Kỳ thi Trung học phổ thông quốc gia được tổ chức hàng năm, thực hiện trên phạm vi cả nước. Kỳ thi này giúp đánh giá đảm bảo chất lượng cho học sinh tốt nghiệp cũng như đăng ký nguyện vọng đại học,… Do đó mà trong hoạt động quản lý của mình, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định về quy chế của kỳ thi. Cùng tìm hiểu các văn bản pháp lý và nội dung quy chế liên quan trong bài viết dưới đây.
Căn cứ pháp lý:
– Thông tư 15/2020/TT-BGDĐT về Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
– Thông tư 05/2021/TT-BGDĐT Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư số 15/2020/TT-BGDĐT.
Luật sư tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài: 1900.6568
Mục lục bài viết
1. Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông là gì?
Quy chế này được ban hành để hướng dẫn, điều chỉnh đối với kỳ thi thi tốt nghiệp trung học phổ thông. Do đó, đây là một hoặc là toàn bộ các văn bản có chứa đựng quy phạm hoặc quy định do cơ quan có thẩm quyền ban hành. Trong đó, quy chế có thể thay đổi, điều chỉnh đề phù hợp với nhu cầu quản lý hàng năm.
Nội dung quy chế nêu ra các nội dung liên quan đến việc thi cử, cụ thể là thi tốt nghiệp trung học phổ thông. Các chủ thể có quyền, nghĩa vụ liên quan phải đảm bảo tuân thủ quy chế trong quá trình tham gia kỳ thi.
Đây là văn bản bắt buộc thi hành, có giá trị pháp lý. Chủ thể thực hiện quy chế là các cá nhân, trường học có ghi nhận tại phạm vi điều chỉnh của chính văn bản đó.
2. Thuật ngữ tiếng Anh:
Quy chế kỳ thi Trung học phổ thông quốc gia tiếng Anh là Regulations for the national high school exam.
3. Quy định về đối tượng, điều kiện dự thi:
* Đối tượng dự thi, điều kiện dự thi:
Có các nhóm khác nhau trong đặc điểm về thời điểm tốt nghiệp, tính chất học tập. Mỗi nhóm đối tượng nêu trên sẽ có điều kiện dự thi riêng.
– Nhóm đối tượng 1:
Bao gồm những người đã học xong chương trình của THPT trong năm tổ chức kỳ thi. Đây cũng là nhóm đối tượng có số lượng lớn, đối tượng phổ biến tham dự kỳ thi hàng năm.
Các đối tượng hoàn thành chương trình học trong năm đó cần có được đánh giá tại lớp 12 của các trường học. Điều kiện hạnh kiểm từ trung bình trở lên, học lực không bị loại kém. Phải đảm bảo cả về ý thức, năng lực đáp ứng yêu cầu xét tốt nghiệp, xét tuyển đại học. Trừ trường hợp người thuộc diện không phải xếp loại hạnh kiểm/tự học thuộc chương trình của Giáo dục thường xuyên (GDTX).
– Nhóm đối tượng 2:
Người đã học xong chương trình của THPT, nhưng lại chưa thi hoặc đã thi nhưng chưa được tốt nghiệp trung học phổ thông tại những năm trước đó. Do đó họ chưa có bằng tốt nghiệp, cần đăng ký tham dự kỳ thi để được công nhận tốt nghiệp.
Vẫn phải đảm bảo điều kiện năng lực, hạnh kiểm theo yêu cầu. Bao gồm:
+ Đánh giá tại lớp 12 phải có hạnh kiểm từ trung bình trở lên, học lực không bị loại kém.
+ Nếu không đủ điều kiện về học lực thì phải đăng ký dự thi kiểm tra cuối năm những môn học bị dưới trung bình dưới 5,0. Điểm của các bài kiểm tra cuối năm cũng đảm bảo theo quy định.
– Nhóm đối tượng 3:
Là các đối tượng muốn đăng ký xét tuyển đại học hoặc cao đẳng,… Những người đã có bằng tốt nghiệp THPT hoặc có Bằng tốt nghiệp của trung cấp. Họ dự thi với mục đích lấy kết quả để có thể làm cơ sở đăng ký xét tuyển khi tuyển sinh. Bởi vì các trường đại học, cao đẳng cũng sử dụng điểm kỳ thi này làm căn cứ tuyển sinh.
