Trong hoạt động kinh tế tài chính, thuật ngữ quán tính giá và sự đảo ngược được sử dụng và hai khái niệm này cũng có những ý nghĩa cũng như vai trò quan trọng. Tuy vậy những chắc hẳn hiện nay vẫn còn nhiều người chưa hiểu rõ về các thuật ngữ này. Vậy quán tính giá và Sự đảo ngược là gì? Nội dung liên quan?
Mục lục bài viết
1. Quán tính giá và Sự đảo ngược là gì?
Khái niệm về Quán tính giá và Sự đảo ngược:
Quán tính giá (Momentum) sẽ tồn tại khi tỉ suất sinh lợi có tương quan dương với tỉ suất sinh lợi trong quá khứ.
Sự đảo ngược (Reversal) sẽ tồn tại khi tỉ suất sinh lợi có tương quan âm với tỉ suất sinh lợi trong quá khứ.
Trong hoạt động tài chính, tỷ suất sinh lợi được xem là một trong những chỉ số quan trọng và cần thiết để các chủ thể là những nhà đầu tư thực hiện các quyết định đầu tư một cách đúng đắn và hợp lý.
Tỷ suất sinh lợi được hiểu là tỷ lệ lợi nhuận từ việc đầu tư vào một dự án, hay vấn đề gì đó. Chỉ số này cực kỳ quan trọng trong đầu tư. Vì nó dùng để theo dõi tình hình lợi nhuận từ việc đầu tư cuả bạn. Tỷ suất sinh lợi càng lớn thì tiền chúng ta nhận được sau đầu tư cũng sẽ càng cao.
Đối với kì hạn ngắn (cụ thể như là 1 tháng), có sự đảo ngược đáng tin cậy. Đối với khoảng thời gian trung hạn (khoảng 3 – 12 tháng) có quán tính giá. Và đối với khoảng thời gian dài hạn (cụ thể như 3 – 5 năm) sự đảo ngược là điển hình. Vấn đề đầu tiên có vẻ chủ yếu đó chính là vấn đề về kĩ thuật, mối quan tâm lớn là quán tính giá trung hạn và đảo ngược giá trong dài hạn.
2. Nội dung về quán tính giá và sự đảo ngược:
Chúng ta bắt đầu với bất thường sau bởi vì điều này được tìm thấy trước. Werner De Bondt và Rechard Thaler đã thiết lập danh mục đầu tư của cổ phiếu lời và danh mục đầu tư cổ phiếu lỗ dựa trên thành quả quá khứ của chứng khoán so với danh mục chuẩn. Cách thức mà Werner De Bondt và Rechard Thaler tiến hành đó chính là thành lập danh mục đầu tư của 50 nhóm cổ phiếu top trên hay top dưới dựa trên thành quả ròng trong 3 năm trước đó.
Sau đó các danh mục đầu tư cổ phiếu lời và cổ phiếu lỗ tiếp tục được theo dõi trong tương lai. Nếu thị trường thật sự hiệu quả (và chúng ta điều chỉnh rủi ro phù hợp) thì sẽ không có sự khác biệt giữa tỉ suất sinh lợi được tạo ra giữa hai danh mục đó chính là cổ phiếu lời và cổ phiếu lỗ.
Hình 4.2 được nêu cụ thể bên trên dựa trên khoảng thời gian hình thành là 5 năm và tỉ suất sinh lợi trong tương lai được quan sát cho 5 năm tới, hình này đã chỉ ra rằng thật sự có những khác biệt đáng kể. Sự khác biệt giữa danh mục cổ phiếu lời và cổ phiếu lỗ là rất lớn, cổ phiếu lỗ trong quá khứ sẽ đạt được tỉ suất sinh lợi cao hơn đáng kể so với cổ phiếu lời.
Có hai điểm cần lưu ý cụ thể như sau:
– Thứ nhất, sự khác biệt đáng kể được tạo ra từ thành quả mạnh của cổ phiếu lỗ hơn là thành quả yếu của cổ phiếu lời.
– Thứ hai, phần lớn tỉ suất sinh lợi tăng và giảm xảy ra trong tháng Giêng. Một điểm nữa không rõ ràng từ hình 4.2 được nêu trên đó là trong khi sự khác biệt đáng kể giữa danh mục đầu tư cổ phiếu lời và danh mục đầu tư cổ phiếu lỗ là có ý nghĩa thống kê, thì giá trị p-value lại không có tính thuyết phục cao.
Vài năm sau đó, quán tính giá trung hạn (3 – 12 tháng) được ghi nhận bởi Narasimhan Jegadeesh và Sheridan Titman. Phương pháp tiếp cận của họ tương tự như của De Bondt và Thaler, ngoại trừ thời kì tính tỉ suất sinh lợi ngắn hơn.
Chính các chủ thể này cũng đã tìm thấy danh mục đầu tư mua – bán không phí, được hình thành dựa trên cơ sở tỉ suất sinh lợi đạt được trong 6 tháng trước đó, đã kiếm được tỉ suất sinh lợi vượt trội trung bình 0.95% mỗi tháng cho 6 tháng kế tiếp.
Các nghiên cứu khác cũng đã phát hiện ra rằng quán tính giá tồn tại không chỉ ở cấp độ công ty, mà còn ở cấp độ ngành. Mặc dù vậy, quán tính giá của ngành tuy đáng kể nhưng đã không gộp vào quán tính giá đặc trưng của công ty. Mặc dù chi phí giao dịch làm xói mòn khả năng sinh lợi của quán tính giá, chúng vẫn đáng kể đối với nhà đầu tư tổ chức.
