Quản trị chiến lược mang đến các điều hành và định hướng cho chiến lược hoạt động chung của doanh nghiệp. Từ đó đưa đến những ý nghĩa đối với phát triển hiệu quả và toàn diện. Quản trị chiến lược là một quá trình từ xây dựng cho đến đánh giá chiến lược. Vậy quản trị chiến lược là gì? Mục tiêu, ý nghĩa và quy trình?
Mục lục bài viết
1. Quản trị chiến lược là gì?
Quản trị chiến lược là một hoạt động được thực hiện trong doanh nghiệp. Với các yêu cầu trong xác định và định hướng đường đi cho doanh nghiệp trong các giai đoạn tương lai. Hoạt động này cần thiết được thực hiện trong phạm vi của nhà quản trị. Hướng đến mang các định hướng, năng lực để điều hành, dẫn dắt doanh nghiệp tìm kiếm thành công. Nhận biết qua các kết quả trong phân tích, đánh giá, triển khai chiến lược trong thực tiễn.
Quản trị chiến lược bao gồm quá trình diễn ra với xây dựng chiến lược. Trong đó, bắt đầu với hoạch định/xây dựng, thực thi và đi đến đánh giá các chiến lược. Hướng đến phản ánh trong kết quả nhận được về chiến lược xây dựng trong thực tế. Đó là các chiến lược tốt nhất, khả thi nhất và có thể áp dụng trong thực tiễn hoạt động doanh nghiệp. Tổng hợp các khái niệm trên, có thể rút ra khái niệm về quản trị chiến lược như sau:
Các triển khai khái niệm.
Quản trị chiến lược là quá trình xác định, đặt ra các mục tiêu cần thực hiện, đề ra chính sách và kế hoạch cũng như phân bổ các nguồn lực. Quá trình này diễn ra với hoạt động của nhà quản trị. Họ mang đến tính chất trong quản lý và có những hướng điều chỉnh, tác động phù hợp. Nhằm tìm kiếm các lợi ích phát triển ổn định và bền vững cho doanh nghiệp. Bởi các lợi ích đó cũng được phản ánh tương ứng cho các nhà quản trị. Nhìn chung, việc làm này bao gồm ba hoạt động chính: thiết lập mục tiêu, xây dựng kế hoạch và bố trí nguồn lực.
Quản trị chiến lược là tổng hợp các hoạt động hoạch định, tổ chức thực hiện và kiểm tra, điều chỉnh chiến lược kinh doanh diễn ra. Với tính chất trong đa dạng và đặc thù của hoạt động kinh doanh, hoạt động quản trị cũng được thường xuyên điều chỉnh. Mang đến sự lặp đi lặp lại theo hoặc không theo chu kỳ thời gian. Nhằm đảm bảo rằng doanh nghiệp luôn tận dụng được mọi cơ hội, thời cơ cũng như hạn chế.
Các lợi ích và thuận lợi sẽ được triệt để áp dụng. Bên cạnh các thách thức hay khó khăn phải được điều chỉnh hay đưa ra giải pháp kịp thời. Hoặc xóa bỏ được các đe dọa, cạm bẫy trên con đường thực hiện các mục tiêu của mình. Hướng đến các mục tiêu thông qua phản ánh thành những chiến lược sẽ triển khai trên thực tế.
2. Tính chất mở rộng của kquản trị chiến lược:
Trong quá trình phát triển của mình, khái niệm quản trị chiến lược đã được mở rộng rất nhiều. Càng về những khoảng thời gian sau, khi nhu cầu cạnh tranh cũng như phát triển doanh nghiệp được phản ánh. Với xu hướng trong hoạt động phân chia và phối hợp, tìm kiếm các hiệu quả chung tốt nhất cho doanh nghiệp. Vai trò xây dựng cũng như đánh giá chiến lược ban đầu được dành cho nhà quản trị. Đây là những lãnh đạo cấp cao trong tìm kiếm hướng đi và phát triển cho doanh nghiệp. Cùng với đó là các quyết định chiến lược được thực hiện triển khai cho một thời gian dài.
