Hiện nay, hoạt động quy hoạch đã có đóng góp rất quan trọng vào sự phát triển của cơ sở hạ tầng địa phương. Trên thực tế thì quy hoạch cũng có nhiều dạng như quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn, quy hoạch vùng,... Bài viết dưới đây chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu quy hoạch phân khu là gì?
Mục lục bài viết
1. Quy hoạch phân khu là gì?
Quy hoạch là một thuật ngữ quen thuộc. Ta hiểu quy hoạch là một công việc khá quan trọng, mang tính chiến lược của nhà nước ta và hoạt động này diễn ra cũng góp phần thúc đẩy sự phát triển ổn định, bền vững trên mọi lĩnh vực. Cũng chính bởi vì thế mà các cơ quan có thẩm quyền phải căn cứ vào tiềm năng của quốc gia và từng địa phương và khả năng đáp ứng của từng đối tượng được quy hoạch để nhằm thông qua đó có thể đưa ra chính sách quy hoạch phù hợp.
Hiện nay, cũng có nhiều loại quy hoạch ở nhiều cấp độ, phạm vi và lĩnh vực khác nhau. Chúng ta có thể kể đến; quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội một vùng lãnh thổ; quy hoạch phát triển một ngành kinh tế – kỹ thuật; quy hoạch cán bộ; quy hoạch đô thị; …
Quy hoạch phân khu được hiểu cơ bản chính là việc các chủ thể thực hiện phân chia, xác định chức năng, chỉ tiêu sử dụng đất trong quy hoạch đô thị nhằm mục đích có thể cụ thể hóa nội dung của quy hoạch chung. Quy hoạch phân khu này sẽ bao gồm quy hoạch các khu đất, các công trình hạ tầng xã hội trong đô thị, mạng lưới các công trình hạ tầng kỹ thuật.
Trong quá trình Nhà nước ta thực hiện việc quản lý kinh tế – xã hội, để nhằm mục đích có thể đảm bảo lợi ích bền vững của cộng đồng, cần áp dụng quy hoạch phân phu theo đúng quy định pháp luật và theo một cách hợp lý, nghiêm chỉnh. Nó sẽ giúp kiểm soát việc đô thị hóa, từ đó cũng sẽ tránh sử dụng đất bừa bãi và tránh để lại những hậu quả nặng nề trong tương lai.
Từ những phân tích cụ thể được nêu trên, quy hoạch phân khu về bản chất là một công cụ kiểm soát quy hoạch. Quy hoạch phân khu ra đời nhằm mục đích có thể điều chỉnh môi trường xây dựng và tạo ra các thị trường bất động sản chức năng. Quy hoạch phân khu làm như vậy bằng cách thực hiện việc chia đất bao gồm diện tích theo đúng quy định của pháp luật của chính quyền địa phương thành các phần, cho phép sử dụng đất cụ thể trên các địa điểm cụ thể để nhằm mục đích có thể định hình bố cục của các thị trấn và thành phố và tạo điều kiện cho nhiều loại hình phát triển khác nhau.
2. Quy hoạch phân khu tiếng Anh là gì?
Quy hoạch phân khu tiếng Anh tạm dịch là: Zoning Planning.
3. Nội dung của quy hoạch phân khu:
Nội dung quy hoạch phân khu cụ thể như sau:
– Quy hoạch xây dựng các khu chức năng đặc thù:
Từ khái niệm quy hoạch phân khu được nêu cụ thể bên trên thì về cơ bản chúng ta cũng hiểu được nội dung của loại hình quy hoạch này. Quy hoạch phân khu sẽ bao gồm có việc quy hoạch xây dựng các khu chức năng đặc thù. Trong đó, bản quy hoạch này sẽ gồm có một số nội dung cơ bản sau đây: Quy hoạch chung về vấn đề xây dựng; Kế hoạch quy hoạch chi tiết cho các vấn đề xây dựng; Kế hoạch quy hoạch một phân khu đặc thù xây dựng;…
– Tổ chức cảnh quan, hạ tầng của một khu chức năng đặc thù:
Nội dung quan trọng thứ hai của hoạt động quy hoạch phân khu đó chính là việc tổ chức xây dựng kiến trúc, cảnh quan, cơ sở hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật. Căn cứ trêm cơ sở đó, biến khu vực trở thành khu chức năng đặc thù.
Trong đó, quy hoạch xây dựng các khu chức năng cụ thể gồm có: Quy hoạch chung xây dựng; Quy hoạch chi tiết xây dựng; Quy hoạch phân khu xây dựng.
– Việc quy hoạch phân khu là công cụ nâng cao chất lượng cuộc sống
Bên cạnh các nội dung được nêu cụ thể bên trên, quy hoạch phân khu còn là công cụ để các ban lãnh đạo, các doanh nghiệp và các cá nhân có thể thông qua đó nâng cao chất lượng sống của xã hội.
Về bản chất thì trong giai đoạn hiện nay, việc áp dụng các chính sách quy hoạch một cách hợp lý, nghiêm ngặt sẽ góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội. Kế hoạch trở thành chính sách được Nhà nước chú trọng thực hiện để nhằm mục đích chính là có thể cải thiện hạ tầng địa phương. Từ đó, cũng sẽ giúp nâng cao chất lượng đời sống người dân.
Cùng với đó thì việc thực hiện quy hoạch cũng như xây dựng các khu chức năng đặc thù cần thực hiện đúng theo quy định tại Điều 27 Luật Xây dựng 2014.
