Quy luật là thuật ngữ mà mỗi chúng ta đều thường xuyên bắt gặp trong các môn khoa học và trong thực tiễn cuộc sống. Các quy luật trong đời sống con người có những vai trò và ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của toàn nhân loại. Trong hoạt động mua bán sản xuất hàng hoá, dịch vụ cũng có các quy luật cụ thể. Một trong số đó chúng ta cần phải kể đến quy luật 29. Chắn hẳn quy luật này còn là một khái niệm khá xa lạ đối với nhiều đối tượng.
Mục lục bài viết
1. Tìm hiểu về quy luật:
Ta hiểu cơ bản về quy luật như sau:
Theo cách hiểu thông thường, thì quy luật được hiểu cơ bản đó chính là những hiện tượng có tính logic, trật tự và lặp đi lặp lại trong cuộc sống hằng ngày, ví dụ như việc con người được sinh ra và rồi sẽ phải trở về với cát bụi; đó chính là quy luật.
Dưới góc nhìn của triết học, quy luật lại được định nghĩa cụ thể là sản phẩm của hoạt động tư duy khoa học, phản ánh sự liên hệ của các sự vật và tính tổng thể của chúng. Hay chính là quy luật là các sự việc, hiện tượng trong cuộc sống, và dưới tư duy, nhận thức của con người, mà nó được đúc kết thành những quy luật cụ thể.
Tuy nhiên, dưới góc nhìn của chủ nghĩa duy vật biện chứng, thì quy luật luôn có tính khách quan. Tức là các quy luật vẫn luôn tồn tại trong thực tiễn, diễn ra hằng ngày dù không có sự nhận thức, phản ánh của tư duy con người. Hay hiểu là con người không thể tạo ra hay làm biến mất các quy luật mà chỉ có thể nhận thức, chấp nhận và vận dụng chúng trong cuộc sống thực tiễn.
Như vậy, ta nhận thấy rằng, mọi quy luật đều mang tính khách quan. Các quy luật được phản ánh trong các khoa học không phải là sự cấu tạo thuần túy của tư tưởng. Những quy luật do khoa học phát hiện ra chính là sự phản ánh của những quy luật hiện thực của thế giới khách quan và của tư duy.
Còn theo quan niệm của chủ nghĩa duy tâm, vì quy luật được hiểu là sự phản ảnh của tư duy não bộ mỗi người, chính vì thế mà quy luật lại luôn mang theo sự đánh giá, quan điểm các nhân, vì vậy, quy luật không thể có tính khách quan.
Tuy nhiên, ngày nay, đa phần mọi người nhìn nhận quy luật là những hiện tượng lặp đi lặp lại và mang tính khách quan.
Các quy luật trên thế giới trong những ngành nghề, lĩnh vực cụ thể cũng hết sức đa dạng và phong phú nhưng về cơ bản có phân loại hệ thống các quy luật của hiện thực khách quan là các quy luật phổ biến, quy luật chung và quy luật riêng.
Đặc điểm của quy luật theo chủ nghĩa duy vật biện chứng:
Sau khi tìm hiểu về định nghĩa quy luật, ta sẽ tìm hiểu về đặc điểm của quy luật theo chủ nghĩa duy vật biện chứng. Cụ thể, quy luật theo chủ nghĩa duy vật biện chứng có một số đặc điểm nổi bật sau đây:
– Tính khách quan và đương nhiên:
Mọi quy luật trong xã hội đều tồn tại khách quan, nó sẽ không phụ thuộc vào ý chí, tư duy của con người. Các quy luật được nêu ra chỉ là sự phản ánh của nhận thức, tư duy của con người đối với thế giới khách quan bên ngoài.
– Tính ổn định:
Quy luật đều mang tính ổn định, quy luật đã phản ánh mối liên hệ bản chất, tất nhiên, phổ biến; là sự lặp đi lặp lại giữa các yếu tố, thuộc tính trong cùng một sự vật, hiện tượng xác định hoặc giữa các sự vật với nhau.
Phân loại quy luật:
– Phân loại quy luật khi căn cứ vào phạm vi tác động của quy luật.
Người ta có thể phân ra các loại: quy luật riêng, quy luật chung và quy luật phổ biến. Cụ thể như sau:
+ Quy luật riêng được hiểu là quy luật của một lĩnh vực nhất định như quy luật lý, hoá, sinh.
+ Quy luật chung được hiểu là những quy luật tác động trong các lĩnh vực có liên quan mật thiết với nhau.
+ Quy luật phổ biến được hiểu là quy luật tác động trong tất cả các lĩnh vực tự nhiên, xã hội và tư duy.
– Phân loại quy luật khi căn cứ vào lĩnh vực tác động:
Các nhà khoa học thường phân biệt quy luật tự nhiên, quy luật xã hội và quy luật của tư duy. Cụ thể như sau:
+ Quy luật tự nhiên được hiểu là quy luật của thế giới vô sinh và hữu sinh.
+ Quy luật xã hội được hiểu là quy luật hoạt động của con người.
Cần lưu ý rằng quy luật tự nhiên và quy luật xã hội trên thực tế đều mạng tính khách quan nhưng quy luật xã hội khác với quy luật tự nhiên ở chỗ nó được hình thành thông qua hoạt động thực tiễn của con người.
+ Quy luật của tư duy phản ánh mối liên hệ nội tại của các khái niệm, phán đoán.