Tuy nhiên, trong các giai đoạn hiện nay, tính chất hoạt động được phản ánh trong vai trò của tất cả các thành viên doanh nghiệp. Nó cũng được tiến hành thường xuyên hơn nhằm kịp thời áp dụng. Mang đến các hoạt động cần thiết thực hiện cũng như vì lợi ích trước mắt, lâu dài của doanh nghiệp. Bởi vậy mà quản trị chiến lược gần đây gắn với tính chất thường xuyên, liên tục. Và kết hợp đòi hỏi sự tham gia của tất cả các thành viên trong tổ chức.
Thiết lập mục tiêu nghĩa là phản ánh các mong muốn. Quan trọng hơn hết là sẽ thực hiện những mục tiêu đó như thế nào. Xác định cho câu hỏi: Tổ chức muốn đạt được những gì? Triển khai các ý tưởng và mục tiêu thành hành động cần thiết thực hiện ở các giai đoạn khác nhau. Kế hoạch xây dựng bao gồm những công việc cần làm để đạt được các mục tiêu đề ra. Cuối cùng là chuẩn bị nguồn lực sẵn sàng hiện thực hóa mục tiêu. Nguồn lực bao gồm các phương tiện, nhân lực, vật chất cũng như ngân sách. Và sau khi các chiến lược được thực hiện trong hoạt động quản trị, nó sẽ được áp dụng vào thực tế.
Quản trị chiến lược tiếng Anh là: Strategic Management
3. Mục tiêu của quản trị chiến lược:
Trong mục tiêu chung được xác định ngay từ ban đầu, các triển khai được thự hiện. Từ đó mà đưa ra các mục tiêu cụ thể hơn cho các lộ trình, khoảng thời gian thực tế. Đòi hỏi các kết quả phải đảm bảo theo các giai đoạn xác định khác nhau. Từ đó giúp hiệu quả cho mục tiêu chiến lược chung được triển khai, tìm kiếm lợi ích cho doanh nghiệp.
Chiến lược đưa ra các tầm nhìn lớn hơn, sứ mạng bao quát cần thực hiện. Khi đó, chuyển hóa thành các mục tiêu cụ thể có thể đo lường được. Cũng từ đó giúp cho doanh nghiệp có những kết quả kinh doanh tốt, bền vừng. Mục tiêu này là mục đích chung của các nhà lãnh đạo trong phát triển doanh nghiệp. Với các đóng góp và phục vụ của các tầng lớp lao động khác nhau trong doanh nghiệp. Xác định các công việc cần phải làm và cách thức thực hiện hiệu quả công việc đó.
Các mục tiêu chiến lược chủ yếu:
– Lợi nhuận.
– Vị thế cạnh tranh.
– Thị phần.
– Phát triển đội ngũ nhân sự.
– Doanh thu/ Doanh số bán.
– Khả năng dẫn đầu về công nghệ.
– Trách nhiệm xã hội.
4. Ý nghĩa của quản trị chiến lược:
– Quản trị chiến lược bắt buộc phải được thực hiện ổn định và duy trì trong hoạt động doanh nghiệp. Giúp phản ánh các mục tiêu trong hoạt động. Bên cạnh các triển khai cụ thể để tìm kiếm các mục tiêu ấy hiệu quả. Qua đó mà doanh nghiệp định hướng rõ tầm nhìn chiến lược, sứ mạng (nhiệm vụ) và mục tiêu của mình. Trước tiên được tiến hành với những tư tưởng ban đầu của nhà quản trị. Trong những mong muốn phát triển trên cơ sở của hiện tại. Muốn quản trị chiến lược có hiệu quả, các tổ chức phải quản lý hệ thống thông tin môi trường kinh doanh.
