Chắc hẳn bạn đọc đã nghe rất nhiều về câu nói "tiền xấu đuổi tiền tốt", câu nói này có trong một nguyên tắc về tiền tệ với tên gọi là Quy luật Gresham. Vậy quy luật Gresham là gì? Bản chất quy luật Gresham và thị trường tiền tệ?
Mục lục bài viết
1. Quy luật Gresham là gì?
Qui luật Gresham trong tiếng Anh là Gresham’s Law.
Chắc hẳn chúng ta đã nghe qua về qui luật Gresham đây được hiểu đó là một nguyên tắc tiền tệ nói rằng “tiền xấu đuổi tiền tốt”. Theo quy luật Gresham này tì ban đầu được thiết lập dựa trên thành phần và giá trị của các kim loại quý được sử dụng trong các đồng tiền đúc. Bên cạnh đó kể từ khi từ bỏ các tiêu chuẩn tiền tệ kim loại, lí thuyết này đã được áp dụng cho sự ổn định tương đối của giá trị các loại tiền tệ khác nhau trên thị trường toàn cầu.
Điểm chính nổi bật của quy luật Gresham ta thấy đây là khái niệm về tiền tốt (tiền bị định giá thấp hoặc tiền ổn định hơn về giá trị) bị loại bỏ khỏi lưu thông do tiền xấu cụ thể thì tiền bị định giá quá cao hoặc mất giá trị nhanh chóng.
Theo đó tác giả của quy luật cũng đưa ra giả thuyết cơ bản của khái niệm này là cả hai loại tiền tệ đều được coi là phương tiện trao đổi được chấp nhận phổ biến, có tính thanh khoản tốt và có sẵn để sử dụng. Như vậy nếu xét dựa trên mặt logic thì mọi người sẽ chọn thực hiện giao dịch bằng cách sử dụng tiền xấu và giữ số tiền tốt vì tiền tốt có tiềm năng có giá trị hơn mệnh giá của nó.
Như vậy theo căn cứ trên ta thấy quy luật Gresham được hiểu là giả thuyết kinh tế do Thomas Gresham (1519 – 1579) đưa ra. Theo giả thuyết này thì ” tiền xấu sẽ đuổi tiền tốt ra khỏi lưu thông”. Chẳng hạn như với trường hợp khi có 2 kim loại (vàng và bạc) cùng lưu thông và giá trị thị trường của chúng khác với giá trị do luật pháp quy định, thì kim loại nào có giá trị thị trường lớn hơn giá trị do luật pháp quy định sẽ được người ta tích trữ. Hiện tại thì điều này đã xảy ra ở Mỹ khi nước này áp dụng chế độ song bản vị (vàng và bạc) trong thời kỳ 1837 – 1873. Hệ thống tiền tệ bị mất ổn định vì khi thì bạc bị tích trữ, khi thì vàng bị tích trữ, tức ” bị đuổi khỏi lưu thông”, do giá trị thị trường của bạc cao hơn giá trị do luật pháp quy định.
Tiền tốt và tiền xấu:
Khi nhắc về tiền tốt là tiền có ít khác biệt giữa giá trị danh nghĩa (ghi trên mặt đồng xu) và giá trị thực (giá trị của kim loại dùng để đúc, thường là kim loại quý, nickel, hoặc đồng).
Bên cạnh đó khi vắng mặt luật về tiền pháp định, đồng xu tiền kim loại sẽ tự do trao đổi ở trên giá trị thị trường thỏi một chút. Theo đó nên có thể được quan sát với thỏi tiền xu như Lá phong Vàng Canada, Krugerrand Nam Phi, Đại bàng Vàng Mỹ, hoặc thậm chí bạc Theresa Maria (Áo). Trên thực tế thì các đồng xu loại này được biết đến với sự tinh khiết và ở trong một hình thức thuận tiện. Mọi người thích giao dịch bằng đồng tiền hơn là bằng những mẩu kim loại quý vô danh tính, do đó, họ gắn thêm giá trị cho các đồng xu. Độ vênh giữa mệnh giá và giá hàng hoá được gọi là seigniorage. Bởi vì một số tiền xu không lưu thông, nằm lại trong các bộ sưu tập, nhu cầu đúc có thể tăng lên.
Ngược lại với tiền tốt thì tiền xấu là tiền mà giá trị hàng hoá thấp hơn nhiều giá trị danh nghĩa và được lưu thông cùng với tiền tốt, nơi cả hai dạng phải được chấp nhận ngang giá như là tiền pháp định.
2. Bản chất quy luật Gresham và thị trường tiền tệ:
Chúng ta muốn hiểu rõ về bản chất của nó thì cần năm được cơ bản, như trong lịch sử, các sở đúc tiền tạo ra tiền từ vàng, bạc và các kim loại quý khác. Theo đó nên với các chủ thể phát hành tiền kim loại đôi khi đã giảm lượng kim loại quý được sử dụng để tạo ra tiền, trong khi tuyên bố rằng loại tiền đó vẫn có đầy đủ giá trị, nghĩa là các đồng tiền mới sẽ được định giá cao và các đồng tiền cũ bị định giá thấp về mặt pháp lý.
