhà nước và các quỹ trực thuộc. Các hoạt động quản lý được thực hiện mang tính xâu chuỗi trong một hệ thống.
Mục lục bài viết
1. Quỹ nghiệp vụ dự trữ là gì?
Quĩ nghiệp vụ dự trữ là số tiền mặt thực tế được hình thành tại các Kho bạc Nhà nước (KBNN) tỉnh, thành phố. Tiếp quĩ tiền mặt với ngân hàng nhà nước và với quĩ giao dịch của các KBNN trực thuộc. Thực hiện các hoạt động của tỉnh thực hiện với các nhu cầu chung của người dân. Có thể là các hoạt động xác định theo kế hoạch, chính sách đã xác định thu chi. Hoặc tiến hành cho các hoạt động không thường xuyên khác. Giá trị tiền mặt trong quỹ phải được duy trì ở mức nhất định theo tính toán và căn cứ của Kho bạc nhà nước.
Quỹ nghiệp vụ dự trữ là quỹ tiền mặt được hình thành tại KBNN tỉnh. Với nhu cầu hoạt động khác nhau và đa dạng của từng tỉnh. Mà quỹ được thành lập và nằm dưới sự quản lý, phân bố cụ thể. Để đảm bảo cho các hoạt đông trong tỉnh được tiến hành kịp thời và hiệu quả, các giá trị tiền trong quỹ phải được giữ ổn định và đảm bảo ở một định mức theo quy định. Các hoạt động về dịch chuyển dòng tiền phải được tiến hành đúng trình tự, thủ tục và thẩm quyền. Đảm bảo cho các hoạt động và phân bổ dòng tiền hiệu quả.
Với mục đích sử dụng đảm bảo cho hiệu quả của Kho bạc nhà nước và Ngân hàng nhà nước.
Quĩ nghiệp vụ dự trữ được quản lí theo định mức do KBNN cấp trên duyệt. Các giá trị tiền được phản ánh ở một mức quy định. Được tính toán cho dữ trữ thực hiện các nhu cầu và hoạt động cần thiết. Mục đích trong thu hay chi được thể hiện dưới các kế hoạch hay chính sách thực hiện cụ thể.
Trong kho bạc nhà nước, các quỹ tiền mặt được xác định cho các mục đích khác nhau. Mục đích này được tiến hành phải phù hợp với các quyền hay nghĩa vụ phát sinh với chi tiêu kho bạc nhà nước. Quĩ nghiệp vụ dự trữ là một trong những quĩ tiền mặt của Kho bạc Nhà nước. Phục vụ cho các đối tượng giao dịch với KBNN. Với quỹ được tổ chức ở các tỉnh, thực hiện các nhu cầu kịp thời, cần thiết và hiệu quả. Mang đến ý nghĩa chung trong duy trì và ổn định kinh tế – xã hội. Từ đó tạo điều kiện và nền tảng phát triển kinh tế cơ sở hạ tầng xã hội,…
2. Đặc điểm:
Tiền mặt của quỹ luôn được điều chỉnh ở mức quy định.
Khi tồn quĩ vượt định mức, Tức là giá trị đang có cao hơn định mức phân bổ của NBNN. Nó có thể được dự trữ không mang đến lợi ích đã xác định. Để hoạt động quản lý mang đến các hiệu quả của nó, KBNN chủ động làm thủ tục nộp chênh lệch này. Số tiền vượt định mức được nộp vào Ngân hàng Nhà nước. Do nó là quỹ tiền mặt ở tỉnh được tiếp quỹ bởi Ngân hàng nhà nước.
