Nước ta đã và đang dân trở lên giàu mạnh hơn, nhưng hiện nay vẫn chỉ là nước có thu nhập trung bình thấp, vẫn đối mặt nguy cơ tụt hậu. Muốn trở thành nước thu nhập cao các quốc gia trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng không thể chần chừ và để những cơ hội qua đi.
Mục lục bài viết
1. Quốc gia có thu nhập trung bình là gì?
Thu nhập được hiểu là khoản của cải và thông thường được tính thành tiền mà một cá nhân, một doanh nghiệp hoặc một nền kinh tế nhận được trong một khoảng thời gian nhất định từ công việc, dịch vụ hoặc hoạt động nào đó.
Ngân hàng Thế giới được hiểu là một tổ chức tài chính quốc tế cung cấp những khoản vay nhằm thúc đẩy kinh tế cho các nước đang phát triển, thông qua các chương trình vay vốn. Ngân hàng Thế giới tuyên bố mục tiêu chính của ngân hàng đó là giúp giảm thiểu đói nghèo. Tuy nhiên trong Ngân hàng Thế giới thì Hoa Kỳ có vai trò quyết định nên tổ chức này cũng bị xem là một công cụ của Hoa Kỳ để chi phối chính sách kinh tế của các nước đang phát triển.
Theo Ngân hàng Thế giới (World bank) thì các quốc gia có thu nhập trung bình được định nghĩa là các đất nước có tổng thu nhập quốc dân (Gross National Income – GNI) bình quân trên đầu người trong khoảng từ 1.026$ đến 12.475$.
Việc xếp hạng các quốc gia có thu nhập trung bình này là nhằm mục đích chính để phục vụ cho hoạt động và phân tích nền kinh tế của Ngân hàng Thế giới.
Các quốc gia trên toàn thế giới được xếp vào nhóm có thu nhập trung bình chiếm tỉ trọng lớn về dân số và trong hoạt động kinh tế của thế giới, vì vậy các quốc gia này chính là chìa khoá cho tăng trưởng kinh tế toàn cầu.
Quốc gia có thu nhập trung bình trong tiếng Anh được gọi là Middle-Income Countries – MICs.
2. Đặc điểm của quốc gia có thu nhập trung bình:
Các quốc gia có thu nhập trung bình được chia thành các quốc gia có thu nhập trung bình thấp và quốc gia có thu nhập trung bình cao.
Các đất nước có thu nhập trung bình có tổng thu nhập quốc dân bình quân trên đầu người ở khoảng 1.026$ đến 3.955$, đối với các nước có thu nhập trung bình cao là từ 3.956$ đến 12.475$.
Các đất nước có thu nhập trung bình rất đa dạng từ khía cạnh khu vực, quy mô, dân số và mức thu nhập, từ các quốc gia nhỏ bé với dân số thấp như Belize và Quần đảo Marshall cho tới những gã khổng lồ thuộc nhóm BRIC là Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc. Trung Quốc và Ấn Độ và các quốc gia có thu nhập trung bình đã chiếm gần 1/3 dân số thế giới và là những người chơi ngày càng có ảnh hưởng tới nền kinh tế toàn cầu.
Hiện nay, trên thế giới hiện có 53 quốc gia có thu nhập trung bình thấp và 56 quốc gia có thu nhập trung bình cao. Sự đa dạng của 109 nước quốc gia có thu nhập trung bình này đồng nghĩa với những thách thức mà những đất nước này đối mặt là khác nhau.
Đối với các quốc gia có thu nhập trung bình thấp vấn đề lớn nhất của họ có thể là cung cấp các dịch vụ thiết yếu như điện, nước cho người dân. Đối với các quốc gia có thu nhập trung bình cao thì hiện nay thách thức lớn nhất của họ có thể là các vấn đề tham nhũng và quản trị.
3. Ý nghĩa của quốc gia có thu nhập trung bình:
Các quốc gia có thu nhập trung bình đóng vai trò quan trọng trong sự tăng trưởng và ổn định nền kinh tế toàn cầu. Theo Ngân hàng Thế giới, sự phát triển và tăng trưởng bền vững trong các nước có thu nhập trung bình đem lại sự lan toả tích cực cho thế giới.
Ví dụ như các vấn đề giảm nghèo, ổn định tài chính quốc tế và các vấn đề toàn cầu như biến đổi khí hậu (Climate change), phát triển năng lượng bền vững, an ninh lương thực và nước và thương mại quốc tế.
Các quốc gia có thu nhập trung bình có dân số 5 tỉ người, tức chiếm hơn 70% dân số thế giới và chiếm 73% dân số có khó khăn về kinh tế trên thế giới. Chiếm khoảng 1/3 GDP toàn cầu, các nước có thu nhập trung bình hiện đang là động lực quan trọng cho tăng trưởng kinh tế toàn cầu.
4. Mục tiêu để Việt Nam trở thành nước phát triển, thu nhập trung bình cao:
Tại Việt Nam hu nhập của một cá nhân, một doanh nghiệp hoặc một nền kinh tế có thể gồm các khoản như tiền lương, tiền công, tiền cho thuê tài sản, lợi nhuận kinh doanh. Thu nhập có thể có được từ nhiều nguồn khác nhau, có thể từ lao động, từ việc sở hữu những giấy tờ có giá trị, từ thừa kế, được tặng cho… Theo Hiến pháp của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì công dân có quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp.
