Nợ nước ngoài của quốc gia ở đây được hiểu cơ bản là tổng các khoản nợ nước ngoài của Chính phủ, nợ vay nước ngoài được Chính phủ bảo lãnh và nợ nước ngoài của các doanh nghiệp hay các tổ chức tín dụng vay theo phương thức tự vay, tự trả. Thuật ngữ quốc gia đi vay chắc hẳn vẫn còn xa lạ đối với nhiều chủ thể.
Mục lục bài viết
1. Tìm hiểu về quốc gia đi vay:
Khái niệm quốc gia đi vay:
Quốc gia đi vay được hiểu là quốc gia có thâm hụt cán cân thanh toán quốc tế hay bội chi.
Quốc gia đi vay có khoản đầu tư ròng âm sau khi đối chiếu tất cả các giao dịch tài chính đã hoàn thành với phần còn lại của thế giới. Một quốc gia đi vay được hiểu là một quốc gia nhập khẩu ròng. Ngược lại với các quốc gia đi vay là các quốc gia cho vay.
Quốc gia đi vay trong tiếng Anh là gì?
Quốc gia đi vay trong tiếng Anh là Debtor Nation.
Đặc điểm của quốc gia đi vay:
Quốc gia đi vay là một thuật ngữ được sử dụng nhằm để chỉ một quốc gia có tổng nợ vay từ các quốc gia khác vượt quá khoản đầu tư của quốc gia này ra nước ngoài.
Bên đi vay được hiểu là một người hoặc một chủ thể được pháp luật yêu cầu phải thanh toán các khoản trả nợ, dịch vụ hoặc lợi ích khác cho một người hoặc tổ chức khác.
Bên đi vay còn được gọi là bên có nghĩa vụ nợ trong hợp đồng. Ta hiểu nghĩa vụ nợ ở đây là một khía cạnh thiết yếu đối với hoạt động của công ty bởi vì chúng cung cấp tài chính cho các hoạt động và cho các sự mở rộng. Chúng có thể giúp giao dịch giữa các công ty trở nên thuận tiện và dễ dàng hơn.
Theo định nghĩa chung thì ta nhận thấy quốc gia đi vay ròng có thâm hụt tài khoản vãng lai, tuy nhiên, trong thực tế quốc gia đi vay có thể thâm hụt hoặc thặng dư tùy thuộc vào loại hàng hóa và dịch vụ được giao dịch, tính cạnh tranh của các hàng hóa và dịch vụ này, tỷ giá hối đoái, mức chi tiêu của chính phủ, rào cản thương mại,…
Các quốc gia đi vay về bản chất là các quốc gia đã đầu tư ít hơn ra nước ngoài so với đầu tư từ phần còn lại của thế giới vào quốc gia này.
Ví dụ về quốc gia đi vay:
Năm 2006, Mỹ là quốc gia đi vay lớn nhất trên toàn thế giới, thâm hụt thương mại hơn 61 tỉ đô la và tổng số nợ của Mỹ lên tới con số hàng nghìn tỉ đô la.
Thâm hụt thương mại là một thuật ngữ được sử dụng khá phổ biến và đây là một khái niệm thương mại quốc tế chỉ nhập khẩu của một quốc gia vượt quá xuất khẩu của nó.
Những quốc gia chủ nợ lớn nhất của Mỹ là Trung Quốc do ngày càng nhiều doanh nghiệp Trung Quốc hoạt động tại Mỹ và khoản chi tiêu khổng lồ của người Trung Quốc lại quốc gia này.
Các quốc gia đi vay tiêu biểu khác có Hy Lạp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Brazil và Ấn Độ.
Nợ và thương mại:
– Ta hiểu về nợ như sau:
Nợ được hiểu cơ bản là số tiền một cá nhân, công ty, chính phủ… đã vay người khác hay quốc gia khác. Các khoản nợ thường phát sinh từ việc vay tiền để nhằm mục đích mua hàng hóa, dịch vự hoặc tài sản chính. Các chứng chỉ nợ là bằng chứng quan trọng được sử dụng nhằm mục đích để các chủ nợ có thể lấy lại số tiền cho vay, bao gồm cả lãi suất trong thời hạn vay.
– Ta hiểu về thương mại như sau:
Thương mại được hiểu là toàn bộ các hoạt động trao đổi, buôn bán hàng hóa, dịch vụ giữa các chủ thể với nhau trên thị trường, thương mại về bản chất chính là hoạt động có sự tham gia của nhiều chủ thể khác nhau để cùng thực hiện một hoặc nhiều hành vi thương mại như mua bán, cung cấp dịch vụ hay thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại.
Hoạt động thương mại được diễn ra nhằm thực hiện những vai trò chủ yếu như sau:
+ Hoạt động thương mại diễn ra sẽ tạo điều kiện cho quá trình sản xuất vì mọi sản phẩm được tạo ra từ hoạt động sản xuất đều sẽ được trao đổi, buôn bán trên thị trường.
+ Thương mại phát triển đã tạo điều kiện cho quá trình trao đổi ngày càng được mở rộng, từ đó thúc đẩy sự phát triển của quá trình sản xuất hàng hóa.
+ Không những thế, ta nhận thấy, hoạt động thương mại còn có một vai trò quan trọng trong việc hướng dẫn tiêu dùng bởi vì qua đây hoạt động thương mại sẽ có thể tạo dựng ra được các tập quán tiêu dùng mới trên thị trường.
– Nợ và thương mại:
Một quốc gia đi vay trên thực tế một đặc điểm lớn nhất đó là các quốc gia này sẽ có cán cân thanh toán âm hay có thâm hụt thương mại, bởi vì đầu tư từ các nguồn bên ngoài vào quốc gia này sẽ lớn hơn lượng tiền và xuất khẩu mà quốc gia này gửi ra phần còn lại của thế giới.
