Quản trị học là một thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực kinh tế học và trong các bài nghiên cứu chuyên sâu về kinh tế hay trong các buổi hội thảo của các tổ chức, doanh nghiệp. Cùng bài viết dưới đây tìm hiểu về quản trị học là gì? Các yếu tố để trở thành nhà quản trị giỏi?
Mục lục bài viết
1. Quản trị học là gì?
1.2. Quản trị là gì?
Trước khi đi vào tìm hiểu về quản trị học ta nên tìm hiểu đôi chút về ngành quản trị để cung cấp những kiến thức cơ bản cần thiết cho việc tìm hiểu lĩnh vực chuyên sâu “Quản trị học”
Quản trị là một thuật ngữ kinh tế được biết đến phổ biến do đó có nhiều cách hiểu và nhiều khái niệm khác nhau tùy theo góc nhìn và hướng tiếp cận của từng người khi nhắc đến quản trị học. Tuy nhiên điển hình hiện nay quản trị được hiểu theo ba quan điểm sau đây:
Theo Harold Koontz và Cyril O’Donnell: Quản trị là thiết lập và duy trì một môi trường mà các cá nhân làm việc với nhau trong nhóm có thể hoạt động hữu hiệu và có kết quả.
Theo James Stoner và Stephen Robbins, khái niệm quản trị là tiến trình hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát hoạt động của các thành viên trong tổ chức và sử dụng tất cả các nguồn lực khác để đạt được các mục tiêu đề ra.
Còn theo Robert Albanese thì quản trị là một quá trình xã hội và kỹ thuật nhằm sử dụng các nguồn, tác động tới hoạt động của con người, tạo điều kiện thay đổi để đạt được các mục tiêu của tổ chức.
Nói cách dễ hiểu, quản trị là hoạt động cần thiết kết hợp những con người có mối quan hệ trong cùng một tổ chức nhằm giúp tổ chức đạt được mục tiêu chung. Bất kỳ một tổ chức nào cũng cần có những hoạt động quản trị kể cả đó là các công ty liên doanh hay các xí nghiệp, cơ khí. Nội dung của hoạt động quản trị sẽ bao gồm hoạt định tổ chức, quản trị con người khác nhau về mức độ phức tạp cũng như phương pháp thực hiện.
1.2. Quản trị học là gì?
Hiểu theo góc độ là một môn học, một ngành học thì quản trị học là một trong những môn học trong chương trình đào tạo của các ngành học liên quan đến kinh tế và hoạt động kinh doanh trang bị cho sinh viên những kiến thức chuyên môn và kỹ năng về hoạt động quản trị, góp phần to lớn cho xu hướng phát triển của những con người có tố chất làm kinh doanh. Có thể nói, ngành quản trị học là một trong những ngành học cung cấp kiến thức cơ bản về quản trị tổ chức.
Hiểu theo một ngành nghề thì quản trị học là một công việc đang được nhiều người săn đón. Cùng bởi sự phát triển của nền kinh tế thị trường các công việc về quản trị đang được mở rộng và phong phú, tiềm ẩn nhiều khả năng phát triển con người. Đồng nghĩa với điều đó việc tuyển dụng công việc này khá là gắt gao trên các trang tìm việc.
Có thể hiểu quản trị học theo góc độ khoa học thì quản trị học là ngành khoa học nghiên cứu về các quy luật, nguyên tắc, phương pháp, kỹ thuật liên quan đến hoạt động quản trị trên cơ sở đó vận dụng vào thực tế để liên kết con người với con người với nhau thành một tập thể để đạt được một hoạt động mà một người khi hoạt động riêng rẽ không thể hoàn thành được. Khoa học quản trị là một ngành khoa học tri thức được tích lũy qua nhiều thời kỳ và vận dụng kiến thức của nhiều ngành khoa học khác nhau như: Kinh tế học, xã hội học, tâm lý học,…
Tóm lại, quản trị học dù được biết đến theo cách hiểu nào thì Quản trị học cũng như hoạt động quản trị chỉ phát sinh khi có sự kết hợp của người với người thành một tập thể. Nếu mỗi cá nhân tự mình hoạt động và sống một mình như Rô – Bin – Sơn trên hoang đảo thì không có hoạt động quản trị. Chỉ cần có hai người quyết tâm kết hợp với nhau vì mục đích chung thì sẽ phát sinh nhiều hoạt động mà lúc còn sống và làm việc một mình, chưa ai có kinh nghiệm. Các hoạt động quản trị phát sinh khi con người kết hợp thành tập thể, như là sự cần thiết khách quan. Bởi vì, nếu không có những hoạt động đó, mọi người trong tập thể sẽ không biết làm gì, làm lúc nào hay sẽ làm một cách lộn xộn, giống như hai người cùng khiêng một khúc gỗ, thay vì cùng bước về một hướng thì mỗi người lại bước về một hướng khác nhau. Như vậy hoạt động quản trị là những hoạt động cần phải được thực hiện khi con người kết hợp với nhau trong các tổ chức nhằm thực hiện những mục tiêu chung.