Như vậy, đối với những thu nhập bất hợp pháp, không có cơ sở pháp lí, không được Nhà nước, xã hội thừa nhận. Thu nhập của từng cá nhân, từng hộ gia đình, từng đơn vị sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và cả một nước luôn là mối quan tâm lớn của xã hội. Trong quá trình lao động, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, con người tạo ra một lượng của cải nhất định và được xã hội phân phối lại những khoản của cải tương ứng, thích hợp. Mỗi phương thức sản xuất, mỗi hình thức sở hữu có một hình thức phân phối thu nhập cá nhân thích hợp và khi có hình thức phân phối thu nhập cá nhân phù hợp, có thể tạo được động lực mạnh mẽ khai thác được các tiềm năng xã hội, trực tiếp góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển. Thu nhập quốc dân là toàn bộ những của cải và lợi nhuận do nền kinh tế của một nước tạo ra trong một thời gian nhất định, thường là một năm, giá trị mới được tạo ra trong phạm ví một nền kinh tế quốc dân của một nước nhất định.
Theo từ điển Kinh tế học do Nguyễn Văn Ngọc của Đại học Kinh tế Quốc dân định nghĩa thu nhập như sau: Thu nhập là khoản tiền thu được từ việc sở hữu và cung ứng các nhân tố sản xuất trong một thời kì. Các khoản tiền thu được từ lao động, tư bản, đất đai và năng lực kinh doanh là thu nhập từ tiền lương, lãi suất, địa tô và lợi nhuận. Doanh nhân (người sở hữu năng lực kinh doanh) là người kết hợp các nhân tố sản xuất để tạo ra sản lượng và thu nhập cho các nhân tố sản xuất.
Việt Nam hiện nay đã trở thành nước thu nhập trung bình từ năm 2008, tính đến nay đã hơn 12 năm. Những nền tảng để Việt Nam thành nước thu nhập cao vẫn còn thiếu trước hụt sau. Chính bởi vì thế việc đẩy nhanh tốc độ là điều quan trọng, nhất là khi Việt Nam lại đang bước vào chặng đường phấn đấu mới, với một đích đến đầy tham vọng là thành nước thu nhập cao vào năm 2045.
Việt Nam đã và đang đạt được những kết quả nổi bật trong việc thực hiện ba đột phá chiến lược theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XI của Đảng, gồm: hoàn thiện thể chế và cải cách hành chính; phát triển nguồn nhân lực; xây dựng kết cấu hạ tầng. Tuy nhiên, kết quả đạt được vẫn chưa tương xứng với kỳ vọng. Theo các chuyên gia kinh tế, Việt Nam đang bước vào thời kỳ mới. Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 mang lại nhiều lợi ích nhưng nó cũng có thể cào bằng khoảng cách giữa các quốc gia. Tuy nhiên, đây là cơ hội vàng để các nước đi sau, trong đó có Việt Nam rút ngắn khoảng cách, bắt kịp các quốc gia phát triển. Do đó, bên cạnh ba đột phá chiến lược, chúng ta cần tìm kiếm các động lực tăng trưởng mới, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh, bền vững, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Động lực tăng trưởng mới của Việt Nam được xác định là dựa vào phát triển kinh tế tư nhân và đổi mới, sáng tạo trên nền tảng CMCN 4.0.
Để Việt Nam có thể nhanh chóng trở thành nước thu nhập trung bình cao, ngân hàng quốc tế khuyến cáo sự tiến bước của Việt Nam trong giai đoạn mới cần dựa vào bốn trụ cột.
– Thứ nhất: Việt Nam cần nỗ lực loại bỏ những trở ngại cho doanh nghiệp tư nhân và tăng cường môi trường pháp lý để thúc đẩy mạnh mẽ khu vực tư nhân trở thành động lực chính cho tăng năng suất lao động và tăng trưởng kinh tế. Cần đẩy nhanh quá trình cải cách doanh nghiệp nhà nước, nâng cao chất lượng thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI).
– Thứ hai: Việt Nam cần tiếp tục đầu tư vào cơ sở hạ tầng, phục vụ cho tăng trưởng trong tương lai. Trong đó, ưu tiên đầu tư các dự án hạ tầng trọng yếu của quốc gia như đường cao tốc Bắc – Nam, đường sắt, sân bay quốc tế Long Thành và các cảng biển quan trọng, theo chiến lược tổng thể về kết nối vận tải đa phương thức.
– Thứ ba: Việt Nam cần đẩy mạnh đầu tư vào nguồn nhân lực với phương pháp tiếp cận theo toàn bộ chu kỳ, từ chăm sóc sức khỏe và dinh dưỡng ngay từ thời thơ ấu đến giáo dục, đào tạo kỹ năng với yêu cầu trình độ lao động phù hợp với bối cảnh công nghệ đột phá thay đổi nhanh chóng.
– Thứ tư: Việt Nam cần chú trọng đến phát triển bền vững vì sự tăng trưởng nhanh chóng của Việt Nam đang tạo ra chi phí môi trường ngày càng lớn. Những vấn đề môi trường hiện nay đang ngày càng tăng đã không chỉ tác động trực tiếp đến chất lượng cuộc sống mà còn có khả năng ảnh hưởng đến tăng trưởng dài hạn của Việt Nam.