Ngược lại, khi tồn quĩ thấp hơn định mức. Tức là giá trị đang phản ánh thấp hơn định mức được quy định bởi KBNN. Các hoạt động chi ra đã được thực hiện. Số tiền mặt còn lại có thể không được đảm bảo với các hoạt động ở giai đoạn sắp tới. Và với nhu cầu trong chi tiền cho các hoạt động định kì hay đột xuất cần thiết đều phải được tiến hành nhanh chóng. KBNN được phép rút tiền mặt từ Ngân hàng Nhà nước để bù đủ định mức đã được duyệt. Các khoản tiền mặt trong giai đoạn bình thường luôn được phản ánh bằng một giá trị ổn định.
Hoạt động theo quy định của nhà nước, Giám đốc kho bạc quản lý.
Các hoạt động xung quanh đến quản lý dòng tiền, quản lý quỹ, hay vấn đề giao nhận phải được ghi chép và phản ánh rõ ràng. Thông qua các chứng từ, lệnh điều chuyển… hay các phiếu xuất, nhập. Các phiếu thu, chi… Giám đốc kho bạc là chức danh thực hiện nhiệm vụ quản lý quỹ. Với các quyền hạn và nghĩa vụ được phản ánh ở mục 2.2 về Nghiệp vụ quản lý. Ngoài ra, trong hoạt động cũng có sự tham gia của các thành viên khác của quỹ.
3. Nghiệp vụ quản lí:
Quy cách phân loại, sắp xếp tiền mặt.
Việc phân loại mang đến tính khoa học trong phân chia và sắp xếp các mệnh giá tiền. Thuận lợi cho hoạt động quản lý hay sử dụng, tính toán và phân bổ. Ngoài ra, đây cũng là yếu cầu bắt buộc được thực hiện trong cơ quan nhà nước. Tính chất khoa học, quản lý và kế toán được thực hiện liên quan hoạt động này. Theo đó:
Tiền mặt tại quĩ nghiệp vụ dự trữ được phân loại theo từng loại tiền. Với các mệnh giá thể hiện khác nhau sẽ được xếp vào một loại. Quy cách bắt buộc xếp thành từng thếp (100 tờ), bó và niêm phong theo từng bó tiền (10 thếp). Niêm phong theo từng bao tiền (20 bó) được bảo quản trong kho tiền. Với tất cả các mệnh giá tiền khác nhau, việc quản lý theo số lượng vẫn phải được đảm bảo thực hiện. Thông qua số lượng, giá trị các bao tiền sẽ được phản ánh. Như vậy có thể hiểu là các nghiệp vụ sắp xếp được thực hiện từ các giá trị tiền nhỏ nhất. Với các niêm phong, quá trình kiểm đếm, kê khai hay quản lý được thực hiện dễ dàng hơn.
Việc xuất nhập quĩ phải theo chẵn bó, nguyên niêm phong. Bảo đảm tính chất minh bạch, chính xác của từng hoạt động được thực hiện. Tất cả các giai đoạn phải có đủ hồ sơ, chứng từ chứng minh việc xuất hay nhập quỹ. Ngoài ra, việc xuất nhập quỹ cũng yêu cầu không xuất lẻ hay không đảm bảo niêm phong. Với các khoản tiền xuất ra, phải đảm bảo theo bó để giữ nguyên niêm phong. Các công tác khác phải đảm bảo được chứng minh dòng tiền xuất ra.
Quyền và nghĩa vụ cơ bản của Giám đốc kho bạc nhà nước.
Các nhu cầu sử dụng phải được thực hiện các bước theo chỉ định. Khi một hoạt động diễn ra cần sử dụng tiền trong quỹ, phải có sự đồng ý bằng văn bản của người có thẩm quyền. Chỉ được xuất quĩ nghiệp vụ dự trữ khi có lệnh điều chuyển của Giám đốc KBNN. Đây là yêu cầu bắt buộc. Không phải ai cũng có thể xuất quỹ với lý do khoản tiền cần được sử dụng cho mục đích cấp bách. Nó thể hiện các tính chất liên quan đến quyền và nghĩa vụ tương ứng của các chức danh, nghề nghiệp.