Tùy thuộc vào trường học, ngành học đăng ký mà các yêu cầu về điểm môn văn hóa hay điểm bài thi khác nhau.
– Nhóm đối tượng 4:
Bao gồm các đối tượng dự thi theo trường hợp khác mà Bộ trưởng Bộ GDĐT có quyết định. Họ có đủ điều kiện, có nhu cầu và định hướng khi đăng ký tham gia kỳ thi.
Các đối tượng cần phải nộp đủ các loại giấy tờ theo đúng thời hạn để làm thủ tục dự thi theo quy định.
+ Đăng ký bài thi:
Phải đăng ký dự thi 4 bài thi, bao gồm các bài thi bắt buộc và tự chọn. Trong đó 3 bài môn thi là Toán, Ngữ Văn, Ngoại Ngữ phải bắt buộc thi và một bài thi tổ hợp mà thí sinh tự chọn. Việc chọn bài thi thứ 4 thực hiện trên nguyện vọng về ngành học, tổ hợp xét tuyển của ngành học mà thí sinh có nhu cầu.
Đối với thí sinh dự thi ở các cơ sở giáo dục thường xuyên cũng có một số đặc thù khi tiến hành môn đăng ký. Trong đó, điều kiện về bằng cấp hiện có làm cơ sở để quyết định môn thi bắt buộc, môn thi tự chọn theo từng mục đích dự thi của thí sinh.
4. Đăng ký dự thi:
+ Nơi đăng ký dự thi:
Đây là nơi quản lý thông tin cũng như tổ chức cho thí sinh đăng ký tham dự kỳ thi. Do đó mỗi thí sinh chỉ được đăng ký dự thi ở một địa phương, địa điểm dự thi theo quy định.
– Nhóm đối tượng 1: Đăng ký dự tuyển tại trường phổ thông nơi mà học lớp 12. Từ đó xác định địa điểm tham dự kỳ thi.
– Nhóm đối tượng 2, 3 và 4: Đăng ký dự tuyển ở tại địa điểm mà sở GDĐT quy định theo tính chất quản lý địa phương.
+ Hồ sơ đăng ký dự tuyển:
– Nhóm đối tượng 1: Thành phần hồ sơ được nhà trường thông báo, hướng dẫn thí sinh hoàn thành. Theo đó, hồ sơ cần có:
+ 2 phiếu đăng ký dự tuyển giống nhau điền đúng thông tin theo yêu cầu.
+ Bản sao của học bạ kèm bản gốc để đối chiếu hoặc giấy tờ khác thay thế tương đương.
+ Bản sao của sổ hộ khẩu thường trú.
+ 2 ảnh 4 x 6 cm được chụp trong thời hạn không quá 06 tháng.
– Nhóm đối tượng 2:
Hồ sơ gồm các thành phần cơ bản giống với nhóm đối tượng 1. Tuy nhiên ngoài giấy tờ như trường hợp trên cần thêm một số giấy tờ theo yêu cầu sau:
+ Giấy xác nhận của trường phổ thông nơi thí sinh học lớp 12.
+ Nếu thí sinh đăng ký dự tuyển mà xếp loại học lực kém, cần có giấy xác nhận về bảo lưu điểm có xác nhận.
– Thí sinh đã được tốt nghiệp THPT gồm hồ sơ:
Thành phần hồ sơ bao gồm:
+ 2 phiếu đăng ký dự tuyển.
+ Bản sao của Bằng tốt nghiệp THPT.
+ 2 ảnh 4 x 6cm.
– Thí sinh đã được tốt nghiệp trung cấp gồm hồ sơ:
Thành phần hồ sơ bao gồm:
+ 2 phiếu đăng ký dự tuyển.
+ 2 ảnh 4 x 6cm.
+ Bản sao bằng tốt nghiệp trung cấp, tốt nghiệp THCS.
+ Bản sao của sổ học tập (bảng điểm môn văn hóa tại THPT theo quy định).
+ Thời gian nộp hồ sơ đăng ký dự tuyển:
Ở mỗi năm học, khoảng thời gian nộp hồ sơ đều được quy định, thông báo công khai sớm nhất đến thí sinh. Thông thường, khoảng thời gian này rơi vào cuối năm học lớp 12. Hình thức, cách thức nộp theo hướng dẫn tổ chức kỳ thi từ Bộ giáo dục và đào tạo.