Thâm hụt thương mại thông thường xảy ra khi một quốc gia sản xuất hàng hóa không thể đáp ứng được nhu cầu trong nước chính bởi vì thế mà sẽ cần nhập khẩu thêm từ các quốc gia khác là nhập khẩu tăng lên.
Sự gia tăng hàng hóa nhập khẩu từ các quốc gia khác sẽ góp phần làm giảm giá hàng tiêu dùng trong nước khi cạnh tranh nước ngoài tăng.
Tuy nhiên tăng nhập khẩu cũng có những tác động tiêu cực cụ thể như đa dạng hóa các lựa chọn về hàng hóa và dịch vụ của quốc gia nhập khẩu.
Một nền kinh tế tăng trưởng nhanh cũng có thể nhập khẩu nhiều hơn để từ đó các quốc gia khuyến khích người dân của mình chi tiêu hay đáp ứng nhu cầu chi tiếu vượt quá khả năng quốc gia này có thể cung cấp.
2. Một số thuật ngữ liên quan:
2.1. Tài khoản vãng lai:
Định nghĩa tài khoản vãng lai:
Tài khoản vãng lai trong tiếng Anh là Current account.
Tài khoản vãng lai được hiểu là một loại tài khoản ngân hàng được sử dụng phổ biến trong các quan hệ thương mại và tài chính, phản ánh mối quan hệ giữa hai cá nhân trong quá trình thực hiện các giao dịch với nhau, thỏa thuận đưa các khoản phải thu và khoản nợ phát sinh từ các giao dịch này về một số dư ở chế độ hợp nhất.
Có thể hiểu đơn giản thì tài khoản vãng lai là loại tài khoản thanh toán mà ngân hàng mở cho khách hàng của mình nhằm phản ánh nghiệp vụ gửi và rút tiền giữa khách hàng và ngân hàng.
Trong tiếng Anh, thuật ngữ tài khoản vãng lai còn được sử dụng nhằm để chỉ loại tài khoản mà một khách hàng mở tại ngân hàng để được quyết rút tiền thường xuyên bằng séc. Cũng chính vì nguyên nhân đó mà tài khoản này còn có tên gọi là tài khoản tiền gửi.
Đặc trưng tài khoản vãng lai cụ thể như sau:
– Thứ nhất: Cách hạch toán tài khoản vãng lai:
Bên Nợ: hạch toán khoản chi của khách hàng.
Bên Có: hạch toán khoản thu của khách hàng.
Số dư của tài khoản vãng lai là hiệu số giữa tổng nghiệp vụ có và tổng nghiệp vụ Nợ. Cuối thời kì hoạt động, tài khoản vãng lai có thể dư nợ hoặc dư có.
– Thứ hai: Nguyên lí kế toán kép:
+ Những khoản tiền đổ vào tài khoản như lương và các khoản thanh toán bất thường,… là những nguồn vốn đối với ngân hàng (= ghi có).
+ Những khoản rút ra như thanh toán séc, tiêu dùng qua thẻ thanh toán,… là sự sử dụng hay tiêu dùng (= ghi nợ).
Dưới góc nhìn của khách hàng, nếu chủ thể này cũng áp dụng nguyên tắc kế toán kép, những khoản mà ngân hàng gọi là ghi có (tiền vào) lại là một khoản ghi nợ (tiền ra) và ngược lại.
– Thứ ba: Ngày có giá trị tính lãi của tài khoản vãng lai:
Trước đây: Ngày có giá trị tính lãi sẽ bằng ngày phát sinh nghiệp vụ thêm hoặc kém 2 ngày
Hiện nay: Ngày có giá trị tính lãi sẽ trùng với ngày phát sinh nghiệp vụ.
– Thứ tư: Phương pháp tính lãi cho tài khoản vãng lai:
Phương pháp tính lãi cho tài khoản vãng lai bao gồm các phương pháp cụ thể sau đây: Phương pháp trực tiếp, phương pháp gián tiếp, phương pháp rút số dư.
2.2. Thâm hụt thương mại:
Định nghĩa thâm hụt thương mại:
Thâm hụt thương mại, tiếng Anh gọi là trade deficit.
Thâm hụt thương mại là một thước đo trong thương mại quốc tế và thuật ngữ thâm hụt thương mại được sử dụng đã thể hiện việc một quốc gia đang nhập khẩu nhiều hơn so với xuất khẩu. Thâm hụt thương mại cũng cho thấy dòng tiền nội địa đang chảy ra thị trường nước ngoài. Hay còn được gọi là cán cân thương mại âm.
Thâm hụt thương mại sẽ được tính bằng tổng giá trị nhập khẩu trừ đi tổng giá trị xuất khẩu
Đặc điểm của thâm hụt thương mại:
Các quốc gia ghi nhận lại hoạt động giao dịch trong sổ cái của cán cân thanh toán. Một trong những nguồn dữ liệu chính được thể hiện trong mục tài khoản vãng lai, mục này ghi nhận hàng hóa và dịch vụ được chuyển đi (xuất khẩu) hay nhận về (nhập khẩu). Tài khoản vãng lai còn thể hiện những chuyển nhượng trực tiếp như viện trợ nước ngoài, tài sản thu nhập như đầu tư trực tiếp nước ngoài, cũng như cán cân thương mại.
Thâm hụt thương mại sẽ xảy ra khi một quốc gia không sản xuất đủ hàng hóa cho công dân trong nước. Tuy nhiên, có vài trường hợp thì thâm hụt thương mại lại là dấu hiệu cho thấy các chủ thể của những người tiêu dùng của quốc gia đó đủ giàu có để có thể mua nhiều hàng hóa hơn khả năng sản xuất của quốc gia đó.