– Quản trị chiến lược giúp doanh nghiệp luôn có các chiến lược tốt, thích nghi với môi trường. Từ đó mà mang đến tiến trình khoa học cho căn cứ để thực hiện hiệu quả định hướng phát triển doanh nghiệp. Việc xây dựng chiến lược phải được dựa trên cơ sở phân tích môi trường và các yếu tố xung quanh. Chiến lược thường mang đến định hướng trong thực hiện các mục tiêu dài hạn.
– Giúp doanh nghiệp chủ động trong việc ra quyết định. Khi các cơ sở được phản ánh và đánh giá cần thiết. Sau đó đối chiếu và cân nhắc hợp lý để kịp thời tận dụng các cơ hội. Bên cạnh đó là các tính chất trong quyết định phù hợp với thời điểm khác nhau. Ngoài ra, cũng giúp doanh nghiệp ngăn chặn hoặc hạn chế các rủi ro trong môi trường bên ngoài. Yếu tố trong hợp tác và phối hợp mang đến hiệu quả thể hiện chung. Trong tiềm năng và điểm mạnh của mình, từng cá nhân đóng góp cho giá trị chung của doanh nghiệp. Phát huy các điểm mạnh và giảm các điểm yếu trong nội bộ doanh nghiệp.
– Giúp doanh nghiệp đạt được hiệu quả cao hơn so với không quản trị. Khi xác định các công việc cần thực hiện, mục tiêu cần hướng đến. Đảm bảo trong xác định cũng như cân đối và chủ động trong hoạt động. Các kết quả hay ý nghĩa cũng được phản ánh hiệu quả.
5. Quy trình quản trị chiến lược:
Tiến hành với bốn giai đoạn được phản ánh dưới đây:
– Phân tích tình hình: Phản ánh các thông tin nghiên cứu và nắm được về hoạt động doanh nghiệp. Có thể là các yếu tố bên trọng hay các tác động bên ngoài. Trong tính chất của hiệu quả hoạt động thực tế, lợi thế, khó khăn hay tồn tại. Từ đó mà đánh giá tốt hơn trong các tiềm năng hay rào cản của các giai đoạn hoạt động sau. Bao gồm các yếu tố như chính trị, môi trường, luật pháp, khoa học công nghệ…
Việc phân tích tình hình này sẽ phản ánh tốt nhất các yếu tố đang tác động đế doanh nghiệp. Trong hành vi và mục đích hướng đến, nhà quản trị có cơ sở hoạch định được những chiến lược phù hợp và tiềm năng. Sao cho đảm bảo khắc phục được những điểm yếu, phát huy điểm mạnh để đem lại hiệu quả cao nhất. Hướng đến giá trị tìm kiếm phát triển và bền vững qua các giai đoạn khác nhau.
– Xây dựng chiến lược: Dựa trên dữ liệu tổng hợp được để xác định mục tiêu và hoạt động vì mục tiêu. Trong đó, nhà quản trị phải đảm bảo cho các giá trị trong ổn định và phát triển, tức là hướng đến các giá trị tốt đẹp hơn trong tương lai. Chiến lược đưa ra cần dựa theo sứ mệnh, tầm nhìn của công ty, doanh nghiệp. Dựa trên cơ sở thực tế gắn với tính chất khả thi khi chiến lược được triển khai. Chiến lược cũng cần bám sát vào xu hướng của môi trường kinh doanh. Tức là quan tâm điều chỉnh cả những tác động cả chủ động và bị động.
– Triển khai thực hiện chiến lược. Bao gồm các chương trình hành động, ngân sách, quy trình. Là các yếu tố cần trực tiếp tham gia và đảm bảo khi triển khai chiến lược.
– Đánh giá và kiểm soát. Bao gồm việc đánh giá kết quả và đưa ra những hiệu chỉnh cần thiết. Bên cạnh đó nhằm đảm bảo cho chiến lược của từng giai đoạn được đảm bảo hiệu quả như xác định.