Đối với một nền kinh tế muốn phát triển nhanh và bền vững thì nhất thiết phải cần tới nhiều vốn đầu tư và theo đó chúng ta không thể phủ nhận vai trò của các quỹ đầu tư hiện nay nhất là các quỹ đầu tư trên thị trường chứng khoán. Vậy quỹ cân bằng là gì? Phân tích ưu và nhược điểm của quỹ cân bằng?
Mục lục bài viết
1. Quỹ cân bằng là gì?
Quĩ cân bằng trong tiếng Anh là Balanced Fund.
Quĩ cân bằng là một quĩ tương hỗ nắm giữ cổ phiếu, trái phiếu và đôi khi là cả công cụ thị trường tiền tệ trong một danh mục đầu tư duy nhất. Các quĩ này thường sẽ duy trì một tỉ lệ hỗn hợp cổ phiếu và trái phiếu tương đối cố định.
Các khoản đầu mà quĩ loại này nắm giữ được cân bằng giữa vốn chủ sở hữu và nợ với mục tiêu giữa tăng trưởng và thu nhập. Do đó, tên của chúng là “cân bằng.”
Quĩ cân bằng hướng tới các nhà đầu tư đang tìm kiếm một hỗn hợp của sự an toàn, thu nhập và sự tăng giá trị vốn khiêm tốn.
Quĩ cân bằng là một loại “quĩ lai” (hybrid fund), một quĩ đầu tư được đặc trưng bởi sự đa dạng hóa giữa hai hoặc nhiều loại tài sản. Số tiền mà quĩ đầu tư vào mỗi loại tài sản thường phải được duy trì trong một giá trị tối thiểu và tối đa định trước.
Các danh mục đầu tư của quĩ cân bằng thường không thay đổi nhiều hỗn hợp tài sản của chúng, khác với quĩ phân bổ tài sản theo vòng đời, quĩ nhắm đến ngày mục tiêu và quĩ phân bổ tài sản được quản lí chủ động.
Chắc hẳn chúng ta đã nghe rất nhiều về quỹ Cân bằng hay Quỹ Công cụ thị trường tiền tệ mà chúng tôi nói đến đều là quỹ mở. Hay chúng ta cũng có thể hiểu hiện nay các quỹ này, quỹ Cổ phiếu và kể cả Quỹ trái phiếu VFF đều hoạt động theo cơ chế Quỹ mở và trong khuôn khổ pháp lý về quỹ mở. Sự khác nhau nằm ở mục tiêu và chiến lược đầu tư của quỹ và do đó sẽ quyết định đến chiến lược phân bổ tài sản đầu tư của quỹ như thế nào nhằm đạt được mục tiêu.
Như vậy với các quỹ như quỹ Trái phiếu Bảo Thịnh VFF hướng đến mục tiêu an toàn vốn, lợi nhuận ổn định và có tiềm năng tăng trưởng vốn nhờ vào chiến lược quản lý chủ động và phân bổ tài sản đầu tư linh hoạt.
Trong khi đó, mục tiêu chính của Quỹ cổ phiếu là tiềm năng tăng trưởng vốn cao hơn trong dài hạn trên cơ sở chấp nhận những biến động ngắn hạn tạm thời trên thị trường chứng khoán. Phần lớn tài sản đầu tư của quỹ là cổ phiếu. Tiềm năng lợi nhuận cao, nhưng rủi ro và biến động cũng cao tương ứng.
Quỹ Cân bằng, như hàm ý trong tên của quỹ, sẽ phân bổ tài sản đầu tư một cách cân bằng giữa trái phiếu, chứng khoán lãi suất cố định khác và cổ phiếu, nhằm đạt được sự cân bằng về rủi ro và tiềm năng lợi nhuận của Quỹ.
Quỹ Công cụ thị trường tiền tệ có thể được lựa chọn đầu tư trong một số trường hợp sau cụ thể về nguồn tiền nhàn rỗi ngắn hạn (dưới 1 năm), tiêu chí bảo toàn vốn và lợi nhuận sau phí không thấp hơn lãi suất ngân hàng cùng kỳ hạn, một lựa chọn đầu tư khác ngoài gửi tiền ngân hàng và nơi trú ẩn tạm thời trong điều kiện kinh tế và thị trường chứng khoán biến động mạnh.
Quỹ Công cụ thị trường tiền tệ đầu tư chủ yếu vào các công cụ nợ ngắn hạn bao gồm tiền gửi ngân hàng, trái phiếu có thời gian đáo hạn dưới 1 năm… Quỹ công cụ thị trường tiền tệ có mức độ rủi ro và lợi nhuận tương đối thấp nhất trong các loại quỹ nêu trên.
Như vậy có thể kết luận đây là quỹ kết hợp một thành phần cổ phiếu, thành phần trái phiếu và đôi khi, một thành phần thị trường tiền tệ, trong một danh mục đầu tư duy nhất. Nói chung, các quỹ ghép gắn liền với một tập hợp tương đối cố định của cổ phiếu và trái phiếu, phản ánh một định hướng vừa phải (thành phần vốn chủ sở hữu cao hơn) hoặc thận trọng (phần thu nhập cố định cao hơn).