Ngoài ra, có một mối quan hệ giữa sự dịch chuyển theo sau thông báo thu nhập và quán tính giá – mặc dù việc quán tính giá có biến mất sau khi tính cả những dịch chuyển sau công bố thu nhập hay không vẫn là một điểm gây tranh luận.
3. Một số thuật ngữ liên quan:
Chi phí giao dịch:
– Khái niệm chi phí giao dịch:
Giả sử, các chủ thể có 10 triệu đồng và muốn đầu tư vào thị trường cổ phiếu. Vì chủ thể đó chỉ có 10 triệu đồng nên chỉ mua được rất ít cổ phiếu. Nếu chủ thể đó mua cổ phiếu qua nhà môi giới thì phí môi giới sẽ chiếm một tỉ lệ đáng kể trên mệnh giá. Khoản phí môi giới này được gọi là Chi phí giao dịch.
Chi phí giao dịch tạo ra một thực tế, riêng với số tiền nhỏ thì không thể đầu tư trên thị trường tài chính trực tiếp để sinh lời như mong đợi. Bởi vì nếu danh mục đầu tư lớn sẽ làm cho chi phí giao dịch tăng lên. Điều này cũng sẽ khiến chúng ta không thể đa dạng hóa được danh mục đầu tư với số tiền nhỏ, khiến nhà đầu tư phải đối diện với rủi ro thực sự.
– Chi phí giao dịch trong tiếng Anh là gì? Chi phí giao dịch trong tiếng Anh được dùng bởi cụm từ Transaction cost.
4. Tìm hiểu về cổ phiếu:
– Khái niệm cổ phiếu:
Cổ phiếu được hiểu cơ bản chính là loại giấy chứng nhận số tiền của nhà đầu tư đóng góp vào công ty phát hành. Cổ phiếu còn được hiểu là chứng chỉ được công ty cổ phần phát hành hoặc bút toán ghi sổ xác nhận quyền sở hữu một hoặc một số cổ phần trong công ty đó. Người nắm giữ cổ phiếu trở thành cổ đông, đồng thời là chủ sở hữu của công ty phát hành.
– Những đặc điểm của cổ phiếu: + Cổ phiếu không có kỳ hạn và cũng không hoàn vốn.
Cổ phiếu chính được biết đến là là giấy chứng nhận góp vốn của các cổ đông vào công ty cổ phần. Chỉ có một chiều góp vào và không thể hiện thời hạn hoàn vốn; không có kỳ hạn. (Khi công ty phá sản hay giải thể, thì sẽ không còn tồn tại cổ phiếu).
+ Cổ tức không ổn định, phụ thuộc vào kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Cổ tức cổ phiếu thông thường sẽ phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Và bởi vì kết quả kinh doanh không ổn định nên cổ tức cũng không cố định theo. Khi doanh nghiệp làm ăn nếu phát đạt thì cổ đông được hưởng lợi nhuận nhiều hơn so với loại chứng khoán khác có lãi suất cố định. Ngược lại, khi làm ăn khó khăn hay thua lỗ, cổ tức có thể rất thấp hoặc cũng có thể không có cổ tức. Khi công ty phá sản cổ đông là người cuối cùng nhận được giá trị còn lại từ tài sản thanh lý.
+ Giá của cổ phiếu biến động rất mạnh.
Giá biến động nhiều nhất ở trên thị trường thứ cấp. Bởi vì giá chịu sự tác động của nhiều nhân tố. Và nhân tố quan trọng nhất đó là kết quả kinh doanh của công ty.
+ Cổ phiếu có tính lưu thông.
Có tính lưu thông sẽ khiến cổ phiếu có giá trị như là một loại tài sản thực sự được thể hiện ở trong đặc điểm của cổ phiếu. Và nếu như tính thanh khoản giúp các chủ thể là những người chủ sở hữu chuyển cổ phiếu thành tiền mặt khi cần thiết, thì tính lưu thông giúp chủ sở hữu cổ phiếu thực hiện nhiều hoạt động như thừa kế, tặng cho để thục hiện nghĩa vụ tài sản của mình.
+ Cổ phiếu có tính thanh khoản cao.
Cổ phiếu có khả năng dễ dàng trong việc chuyển hóa thành tiền mặt. Tuy nhiên, tính thanh khoản cổ phiếu phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Thứ nhất đó chính là do kết quả kinh doanh của tổ chức phát hành. Thứ hai là mối quan hệ cung và cầu trên thị trường.
+ Cổ phiếu có tính Tư bản giả.
Cổ phiếu có tính tư bản giả và tức là cổ phiếu có giá trị như tiền. Tuy nhiên, cổ phiếu không phải là tiền, nó chỉ có giá trị khi được đảm bảo bằng tiền. Mệnh giá của cổ phiếu cũng không phản ánh chính xác giá trị của cổ phiếu.
+ Cổ phiếu có tính rủi ro cao:
Về mặt lý thuyết, khi các chủ thể đã phát hành thì cổ phiếu không đem lại rủi ro cho tổ chức phát hành. Mà rủi ro lúc này sẽ thuộc về chủ sở hữu cổ phiếu. Nguyên nhân của vấn đề này đó chính là giá trị của cổ phiếu được các nguyên nhân khách quan quyết định. Hơn nữa, giá trị cổ phiếu còn ảnh hưởng bởi tâm lý của số đông nhà đầu tư. Khi gặp các thông tin không chính xác, sự thiếu hiểu biết của các chủ thể là những nhà đầu tư cũng khiến cổ phiếu rủi ro nhiều hơn. Tất nhiên, rủi ro cao thường sẽ đi kèm với kỳ vọng về lợi nhuận lớn. Điều này tạo nên sự hấp dẫn của cổ phiếu cho các chủ thể là những nhà đầu tư.