4. Nhiệm vụ của quy hoạch phân khu:
Nhiệm vụ của quy hoạch phân khu bao gồm 4 nhiệm vụ chính cụ thể như sau:
– Nhiệm vụ của quy hoạch phân khu đó là nhằm để xác định phạm vi ranh giới, diện tích và tính chất của khu vực được quy hoạch.
– Nhiệm vụ của quy hoạch phân khu đó là nhằm để xác định chỉ tiêu dự kiến về việc sử dụng đất, dân số, hạ tầng kỹ thuật cũng như hạ tầng xã hội.
– Nhiệm vụ của quy hoạch phân khu đó là nhằm để đảm bảo đúng yêu cầu, nguyên tắc về việc phân chia các khu chức năng. Việc phân khu phải phù hợp với các đầu mối hạ tầng kỹ thuật và không gian kiến trúc với những quy hoạch chung đã được Nhà nước phê duyệt.
– Nhiệm vụ của quy hoạch phân khu đó là nhằm để đánh giá môi trường chiến lược.
Như vậy, trên đây là các nhiệm vụ của quy hoạch phân khu. Ta nhận thấy rằng, thông qua các phân tích nêu trên, quy hoạch phân khu có những nhiệm vụ rất quan trọng trong nhiều lĩnh vực cụ thể của đời sống xã hội.
5. Lý do và lợi ích của quy hoạch phân khu:
Một số những lý do cần phải phân khu cụ thể như sau:
Mục đích chính của việc phân khu đó chính là cho phép chính quyền địa phương có thể thông qua đó dễ dàng hơn trong việc điều tiết và kiểm soát thị trường đất đai và tài sản để nhằm mục đích từ đó sẽ đảm bảo các mục đích sử dụng bổ sung. Phân khu trong giai đoạn hiện nay cũng có thể tạo cơ hội để từ đó giúp kích thích hoặc làm chậm lại sự phát triển trong các lĩnh vực cụ thể trong đời sống xã hội.
Ban đầu, động lực chính của việc phân khu là để nhằm có thể tách biệt các mục đích sử dụng không tương thích cụ thể như cho phép chính quyền địa phương loại trừ các hoạt động thương mại và công nghiệp khỏi các khu dân cư. Theo thời gian, các lý do được bổ sung cho việc thực hiện quy hoạch phân khu đã xuất hiện. Bao gồm các nguyên nhân cơ bản sau đây:
– Hạn chế sự tràn lan đô thị là một lý do thự hiện việc phân khu.
– Kiểm soát mật độ phát triển đô thị là một lý do thự hiện việc phân khu.
– Chuyển hoạt động thương mại vào các trung tâm hoạt động đã xác định là một lý do thự hiện việc phân khu.
– Dành đất cho không gian mở hoặc xanh là một lý do thự hiện việc phân khu.
– Dành đất cho hoạt động công nghiệp là một lý do thự hiện việc phân khu.
– Bảo vệ lợi ích của các doanh nghiệp và cư dân địa phương là một lý do thự hiện việc phân khu.
Ta nhận thấy rằng, để một khu vực có thể phát triển và tăng trưởng thì cũng sẽ phụ thuộc vào các quy định về phân khu của chính phủ và Nhà nước ta. Luật phân khu được ban hành nhằm mục đích đảm bảo rằng một lô đất hoặc một tòa nhà mới được xây dựng sẽ phù hợp với khu vực mà nó sẽ được phát triển, cũng chính bởi vì nguyên nhân đó, việc phân khu giúp bảo vệ lợi ích công cộng của khu vực lân cận hiện có.
Một số vai trò và lợi ích của phân khu bao gồm:
– Việc phân khu sẽ giúp áp dụng các hạn chế cụ thể như giới hạn chiều cao, yêu cầu không gian, kích thước tòa nhà và các tiêu chuẩn phát triển khác. Những hạn chế và tiêu chuẩn này xuất hiện có chức năng giúp ngăn chặn tình trạng quá tải trong khu vực quy định bằng cách giới hạn số lượng và kích thước của các cấu trúc và bưu kiện.
– Một lợi ích của phân khu đó là bảo vệ các giá trị tài sản hiện có bằng cách ngăn chặn việc sử dụng tài sản không tương thích. Ví dụ, một quán bar sẽ không được phép gần trường tiểu học.
– Giữ cho các tòa nhà không được xây dựng quá gần nhau là một lợi ích quan trọng của việc phân khu.
– Cung cấp sự sắp xếp lô có hệ thống là một lợi ích quan trọng của việc phân khu.
– Bảo vệ các khu vực giải trí và tạo ra nhiều không gian mở hơn trong khu vực lân cận là một lợi ích quan trọng của việc phân khu.
– Có giá trị thẩm mỹ nhằm mục đích nâng cao vẻ đẹp của cộng đồng bằng cách yêu cầu cải tạo cảnh quan, vùng đệm và bãi đậu xe là một lợi ích quan trọng của việc phân khu.
– Bảo vệ tài sản dân cư khỏi sự phát triển thương mại là một lợi ích quan trọng của việc phân khu.
– Giúp thu hút các chủ thể là nhà phát triển và nhà xây dựng thích đặt các dự án mới của họ ở những khu vực mà dự án tương thích với môi trường xung quanh và được cộng đồng chấp nhận là một lợi ích quan trọng của việc phân khu.
Hoạt động quy hoạch nói chung và quy hoạch phân khu trên thực tế không chỉ quan trọng đối với các chủ thể là những nhà phát triển bất động sản lớn mà còn rất quan trọng đối với các chủ thể là các nhà đầu tư cá nhân. Việc phân khu khu vực lân cận có thể có ảnh hưởng lớn đến giá bất động sản của các chủ thể và cộng đồng nơi các chủ thể đó hiện đang sinh sống.