Với lí do vì giá trị của kim loại trong các đồng tiền cũ (tiền tốt) cao hơn so với các đồng tiền mới (tiền xấu) theo mệnh giá, mọi người đều ưa chuộng các đồng tiền cũ có hàm lượng kim loại quý cao hơn. Do vậy nên người mua sẽ muốn trả tiền bằng những đồng tiền có giá trị thấp hơn và giữ lấy những đồng tiền cũ, do chúng tích lũy giá trị tốt hơn. Do đó, tiền xấu được lưu thông trong nền kinh tế, còn tiền tốt bị loại khỏi lưu thông.
Quy luật Gresham và thị trường tiền tệ:
Như chúng ta đã biết thì trong thời hiện đại, với việc sử dụng tiền giấy làm đồng tiền pháp định, các tổ chức phát hành tiền có thể có được thu nhập bằng cách in thêm hoặc cho vay tiền theo ý muốn mà không cần đúc tiền mới. Theo đó nên điều này dẫn đến một xu hướng lạm phát dai dẳng ở hầu hết các nền kinh tế trong mọi khoảng thời gian. Bên cạnh đó đối với quá trình này thậm chí có thể dẫn đến siêu lạm phát. Trong các trường hợp siêu lạm phát trên thực tế cũng đã xảy ra rất nhiều, điều đó chúng ta cũng thấy ngoại tệ có thể được dùng để thay thế nội tệ và đây là một ví dụ về qui luật Gresham bị đảo ngược. Nếu nội tệ mất giá trị đủ nhanh, mọi người ngừng sử dụng nó và thay bằng ngoại tệ ổn định hơn.
Một điển hình đã xảy ra cụ thể đó là xuất hiện trong thời kỳ siêu lạm phát ở Zimbabwe, mặc dù pháp luật yêu cầu phải công nhận đồng đô-la Zimbabwe là tiền tệ hợp pháp, nhiều người dân nước này đã từ bỏ sử dụng chúng trong giao dịch, buộc chính phủ phải công nhận thực tế và sau đó là đô-la hóa nền kinh tế một cách hợp pháp. Tiền tốt có thể ổn định hơn đã đẩy tiền tệ tới mức bị siêu lạm phát và đẩy nó ra khỏi lưu thông.
Như vậy theo như trên ta thấy với quy luật Gresham cũng có thể được áp dụng trên các thị trường tiền tệ toàn cầu và thương mại quốc tế. Thưc tế qua đó cho thấy vớicác loại tiền tệ mạnh như USD có giá trị tương đối ổn định hơn theo thời gian (tiền tốt) có xu hướng lưu hành như phương tiện trao đổi quốc tế và được sử dụng để yết giá quốc tế cho hàng hóa giao dịch toàn cầu.
Một điều đáng chú ý hơn nữa đó là với các đồng tiền kém ổn định hơn và yếu hơn (tiền xấu) được lưu hành rất ít ngoài biên giới và quyền tài phán của các nước phát hành chúng. Theo đó nên với sự cạnh tranh quốc tế về tiền tệ và không có tiền pháp định duy nhất trên toàn cầu, tiền tốt lưu thông và tiền xấu được giữ ngoài lưu thông bởi hoạt động của thị trường rất nhiều và gây ra những ảnh hưởng tiêu cực.
3. Ý nghĩa của luật Gresham:
Quy luật về tiền xấu sinh ra tiền tốt để hiểu rõ vềý nghĩa của nó giả sử có hai loại tiền vàng có cùng mệnh giá và có hàm lượng vàng khác nhau trên mỗi miếng. Theo đó nên công chúng sẽ sử dụng hàm lượng vàng thấp hơn của tiền xu (xu xấu) dành riêng cho các khoản thanh toán hàng ngày và lưu trữ những đồng xu vàng cao hơn (xu tốt). Nói cách khác, tiền tốt sẽ bị trục xuất khỏi quá trình phân phối. 1560 Gresham người Anh Thomas Gresham (1519-79, một công ty thương mại, trao đổi và tài chính, cố vấn tài chính cho Vua Anh trong 23 năm) nói với Nữ hoàng Elizabeth rằng tiền tốt của Anh đã bị rò rỉ ra nước ngoài do tiền tệ xuống cấp.
4. Ví dụ về luật Gresham:
Trong một ví dụ hiện đại của quá trình này, vào năm 1982, chính phủ Hoa Kỳ đã thay đổi thành phần của đồng xu để chứa 97,5% kẽm. Sự thay đổi này khiến đồng xu trước năm 1982 có giá trị cao hơn so với đồng tiền sau năm 1982, trong khi mệnh giá vẫn giữ nguyên. Theo thời gian, do đồng tiền giảm giá và dẫn đến lạm phát, giá đồng đã tăng từ mức trung bình 0,6662 đô la vào năm 1982 lên 3,0597 đô la vào năm 2006 khi Hoa Kỳ áp dụng các hình phạt mới đối với việc nấu chảy tiền xu. Điều này có nghĩa là mệnh giá của đồng xu mất đi 78% so với sức mua của nó và mọi người đang háo hức bán những đồng xu cũ, có giá trị gần gấp 5 lần giá trị của những đồng xu sau năm 1982 vào thời điểm đó. Luật dẫn đến khoản tiền phạt 10.000 đô la hay năm năm tù nếu bị kết án về tội này.