Trong tiếng anh quản trị học có tên gọi là Managing school Subjects
2. Như thế nào là nhà quản trị:
Nhà quản trị hay còn gọi với cái tên khác là quản trị viên, đây là những người làm việc trong một tổ chức, một doanh nghiệp. Những người này có nhiệm vụ thực hiện chức năng quản trị trong phạm vi cụ thể được giao phó, phân công phụ trách, thực hiện các công việc, nhiệm vụ điều khiển công việc của người khác, đồng thời sẽ chịu trách nhiệm về hậu quả từ hoạt động của người mà mình có vai trò là người quản lý.
Nhà quản trị có chức năng lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra công việc và hoạt động của nhân viên trong công ty, doanh nghiệp, cùng với tình trạng tài chính và các thông tin, dữ liệu trong công ty, doanh nghiệp đó để sự vận hành của doanh nghiệp được diễn ra một cách bình thường trước những thay đổi của trị trường và đối phó với các đối thủ cạnh tranh để từ đó giúp cho doanh nghiệp đạt được nhiều mục tiêu đã được lên kế hoạch và đề ra từ trước.
Trong một tổ chức/doanh nghiệp, tùy theo cơ cấu tổ chức và hoạt động mà đội ngũ nhà quản trị sẽ được phân loại theo nhiều các tiêu chí khác nhau. Nhưng xét theo góc độ phân cấp quản lý trong doanh nghiệp thì nhà quản trị có thể được chia thành 3 cấp bậc như sau:
Nhà quản trị cấp cao là nhà quản trị hoạt động ở bậc cao nhất trong tổ chức, là người chịu trách nhiệm về những thành quả cuối cùng của tổ chức. Nhiệm vụ: đưa ra các quyết định chiến lược, tổ chức thực hiện chiến lược để duy trì và phát triển tổ chức.
Nhà quản trị cấp trung gian là cấp lãnh đạo trung gian, ít thẩm quyền hơn những quản lý cấp cao và ở trên những quản lý cấp thấp nhất trong dội ngũ nhân viên điều hành. Ví dụ, Giám sát điều hành cũng có thể coi là một quản lý cấp trung, họ cũng có thể không được phân loại là nhân viên quản lý, tùy thuộc vào chính sách cụ thể của doanh nghiệp.