2. Quy luật 29:
Như vậy, từ những phân tích cụ thể được nêu trên ta hiểu cơ bản quy luật là mối liên hệ bản chất, tất nhiên, phổ biến và lặp đi, lặp lại giữa các yếu tố trong cùng một sự vật hay giữa các sự vật với nhau
Khái niệm quy luật 29:
Quy luật 29 về bản chất thì chính là một niềm tin của một số marketer, các marketer này cho rằng một khách hàng tiềm năng thì sẽ có quyết định mua hàng hoá, dịch vụ khi tiếp xúc với các thông tin marketing của sản phẩm, dịch vụ đó trung bình là 29 lần.
Quy luật 29 hiện nay là một quy luật bất thành văn mà các marketer tin dùng, trong đó cho rằng nếu doanh nghiệp muốn chinh phục được khách hàng thì các doanh nghiệp đó sẽ phải liên tục gửi các thông điệp quảng cáo tới khách hàng 29 lần, cho phép những khách hàng này nghe, nhìn và cảm nhận các dịch vụ, sản phẩm mà doanh nghiệp đó cung cấp ra thị trường.
Mặc dù con số được sử dụng để chinh phục được khách hàng này có thể khác nhau rất nhiều khi cố gắng tiếp cận khách hàng tiềm năng, những người ủng hộ quy luật 29 vẫn tin con số này là đúng. Dù thế nào, rõ ràng tiếp cận khách hàng để nhằm mục đích tiếp thị và quảng cáo là cách tốt nhất để bán một sản phẩm hay dịch vụ.
Quy luật 29 trong tiếng Anh được gọi là gì?
Quy luật 29 trong tiếng Anh được gọi là Law of 29.
Cơ sở của quy luật 29:
Cơ sở quy luật 29 được nghiên cứu và xuất phát từ phương pháp từ marketing nhỏ giọt (Drip marketing).
– Phương pháp từ marketing nhỏ giọt (Drip marketing) được hiểu như sau:
Phương pháp từ marketing nhỏ giọt (Drip marketing). được hiểu là một cách marketing trực tiếp bằng việc gửi rất nhiều thông điệp quảng cáo đến các khách hàng tiềm năng (Lead generation hay Sales Lead) trong một khoảng thời gian nhất định.
Marketing nhỏ giọt trong giai đoạn ngày nay thường được sử dụng như một phương tiện để nhằm mục đích chính đó là tạo ra khách hàng tiềm năng bằng cách sử dụng truyền thông tự động để xây dựng mối quan hệ với các khách hàng tiềm năng.
Người marketer nhỏ giọt có thể lựa chọn rất nhiều phương thức truyền thông tin marketing cho các chiến dịch marketing đại chúng (Mass marketing campaigns) của họ như thông qua email, phương tiện truyền thông xã hội hay gửi thư trực tiếp (Direct mail).
Những thông điệp marketing này được lặp đi lặp lại giúp các marketer tiếp cận được một cơ sở khách hàng lớn với hi vọng biến những khách hàng tiềm năng trở thành khách hàng thông qua các kĩ thuật như quy luật 29.
Marketing nhỏ giọt được xem là cách tốt nhất để sản phẩm, dịch vụ có vị trí số một trong tâm trí khách hàng trong nỗ lực bán hàng dài hạn.
Cách marketing này được xem như là một chiến lược quan trọng để giữ những khách hàng tiềm năng gắn bó với thương hiệu cũng như để họ cập nhật những thông tin giá trị, cuối cùng tạo ra doanh số trong tương lai.
Marketing nhỏ giọt là một chiến lược được sử dụng bởi nhiều chủ thể là các nhà tiếp thị trực tiếp, trong đó một chuỗi tài liệu tiếp thị liên tục được gửi đến khách hàng trong một khoảng thời gian. Tiếp thị nhỏ giọt được các doanh nghiệp nỗ lực để nhằm mục đích tạo ra doanh số thông qua tiếp xúc lặp lại liên tục và lâu dài với người nhận hàng hóa và dịch vụ được quảng cáo.
Tiếp thị nhỏ giọt có thể đòi hỏi sử dụng nhiều phương tiện khác nhau, chẳng hạn như email, thư trực tuyến và các phương tiện truyền thông xã hội, để truyền tải một lượng ổn định các thông điệp đã được viết sẵn cho khách hàng hoặc người mua tiềm năng.
Mục tiêu của tiếp thị nhỏ giọt là giữ cho sản phẩm hoặc dịch vụ đang cố gắng bán, được thâm nhập và lưu giữ trong suy nghĩ của khách hàng tiềm năng.
– Phương tiện tiếp thị nhỏ giọt:
Phương tiện phổ biến nhất được dùng nhằm mục đích để tiếp thị nhỏ giọt đó chính là email vì chi phí thấp và khả năng tự động hóa dễ dàng. Tiếp thị nhỏ giọt qua email thường được sử dụng với một hình thức mẫu điền trực tuyến mà khách hàng tiềm năng điền vào, sau đó đưa họ vào một chương trình trả lời tự động để thực hiện chiến dịch quảng cáo.
Phương tiện truyền thông xã hội ngày càng được sử dụng trong các chiến dịch tiếp thị nhỏ giọt, trong đó các tài khoản truyền thông xã hội cập nhật các mục tin tức thường xuyên.
Thư trực tiếp từ lâu đã được sử dụng trong các nỗ lực tiếp thị nhỏ giọt và đã được cập nhật nhằm mục đích chính là để sử dụng phần mềm và in kĩ thuật số để tự động hóa, cá nhân hóa và quản lí việc sản xuất và phân phối thư.