Xuất khẩu có thể hiểu một cách đơn giản đó là hoạt động đưa hàng hóa ra khỏi biên giới quốc gia thông qua cửa khẩu, đưa hàng hòa từ nơi xuất xứ đến đất nước hoặc vùng lãnh thổ khác. Quốc gia xuất khẩu ròng?
Mục lục bài viết
1. Tìm hiểu về xuất khẩu:
Ta hiểu xuất khẩu như sau:
Xuất khẩu có thể hiểu một cách đơn giản đó là hoạt động đưa hàng hóa ra khỏi biên giới quốc gia thông qua cửa khẩu, đưa hàng hòa từ nơi xuất xứ đến đất nước hoặc vùng lãnh thổ khác.
Xuất xứ hàng hoá là nước hoặc vùng lãnh thổ nơi sản xuất ra toàn bộ hàng hoá hoặc nơi thực hiện công đoạn chế biến cơ bản cuối cùng đối với hàng hoá trong trường hợp có nhiều nước hoặc vùng lãnh thổ tham gia vào quá trình sản xuất hàng hoá đó theo định nghĩa tại Luật thương mại 2005.
Có thể nói, xuất khẩu được xem là một hình thức xâm nhập thị trường nước ngoài hiệu quả, tiết kiệm chi phí và ít rủi ro nhất. Chính vì vậy, xuất khẩu đóng vai trò rất quan trọng đối với các doanh nghiệp và đối với cả nền kinh tế. Đặc biệt là đối với các quốc gia đang phát triển như Việt Nam thì vai trò của xuất khẩu lại càng to lớn và có giá trị quan trọng.
Một số vai trò của xuất khẩu:
Hoạt động xuất khẩu đóng vai trò là một phần quan trọng quyết định đến sự phát triển của một quốc gia, rộng hơn là mang tính toàn cầu, hoạt động xuất khẩu nhằm mở rộng thị trường, mang lại nguồn ngoại tệ và thúc đẩy hoạt động nhập khẩu, phát triển cơ sở hạ tầng.
Hoạt động xuất khẩu đã mang lại doanh thu lớn cho doanh nghiệp, giúp doanh tăng doanh số bán hàng, đa dạng hóa thị trường đầu ra để tạo nguồn thu ổn định không chỉ bó hẹp trong nước mà còn mở rộng phạm vi ra thế giới. Thông qua hoạt động xuất khẩu cũng là yếu tố giúp doanh nghiệp quảng bá thương hiệu rộng rãi trên thị trường quốc tế. Càng nhiều doanh nghiệp có tên tuổi sẽ dần khẳng định được vị thế của quốc gia đó.
Hoạt động xuất khẩu còn góp phần làm tăng quy mô nền kinh tế thế giới. Cùng với nhập khẩu, xuất khẩu đã góp phần quan trọng giúp thúc đẩy sự phát triển, tăng trưởng kinh tế quốc gia. Quốc gia sẽ xuất khẩu các sản phẩm, hàng hóa dư thừa hoặc các hàng hóa có lợi thế hơn để bán cho quốc gia khác. Và ngược lại, nhập khẩu các loại hàng hóa dịch vụ để đáp ứng nhu cầu nền kinh tế trong nước không đáp ứng được hay khắc phục các yếu kém tồn tại trong nước như công nghệ – kỹ thuật, khoa học…
Xuất khẩu còn tạo nguồn vốn phục vụ cho hoạt động nhập khẩu và tái đầu tư vào các lĩnh vực khác. Điều này giúp giảm sự phụ thuộc vào các khoản đầu tư của nước ngoài đối với các quốc gia, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển, nhu cầu nhập khẩu lơn như Việt Nam.
Hoạt động xuất khẩu đã mang đến nguồn ngoại tệ lớn cho đất nước: nhà nước ta vẫn luôn có các chính sách khuyến khích doanh nghiệp tăng cường xuất khẩu vì đây là cơ sở để tăng tích lũy ngoại tệ, cân bằng cán cân thanh toán từ đó góp phần thúc đẩy nền kinh tế quốc gia phát triển.