Nhà quản trị cấp cơ sở là người trực tiếp làm việc với hàng hóa, dịch vụ của công ty. Họ nhận lệnh từ các quản trị viên cấp trung gian. Họ cần trực tiếp hướng dẫn, đốc thúc các nhân viên trong tổ chức để hoàn thành mục tiêu chung. Vị trí thường thấy: tổ trưởng, trưởng bộ phận, đốc công…
Nhà quản trị là những người làm việc trong một tổ chức hay một doanh nghiệp, nhưng không phải bất cứ thành viên nào trong tổ chức, doanh nghiệp đó cũng là nhà quản trị. Nói chung trong tổ chức, doanh nghiệp sẽ có hai loại người : những nhà quản trị và những người thừa hành. Người thừa hành là những người trực tiếp làm một công việc hay một nhiệm vụ và không có trách nhiệm trông coi công việc của người khác. Ví dụ như một người hầu bàn, một công nhân đứng máy tiện … Trái lại, nhà quản trị là những người có quyền và có trách nhiệm điều khiển công việc của người khác, họ được bố trí vào những vị trí có tầm quan trọng khác nhau trong tổ chức. Ví dụ tổ trưởng tổ sản xuất, quản đốc phân xưởng hay vị tổng giám đốc…
3. Các Yếu tố quan trọng để trở thành một nhà quản trị giỏi:
Như đã tìm hiểu ở trên nhà quản trị là những người làm việc trong các doanh nghiệp có tính chất công việc tương đối phức tạp; do nhà quản trị phải thực hiện nhiều chức năng quản trị trong phạm vi phụ trách, có nhiệm vụ điều khiển công việc của đội ngũ nhân sự của một công ty và chịu trách nhiệm trực tiếp trước những kết quả mà đội ngũ nhân sự này tạo ra trong hoạt động của họ. Đồng thời, nhà quản trị cũng là người lập kế hoạch, là người tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra con người, cũng như tài chính, vật chất và thông tin trong tổ chức hiệu quả giúp tổ chức đạt được mục tiêu. Nếu bạn đang mong muốn trở thành một nhà quản trị giỏi nhưng không biết cần phải có những yếu tố gì thì sau đây chúng tôi sẽ giúp bạn nhận biết mình đang cần những yếu tố gì và cần phải bổ sung những tối nào nữa để trở thành một nhà quản trị giỏi:
Thứ nhất, Luôn điềm tĩnh xử lý vấn đề
Với cương vị là một nhà quản trị trong các lĩnh vực liên quan đến kinh tế và hoạt động kinh doanh, phải đối mặt với nhiều tính huống khác nhau trong công việc đòi hỏi người trong cương vị là nhà quản trị phải có những đức tính tốt, là một người luôn điềm tĩnh, không vội vàng, nóng vội trước khi đưa ra các quyết định mang tính điều hành doanh nghiệp và xử lý tình huống để nhằm tránh xảy ra những sai sót không đáng có, có thể ảnh hưởng xấu đến doanh nghiệp.
Thứ hai, Nắm bắt và tận dụng cơ hội
Nếu muốn trở thành một nhà quản trị giỏi bạn cần phải nắm bắt các cơ hội sẽ đến một cách chớp nhoáng để từ đó tận dụng những cơ hội đó giúp doanh nghiệp phát triển theo một hướng tích cực cũng như giúp nâng cao năng lực của một nhà quản trị để đem lại lợi ích về cho mình. Đã là một nhà quản trị giỏi bạn cần phải luôn suy nghĩ tích cực về mọi thứ và nhìn vào cơ hội kể cả khi có trở ngại hay khó khăn.
Thứ ba, Có tinh thần trách nhiệm cao
Một nhà quản trị giỏi là một người chịu trách nhiệm trước những quyết định mà mình đã đưa ra và sẽ không đổ lỗi cho bất kỳ ai mà thay vào đó sẽ cùng với cấp dưới đánh giá, xem xét và tìm ra hướng giải quyết cho vấn đề đang gặp phải.
Thứ tư, Khả năng điều hành, lãnh đạo
Nhân tố cuối cùng tại bài viết này đề cập đến để xây dựng một hình mẫu nhà quản trị giỏi đó là có khả năng điều hành hiệu quả các công việc và nhân viên trong phạm vi của mình. Là một nhà quản trị bạn là người sẽ có vai trò gắn kết những con người với nhau thành một khối để phát huy sức mạnh tập thể mà trong đó bạn là một trong những người đứng đầu khối tập thể đó; do đó bạn cần phải có tố chất lãnh đạo để điều hành và phân công vị trí, công việc thích hợp cho khối sức mạnh này.
Trên đây, là những thông tin cơ bản về quản trị học và làm thế nào để trở thành một nhà quản trị giỏi đã được chúng tôi tìm hiểu qua các tài liệu có liên quan và cùng với sự hiểu biết của mình; qua đó giúp người đọc có thêm sự hiểu biết về lĩnh vực, hy vọng những thông tin này sẽ hữu ích đối với bạn, mọi thắc mắc bạn có thể liên hệ với công ty Luật Dương Gia theo thông tin liên lạc được cập nhật trong bài viết, chúng tôi với đội ngũ nhân viên trẻ sôi nổi đầy nhiệt huyết sẽ giúp bạn giải đáp các thắc mắc.