Quảng cáo là một trong những hình thức xúc tiến thương mại phổ biến tại nước ta hiện nay. Trong bối cảnh hoạt động quảng cáo đang được đảy mạnh, thì có rất nhiều hành vi vi phạm liên quan diễn ra. Một trong số đó là việc quảng cáo sai sự thật.
Mục lục bài viết
1. Thế nào là quảng cáo sai sự thật?
Hiện nay, trong bối cảnh nền kinh tế xã hội ngày càng có những bước phát triển mạnh mẽ như ngày nay, nhu cầu sử dụng quảng cáo để quảng bá cho thương hiệu, hoạt động sản xuất kinh doanh của con người ngày càng lớn.
Quảng cáo là hình thức tuyên truyền được trả phí hoặc không để thực hiện việc giới thiệu thông tin về sản phẩm, dịch vụ, công ty hay ý tưởng, quảng cáo là hoạt động truyền thông phi trực tiếp giữa người với người mà trong đó người muốn truyền thông phải trả tiền cho các phương tiện truyền thông đại chúng để đưa thông tin đến thuyết phục hay tác động đến người nhận thông tin.
Khu mà nền công nghiệp quảng cáo phát triển mạnh mẽ, bùng nổ, thì cũng có rất nhiều cá nhân, doanh nghiệp lạm dụng hình thức này để sử dụng vào mục đích xấu. Người ta gọi là quảng cáo sai sự thật. Xét về khái niệm, quảng cáo sai sự thật được hiểu là việc các cá nhân, tổ chức thực hiện việc giới thiệu không đúng thông tin của sản phẩm, dịch vụ, nhằm mục đích đưa ra những thông tin sai lệch, khiến người xem hiểu sai về giá trị sản phẩm, dịch vụ để chuộc lợi.
Thực tế, quảng cáo sai sự thật cũng là việc vận dụng, sử dụng loại hình quảng cáo để quảng bá sản phẩm, dịch vụ. Song, cách thức quảng cáo này là sai lệch so với các quy định của pháp luật, cũng như quy chuẩn về mặt đạo đức, gây ảnh hưởng tiêu cực cho nhiều cá nhân, tổ chức khác nhau.
2. Thực trạng của quảng cáo sai sự thật:
Hiện nay, quảng cáo sai sự thật diễn ra ngày càng phổ biến. Các doanh nghiệp chạy dịch vụ quảng cáo khi được thuê quảng cáo sản phẩm, dịch vụ là làm theo mong muốn của khách hàng luôn mà không kiểm tra nội dung, thông tin quảng cáo có là đúng sự thật hay không.
Ta vẫn thường thấy các video, ảnh, áp phích quảng cáo trên các nền tảng xã hội, ngoài đời thực. Các phương tiện quảng cáo này hỗ trợ truyền thông cho một sản phẩm, dịch vụ nào đó với những nội dung “mượt, đẹp”. Tức mọi ưu điểm đều được phơi bày ra, để người xem, người đọc thấy được lợi ích khi sử dụng sản phẩm, dịch vụ và hướng đến việc mua, sử dụng.
Điều đáng nói ở đây, các phương tiện quảng cáo này không chỉ quảng cáo những nội dung tốt đẹp, ưu điểm của sản phẩm để thúc đẩy thị hiếu, mà còn làm quả công dụng, ưu điểm của nó lên. Nếu quảng cáo nằm trong khuôn khổ giới hạn của mục đích truyền thông, quảng bá thì sẽ không bị xem là vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, có rất nhiều trường hợp cá nhân, doanh nghiệp tổ chức quảng cáo sai hoàn toàn về thông tin của sản phẩm, dịch vụ quảng cáo. Tức giá trị của sản phẩm đôi khi chỉ dừng lại ở mức 1, nhưng các đối tượng này muốn quảng cáo lên mức 10, mức 100, vượt qua hoàn toàn giá trị thực của loại sản phẩm đó.
Ví dụ: Công ty TNHH Minh Anh, thuê dịch vụ quảng cáo để quảng bá cho sản phẩm sữa tắm của mình. Công ty Minh Anh thuê công ty quảng cáo làm video quảng cáo sản phẩm cho mình. Trong video quảng cáo, công ty Minh Anh yêu cầu đưa ra nội dung về việc chỉ cần sử dụng dịch vụ sữa tắm của công ty này, người dùng sẽ trắng da hoàn toàn sau 7 ngày sử dụng. Điều này là hoàn toàn không đúng với chất lượng của sản phẩm. Sau khi hoàn tất xong video quảng cáo, Công ty TNHH Minh Anh đã tung video quảng cáo này lên các trang mạng xã hội.
Ví dụ về tình trạng quảng cáo sai sự thật nêu trên chỉ là điển hình rõ nhất cho hoạt động quảng cáo sai sự thật đang diễn ra tại nước ta. Thực tế, hoạt động này diễn ra vô cùng phổ biến, với tính chất tinh vi và phức tạp trên mọi nền tảng.
3. Nguyên nhân của tình trạng quảng cáo sai sự thật:
Theo nội dung phân tích nêu trên, tình trạng quảng cáo sai sự thật diễn ra ngày càng phổ biến tại nước ta. Vậy nguyên nhân dẫn đến tình trạng quảng cáo sai sự thật là gì?