Hoạt động xuất khẩu đã tạo công ăn việc làm và cải thiện đời sống cho công nhân. Trước hết, sản xuất hàng xuất khẩu thu hút hàng triệu lao động, tạo ra thu nhập chính đáng và nâng cvao đời sống cho họ.
Hoạt động xuất khẩu cũng đã mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại của nước ta với các nước trên thế giới.
Hoạt động xuất khẩu giúp doanh nghiệp gia tăng doanh số bán hàng. Trong bối cảnh thị trường trong nước trở nên bão hòa, xuất khẩu trở thành giải pháp giúp doanh nghiệp tăng doanh số bán hàng của mình khi mở rộng hoạt động ra thị trường quốc tế. Ngoài vấn đề ngoại tệ thu về, xuất khẩu sẽ tạo động lực để cho các doanh nghiệp không ngừng cải tiến chất lượng, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ.
Thông qua xuất khẩu, doanh nghiệp có thể đa dạng hóa thị trường đầu ra của mình. Đa dạng hóa thị trường giúp doanh nghiệp tạo ra các nguồn thu nhằm ổn định luồng tiền thanh toán cho các nhà cung cấp. Bên cạnh đó các doanh nghiệp cũng đã tiếp tục đa dạng hóa thị trường để nhằm mục đích tránh sự phụ thuộc vào một thị trường nào đó.
Cuối cùng, nhờ có hoạt động xuất nhập khẩu, doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội tiếp xúc, trau dồi kinh nghiệm hoạt động, xây dựng chiến lược kinh doanh trên thị trường quốc tế với chi phí và rủi ro thấp nhất.
2. Quốc gia xuất khẩu ròng:
Khái niệm quốc gia xuất khẩu ròng:
Quốc gia xuất khẩu ròng được hiểu cơ bản là đất nước hoặc lãnh thổ có giá trị hàng hóa xuất khẩu cao hơn giá trị hàng hóa nhập khẩu trong một khoảng thời gian nhất định.
Các quốc gia sản xuất hàng hóa dựa trên các tài nguyên có sẵn trong đất nước của họ. Khi không thể sản xuất nhưng vẫn muốn có một mặt hàng cụ thể, một quốc gia có thể mua hàng hóa được sản xuất và bán từ các quốc gia khác.
Khi một quốc gia thực hiện việc mua hàng hóa từ một quốc gia khác và sẽ mang loại hàng hoá đó đến quốc gia của mình để nhằm mục đích phân phối cho người dân, đó là một hàng nhập khẩu. Khi một quốc gia sản xuất hàng hóa trong nước và sau đó bán hàng hoá đó cho các quốc gia khác, đó là xuất khẩu.
Khi một quốc gia thực hiện bán nhiều hàng hóa cho các quốc gia khác hơn là mua về, đó là một quốc gia xuất khẩu ròng.
Ta nhận thấy rằng, một quốc gia xuất khẩu ròng sẽ trái ngược với quốc gia nhập khẩu ròng, là quốc gia hoặc lãnh thổ có giá trị hàng hóa và dịch vụ nhập khẩu cao hơn hàng hóa và dịch vụ xuất khẩu trong một khoảng thời gian nhất định.
Quốc gia xuất khẩu ròng trong tiếng Anh là gì?
Quốc gia xuất khẩu ròng trong tiếng Anh là Net Exporter.
Đặc điểm của quốc gia xuất khẩu ròng:
Các quốc gia đều tham gia vào thị trường thương mại để nhằm mục đích chính là để mua và bán hàng hóa trên toàn cầu.
Khi tổng giá trị hàng hóa xuất khẩu của một quốc gia mà cao hơn tổng giá trị nhập khẩu, quốc gia đó có cán cân thương mại thặng dư.