Các giáo viên, người có trách nhiệm liên quan phải hướng dẫn để thí sinh làm đúng yêu cầu hồ sơ. Trường hợp hồ sơ có sai sót hoặc nhầm lẫn khi hết thời hạn nộp hồ sơ thí sinh cần thông báo kịp tới Hiệu Trưởng ngay trong ngày làm thủ tục dự thi để bổ sung và sửa chữa. Các thí sinh phải có trách nhiệm theo dõi, xem xét và kịp thời phản ánh nếu hồ sơ phát sinh vấn đề liên quan.
5. Trách nhiệm của thí sinh:
Thí sinh phát sinh các trách nhiệm từ trước, trong và sau khi kỳ thi kết thúc. Đặc biệt là giai đoạn trước và trong quá trình tham gia kỳ thi.
– Đáp ứng các quy chế về đăng ký dự thi.
Thực hiện đúng yêu cầu về thời gian, cách thức và công việc phải tiến hành.
– Tiến hành đăng ký và tham gia kỳ thi đúng theo quy định:
+ Như có mặt ở phòng thi để làm thủ tục đúng như thời gian ghi trong giấy báo dự thi. Tuân thủ các quy trình, công việc cần thực hiện theo sự chỉ đạio, hướng dẫn của người tổ chức.
+ Phải trung thực trong thông tin cá nhân. Xuất trình các giấy tờ như chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân cùng với thẻ dự thi. Để đảm bảo điều kiện dự thi, năng lực dự thi.
+ Khi phát hiện có sai sót về thông tin cá nhân như họ tên, ngày tháng năm sinh,… thì cần báo luôn cho cán bộ coi thi hoặc người làm nhiệm vụ ở điểm thi để được xử lý. Đặc biệt là cần xem xét, điều chỉnh các thông tin trước khi diễn ra kỳ thi là tốt nhất.
+ Nếu bị mất căn cước công dân hoặc một trong những giấy tờ khác thì cần báo tới Trưởng điểm thi để được xem xét và xử lý.
– Có mặt ở phòng thi tại mỗi buổi thi sớm để đảm bảo tâm lý. Chấp hành các hiệu lệnh của các cán bộ. Nếu đến chậm quá 15 phút tính từ khi có hiệu lệnh bắt đầu tính giờ làm bài thì không được dự thi buổi thi đó. Đồng nghĩa với việc thí sinh không đảm bảo điều kiện xét tuyển ở môn, tổ hợp môn liên quan.
– Tuân thủ quy định trong phòng thi:
+ Trình thẻ dự thi cho cán bộ coi thi.
+ Ngồi đúng vị trí theo đúng số báo danh.
+ Khi làm bài cần ghi rõ các thông tin yêu cầu như số báo danh, thông tin thí sinh trong giấy nháp, giấy thi, đề thi,…
+ Khi nhận đề thi kiểm tra số trang, chất lượng. Nếu bị rách, thiếu, hỏng, mờ, nhòe thì báo với cán bộ coi thi trong vòng 5 phút tính từ khi đề thi được phát.
+ Không chép bài, trao đổi với người khác, sử dụng tài liệu trái quy định.
+ Không gây mất trật tự phòng thi, nếu có ý kiến thì giơ tay để báo cáo với cán bộ coi thi, cán bộ đồng ý thì trình bày công khai ý kiến.
+ Hết thời gian làm bài có hiệu lệnh cần dừng lại việc làm bài ngay.
+ Không được rời phòng thi khi thi trắc nghiệm khi chưa hết giờ làm bài thi. Nếu là bài thi tự luận thì chỉ được rời phòng thi khi đã hết 2/3 thời gian buổi thi sau khi được sự đồng ý của giám thị. Đồng thời phải nộp các giấy nháp, đề thi lại khi ra khỏi phòng thi.
+ Cấm mang những đồ dùng sau vào phòng thi: Bút xóa, giấy than, đồ uống có cồn, tài liệu, chất gây nổ, gây cháy. Đặc biệt là nghiêm cấm các thiết bị sử dụng cho mục đích gian lận thi cử. Bao gồm các thiết bị có chức năng có thể truyền tin hoặc chứa thông tin mà có thể gian lận hoặc chậm quá trình chấm thi,….