– Nguyên nhân chủ quan:
+ Các cá nhân, doanh nghiệp thấy được sức mạnh của quảng cáo trong việc quảng bá sản phẩm cho mình. Các đối tượng này muốn sản phẩm, dịch vụ của mình được nhiều người biết đến. Tuy nhiên, do nhận thức được tính cạnh tranh khắc nghiệt trên thị trường, một số cá nhân, doanh nghiệp hướng đến việc sử dụng hình thức quảng cáo sai sự thật nhằm “tung hô” sản phẩm của mình lên cao, mong muốn được nhiều người biết đến.
+ Khi đưa ra phương hướng quảng cáo sai sự thật, mục đích lớn nhất mà các chủ thể thực hiện quảng cáo muốn hướng đến là thu về lợi nhuận. Quảng cáo sai sự thật là để người dùng tin sai về chất lượng của sản phẩm, mua sản phẩm về sử dụng. Khi số lượng sản phẩm, dịch vụ được xuất đi, sử dụng ngày càng nhiều, đồng nghĩa với việc lợi nhuận mà các cá nhân, doanh nghiệp đạt được ngày càng lớn.
+ Tình trạng quảng cáo sai sự thật diễn ra phổ biến là do các cá nhân, tổ chức chưa ý thức được hành vi quảng cáo sai sự thật của mình là vi phạm pháp luật. Vậy nên, họ để lợi nhuận che mắt, vẫn cố tình thực hiện dù biết hành vi của mình đem đến những ảnh hưởng, thiệt hại cho người tiêu dùng.
+ Người tiêu dùng không tìm hiểu kỹ về chất lượng sản phẩm, dịch vụ mà mình sử dụng. Họ tin vào nội dung của quảng cáo. Đây cũng được xem là một trong những nguyên nhân chủ quan chính khiến cho hành vi quảng cáo sai sự thật diễn ra phổ biến tại nước ta.
– Nguyên nhân khách quan:
+ Sự phát triển bùng nổ, mạnh mẽ của các trang mạng xã hội khiến cho việc kiểm soát các hoạt động thông tin tuyên truyền, quảng cáo gặp nhiều khó khăn. Chính vì vậy, các cá nhân, doanh nghiệp đã đẩy các nội dung quảng cáo không đúng sự thật của mình tràn lan lên mạng xã hội. Lúc này, các nội dung quảng cáo không được kiểm duyệt, thông tin được đẩy lên, khiến cho tình trạng quảng cáo sai sự thật diễn ra ngày càng phổ biến.
+ Đảng, Nhà nước hiện nay đã đưa ra các hình thức xử phạt đối với các hành vi vi phạm về quảng cáo. Song, thực tế, các biện pháp xử phạt này chưa được áp dụng thực sự chặt chẽ và cụ thể. Biểu hiện là các hành vi vi phạm vẫn cứ tiếp diễn. Cùng với đó, công tác rà soát, xử phạt chưa được tiến hành một cách quyết liệt; hình thức xử phạt chưa thực sự thỏa đáng khiến hành vi vi phạm pháp luật về quảng cáo phổ biến, gây những ảnh hưởng tiêu cực cho người dân và xã hội.
Trên đây là các nguyên nhân của thực trạng quảng cáo sai sự thật đang diễn ra tại nước ta.
4. Mẫu đơn tố cáo hành vi quảng cáo sai sự thật:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
…., ngày………. tháng……..năm 202….
ĐƠN TỐ CÁO
Kính gửi: ……….
1. Họ và tên. …
Sinh ngày ….. tháng …… năm … Nam (Nữ).
Địa chỉ cư trú (hoặc địa chỉ liên lạc): ……
Giấy chứng minh nhân dân số: ……, cơ quan cấp…….., ngày…. tháng …..năm …..
2. Đối tượng bị khiếu nại (tố cáo, phản ánh, kiến nghị): Quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính (hoặc cá nhân, tổ chức) bị tố cáo, phản ảnh, kiến nghị;
3. Nội dung vụ việc;
a) Tóm tắt nội dung vụ việc;
b) Vi phạm những quy định của pháp luật (Điểm, Khoản, Điều của Luật, Nghị định, Thông tư)
c) Những quyền và lợi ích hợp pháp và chính đáng bị xâm hại;
d) Chứng minh sự thiệt hại.
4. Gửi kèm theo đơn gồm các tài liệu liên quan (nếu có).
5. Những yêu cầu, kiến nghị của người viết đơn (Thu hồi, hủy bỏ Quyết định hành chính, hành vi hành chính; yêu cầu thực hiện một công việc cụ thể; yêu cầu bồi thường thiệt hại …);
6. Cam kết của người viết đơn: ……..
NGƯỜI VIẾT ĐƠN
(ký và ghi rõ họ tên)
Hướng dẫn:
Phần kính gửi: người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quản lý cán bộ, công chức, viên chức đó giải quyết;
(1) Tên người viết đơn tố cáo, thông tin cá nhân bao gồm ngày tháng năm sinh, nơi cư trú, số chứng minh thư nhân dân
(2) Là người có hành vi vi phạm trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ
(3) Nội dung sự việc được xay ra như thế nào; cán bộ công chức viên chức người thực hiện công vụ có hành vi trái quy định như thế nào; xâm phạm quyền và lợi ích gì; căn cứ pháp lý xác định hành vi; chứng minh thiệt hại xảy ra: giá trị tài sản bị xâm hại,..
(4) Giấy tờ tài liệu chứng minh: ảnh chụp tài sản bị hư hai, biên lai mua hàng hóa bị hư hại,…
(5) Yêu cầu của người viết đơn: giải quyết, xử lý người có hành vi vi phạm
(6) Cam kết nội dung trình bày nêu trên là đúng sự thật
Ký và ghi đầy đủ họ tên