2. Phân tích ưu và nhược điểm của quỹ cân bằng:
2.1. Ưu điểm của quĩ cân bằng:
Bởi vì các quĩ cân bằng hiếm khi phải thay đổi hỗn hợp cổ phiếu và trái phiếu, nên chúng thường có tỉ lệ phí quĩ thấp hơn các loại quĩ tương hỗ khác.
Ngoài ra, do chúng tự động phân bổ tiền của nhà đầu tư trên nhiều loại cổ phiếu, nênrủi ro khi chọn sai cổ phiếu hoặc lĩnh vực được giảm thiểu.
Cuối cùng, các quĩ cân bằng cho phép các nhà đầu tư rút tiền định kì mà không làm đảo lộn việc phân bổ tài sản.
2.2. Nhược điểm của quĩ cân bằng:
Quĩ cân bằng là bên kiểm soát việc phân bổ tài sản chứ, không phải nhà đầu tư, và điều đó có thể không phải lúc nào cũng phù hợp với các kế hoạch thuế tối ưu của từng nhà đầu tư riêng lẻ.
Ví dụ: nhiều nhà đầu tư thích giữ chứng khoán tạo thu nhập trong tài khoản được ưu đãi thuế và cổ phiếu tăng trưởng ở những tài khoản chịu thuế, nhưng sự tách biệt này sẽ không được thực hiện trong một quĩ cân bằng.
Tỉ lệ phân bổ tài sản đặc trưng của một quĩ cân bằng thường là 60% chứng khoán vốn cổ phần, 40% chứng khoán nợ. Tỉ lệ này có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư, tùy theo mục tiêu đầu tư, nhu cầu hoặc sở thích thay đổi theo thời gian.
Và một số chuyên gia lo ngại rằng các quĩ cân bằng quá cẩn trọng, né tránh thị trường quốc tế hoặc thị trường không chính thống, và do đó khiến lợi nhuận của chúng không cao.
3. Vai trò của quỹ đầu tư chứng khoán:
– Quỹ đầu tư chứng khoán góp phần huy động vốn phát triển kinh tế nói chung và góp phần vào sự phát triển của thị trường. Các quỹ đầu tư tham gia bảo lãnh phát hành trái phiếu chính phủ hoặc cung cấp vốn cho các ngành phát triển, góp phần làm ổn định thị trường thứ cấp : làm bình ổn giá cả, các hoạt động đầu tư chuyên nghiệp, …Các quỹ đầu tư chứng khoán cũng là các đơn vị tư vấn cho doanh nghiệp để quản trị nguồn lực sản xuất kinh doanh.
– Quỹ đầu tư chứng khoán có vai trò đồng hành cùng với các nhà đầu tư nhỏ, những trường hợp đang thiếu sự am hiểu về thị trường, thiếu kiến thức trong quá trình đầu tư. Qũy đầu tư được coi như nguồn quỹ tập hợp các vốn đầu tư nhỏ, quỹ đầu tư giúp nhà đầu tư nhỏ dễ dàng tham gia vào các dự án để tìm kiếm lợi nhuận.
– Các quỹ đầu tư có chức năng giúp doanh nghiệp khái quát được tính khả thi của dự án được đưa ra, đây là một trong những bước đầu tiên khi doanh nghiệp muốn thực hiện dự án, vì vậy nó có vai trò đặc biệt quan trọng đối với việc dự án có được thực hiện hay không, rủi ro của dự án như thế nào.
Như ở trên đã nói, để phát triển bền vững rất cần những nguồn vốn trung và dài hạn. Quỹ đầu tư tạo ra hàng loạt các kênh huy động vốn phù hợp với nhu cầu của cả người đầu tư lẫn người nhận đầu tư. Các nguồn vốn nhàn rỗi riêng lẻ trong công chúng do vậy sẽ được tập trung lại thành một nguồn vốn khổng lồ, thông qua Quỹ đầu tư sẽ được đầu tư vào các dự án dài hạn, đảm bảo được nguồn vốn phát triển vững chắc cho cả khu vực tư nhân lẫn khu vực nhà nước.
Không những thế, các Quỹ đầu tư còn khuyến khích được dòng chảy vốn nước ngoài. Đối với luồng vốn gián tiếp, việc đầu tư vào Quỹ sẽ loại bỏ các hạn chế của họ về giao dịch mua bán chứng khoán trực tiếp, về kiến thức và thông tin về chứng khoán cũng như giảm thiểu các chi phí đầu tư. Đối với luồng vốn đầu tư trực tiếp, Quỹ đầu tư góp phần thúc đẩy các dự án bằng cách tham gia góp vốn vào các liên doanh hay mua lại một phần vốn của bên đối tác, tạo thuận lợi cho nhà đầu tư nước ngoài trong việc thu hồi vốn cũng như tăng được sức mạnh trong nước ở các liên doanh.