Xét về khía cạnh quyền, có thể khẳng định quyền này chỉ được dành cho Giám đốc KBNN. Với lệch xuất kho phản ánh ý chí và hành động của họ đối với nhu cầu cần thiết sử dụng tiền trong quỹ. Xét về khía cạnh nghĩa vụ. Giám đốc KBNN phải sử dụng và chi tiền phù hợp với mục đích sử dụng. Đảm bảo việc sử dụng đúng mục đích, kịp thời và hiệu quả. Bên cạnh đó cũng là các biện pháp xử lý nếu nghĩa vụ không được thực hiện đúng theo nghiệp vụ.
Bên cạnh đó là nghĩa vụ dành cho các cá nhân liên quan khác. Đối với hoạt động thực thi trong quản lý. Và đặc biệt là kịp thời tiến hành điều chuyển dòng tiền trong quỹ theo lệch được đưa ra.
Các nghiệp vụ trong vấn đề giao nhận tiền.
– Giao, nhận tiền giữa KBNN với nhau có thể được tiến hành.
Tuy nhiên, việc thực hiện phải đảm bảo theo quy định về phân loại và sắp xếp tiền mặt. Tức là phải thực hiện giao, nhận theo bó, còn nguyên niêm phong. Quá trình chuyển giao phải được điều phối và kiểm đếm trong không gian và thời gian tiêu chuẩn. Nếu phát sinh thừa, thiếu đơn vị nhận phải lập biên bản kèm theo tờ niêm phong của bó tiền thừa, thiếu gửi đơn vị giao để có biện pháp xử lí.
Căn cứ vào biên bản và tờ niêm phong bó tiền thiếu do bên nhận chuyển đến. Giám đốc KBNN bên giao phải tiến hành kiểm tra, giải quyết. Trong trường hợp bó tiền bị thiếu, phải xác minh và qui trách nhiệm người có tên trên niêm phong. Yêu cầu thực hiện bồi hoàn số tiền thiếu và gửi trả cho bên nhận. Điều này giúp các nghĩa vụ giao nhận được đảm bảo tính chính xác. Ngoài ra các tránh nhiệm cá nhân đối với nghiệp vụ nhà nước cần được đảm bảo. Rút ra bào học với các cá nhân khác.
Với trường hợp bó tiền thừa. Tuy không mang đến các ảnh hưởng nhất định đến bên nhận. Tuy nhiên nếu không được phát hiện có thể gây ra thất thoát đối với dòng tiền quản lý. Do đó cá nhân thực hiện nghiệp vụ này cũng cần chịu các tránh nhiệm nhất định. Rút kinh nghiệm nhằm tạo ra bộ máy với nghiệp vụ chuyên nghiệp, chính xác và hiệu quả.
– Giao nhận giữa KBNN và ngân hàng nhà nước diễn ra.
Là hoạt động thực hiện giữa ngân hàng nhà nước và tổ chức tiếp quỹ. Tiến hành khi giá trị của tiền mặt của quỹ lớn hơn định mức theo quy định. Lúc này, phía KBNN phải thực hiện nộp phần chênh lệch về cho ngân hàng nhà nước. Ngoài ra, khi giá trị tiền mặt của quỹ thấp hơn định mức quy định. KBNN được phép rút tiền từ ngân hàng. Do đó mà các hoạt động giao, nhận được tiến hành.
Phải thực hiện kiểm đếm từng tờ trước sự chứng kiến của hai bên. Không thực hiện với các bó tiền có niêm phong. Nhằm mang đến tính chính xác tuyệt đối, tránh các thừa, thiếu đối với giá trị được giao. Nếu hai bên thỏa thuận giao, nhận theo nguyên bó, nguyên niêm phong thì phải thể hiện bằng hợp đồng qui định rõ trách nhiệm của mỗi bên trong việc thực hiện giao nhận. Đảm bảo các tránh nhiệm xác định nếu có sai sót hay sự thừa, thiếu xảy ra.