Một quốc gia xuất khẩu ròng, theo định nghĩa cụ thể, cán cân thương mại thặng dư, tuy nhiên, nó có thể bị thâm hụt hoặc thặng dư đối với từng quốc gia hoặc vùng lãnh thổ tùy thuộc vào loại hàng hóa và dịch vụ được giao dịch, tính cạnh tranh của các hàng hóa và dịch vụ này, tỉ giá hối đoái, mức chi tiêu của chính phủ, hay rào cản thương mại,…
Ví dụ về các quốc gia xuất khẩu ròng:
Saudi Arabia và Canada là những ví dụ điển hình về các quốc gia xuất khẩu ròng dầu mỏ vì các quốc gia này có lượng dầu mỏ dư thừa và chính vì vậy mà sẽ bán lại cho các nước khác không có khả năng đáp ứng nhu cầu năng lượng.
Một quốc gia có thể là quốc gia xuất khẩu ròng ở một khu vực nhất định, nhưng cũng có thể lại là quốc gia nhập khẩu ròng ở các khu vực khác.
Ví dụ cụ thể như Nhật Bản là quốc gia xuất khẩu ròng các thiết bị điện tử, nhưng họ phải nhập dầu từ các nước khác để đáp ứng nhu cầu của mình. Mặt khác, Mỹ là quốc gia nhập khẩu ròng và do đó thâm hụt tài khoản vãng lai.
Xuất khẩu ròng:
Xuất khẩu ròng được hiểu là giá trị của tổng xuất khẩu của một quốc gia trừ đi giá trị của tổng nhập khẩu.
Xuất khẩu ròng được sử dụng để tổng hợp chi tiêu của một quốc gia hoặc tổng sản phẩm quốc nội GDP trong một nền kinh tế mở.
Trong trường hợp một quốc gia có đồng tiền yếu, xuất khẩu của quốc gia đó có tính cạnh tranh hơn trên thị trường quốc tế, điều này khuyến khích xuất khẩu ròng dương.
Ngược lại, nếu một quốc gia nào đó có đồng tiền mạnh, hàng xuất khẩu của quốc gia đó đắt hơn hàng từ các nước khác và người tiêu dùng trong nước có thể mua hàng xuất khẩu từ nước ngoài với giá thấp hơn, điều này có thể dẫn đến xuất khẩu ròng âm.
Xuất khẩu ròng hay còn gọi là cán cân thương mại hiện được xem là một mục trong tài khoản vãng lai của cán cân thanh toán quốc tế. Cán cân thương mại sẽ ghi lại những thay đổi trong xuất khẩu và nhập khẩu của một quốc gia trong một khoảng thời gian nhất định (quý hoặc năm) cũng như mức chênh lệch giữa chúng (xuất khẩu trừ đi nhập khẩu). Khi mức chênh lệch là lớn hơn 0, thì cán cân thương mại có thặng dư. Ngược lại, khi mức chênh lệch mà nhỏ hơn 0, thì cán cân thương mại có thâm hụt. Khi mức chênh lệch đúng bằng 0, cán cân thương mại ở trạng thái cân bằng.
Khi cán cân thương mại có thặng dư xuất khẩu ròng/thặng dư thương mại sẽ mang giá trị dương. Khi cán cân thương mại có thâm hụt, xuất khẩu ròng/thặng dư thương mại mang giá trị âm. Lúc này còn có thể gọi là thâm hụt thương mại. Tuy nhiên, chúng ta cũng cần lưu ý đến các khái niệm cụ thể như xuất khẩu, nhập khẩu, xuất khẩu ròng, thặng dư/thâm hụt thương mại trong lý luận thương mại quốc tế một cách rộng hơn các trong quá trình xây dựng bảng biểu cán cân thanh toán quốc tế bởi vì chúng bao gồm cả hàng hóa lẫn các loại dịch vụ cụ thể.