Tại mỗi ngôi đền, dưới điện thờ Mẫu đều có hạ ban thờ quan Ngũ Hổ. Vậy quan Ngũ Hổ là ai? Sự tích quan Ngũ Hổ thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn giải đáp được những câu hỏi này.
Mục lục bài viết
1. Quan Ngũ Hổ là ai?
Quan ngũ hổ là một trong các vị quan binh của nhà Thánh thuộc Tứ Phủ. Quan ngũ hổ thường được thờ ở hạ ban, tức là thờ ở bên dưới thánh Mẫu. Theo quan niệm dân gian cho rằng quan ngũ hổ là vị chúa cai quản rừng núi, hổ là biểu tượng cho sức mạnh thiêng liêng, to lớn, mang quyền phép diệt trừ yêu ma quỷ quái, trấn giữ các phương. Đồng thời quan quan ngũ hổ như là thần linh canh cửa ở các ngôi đền, mang lại sự cân bằng cho ngũ phương trời đất. Ngũ Hổ Thần Quan gồm có năm vị với năm hình thái màu sắc khác nhau, danh xưng cấu trúc của các vị theo thứ tự sau: Ngũ Phương – Can – Ngũ Hành – Ngũ Sắc.
2. Quan Ngũ Hổ bao gồm những vị nào?
Ngũ tức là 5, theo đó Quan ngũ hổ bao gồm có năm vị với năm hình thái màu sắc khác nhau:
– Đông Phương Giáp Ất Mộc Đức Thanh Hồ Thần Quan: hổ xanh, trấn giữ phương Đông – Mộc khu.
– Nam Phương Bính Đinh Hỏa Đức Xích Hổ Thần Vương: hổ đỏ, trấn giữ phương Nam – Hỏa khu.
– Trung Ương Mậu Kỷ Thổ Đức Hoàng Hổ Thần Quan: hổ vàng, trấn giữ phương trung tâm – Địa khu.
– Tâ
– Bắc Phương Nhâm Quý Thủy Đức Hắc Hổ Thần Quan: hổ xám đen, trấn giữ phương Bắc – Thủy khu.
Như vậy, các vị Quan ngũ hổ trấn giữ ngũ phương tuân theo quy luật ngũ hành đó là: Thanh Hổ (màu xanh – hành mộc) ở vị trí ứng với phương Đông, Xích Hổ (màu đỏ – hành hỏa) ở vị trí ứng với phương Nam, Hoàng Hổ (màu vàng – hành thổ) ở vị trí ứng với trung ương chính điện, Bạch Hổ (màu trắng – hành kim) ở vị trí ứng với phương Tây, Hắc Hổ (màu xám đen – hành thủy) ở vị trí ứng với phương Bắc.
3. Sự tích quan Ngũ Hổ:
Sự tích thờ quan Ngũ Hổ còn được lưu truyền nhiều ở vùng Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh như sau: Thời vua An Dương Vương, người dân vẫn còn cởi trần, đóng khố, sống ở vùng trung du và đồng bằng, làm nghề săn bắt, làm nông.
Ở một ngôi làng nọ có một ông lão hoàn cảnh nghèo khổ, quanh năm làm ăn vất vả nhưng vẫn không đủ ăn, ở nên ông phải lên rừng đốn nứa mang về nhà để làm bè và dựng thành một căn lều ở trên dòng sông Lam. Mỗi ngày ông tần tảo đơm đó và đưa đò kiếm sống qua ngày. Ở vùng này có rất nhiều hổ dữ thường bắt người để ăn thịt. Một hôm nọ, có một đoàn người lên rừng làm rẫy, ông lão liền trông thấy năm con hổ đang rình trên hòn đá ven đường để chờ người đi qua để bắt. Ông liền kêu lớn cho đoàn người biết để quay lại. Nghe thấy tiếng động, hổ đã đuổi theo và bắt được một người ăn thịt và người đó lại chính là cha của ông lão chèo đò
Một lần khác, ông lão chèo đò đỗ ở trên sông thì có một con hổ xám rình chờ ông tới gần rồi liền nhảy xuống bè bắt ông nhưng bè bị choãi ra và chân sau con hổ bị kẹp chặt lại. Con hổ càng giãy giụa thì chân càng bị lún sâu bị nứa cào máu chảy đầm đìa. Hổ xám đau đớn gầm lên làm náo động cả khu rừng, tất cả muông thú đều hoảng loạn bỏ chạy.
Trong khi ấy, ông lão lại hết sức bình tĩnh, một tay cầm bó đuốc, một tay cầm con dao, đến bên cạnh con hổ và nói rằng “Nhà ngươi dòng dõi trên thượng giới, xuống dưới hạ giới sinh sống sao nỡ lòng nào bắt con người để ăn thịt? Ta đã già yếu, xin hiến thân cho ông và xin từ nay trở đi ông đừng giết hại con người nữa”. Nói xong ông cầm con dao cắt lấy dây nẹp bè và nứa bung ra. Ông lão lấy tro thấm dầu hỏa và bôi vào vết thương cho hổ để cho máu khỏi chảy. Hổ xám cảm kích, hai chân sau nó liền quỳ xuống, hai chân trước đứng chầu để cảm tạ ông rồi chạy vào rừng.
Nhưng hổ xám vẫn rình chờ người qua lại ở ven đường để bắt ăn thịt. Một hôm hổ xám đã rình và bắt trúng ông lão. Sau đó, nó mới nhận ra ân nhân cứu mạng mình lần trước. Hổ xám hối hận, nó kêu gào ầm ĩ khắp cả khu rừng. Sáng ngày hôm sau khi người dân trong làng đi làm thấy xác ông lão ở bên đường có dấu vết biết của hổ vồ. Họ thương xót, chôn cất ông lão tử tế và tôn ônglão làm thần thổ địa của làng. Hằng đêm, hổ xám về chầu trước mộ ông lão, kêu gào thảm thiết và gục chết, biến thành một hòn đá ỏ ngay cạnh bên mộ ông lão. Kể từ đó, dân làng không bị các loài muông thú đến phá hoại nữa không những thế họ làm ăn trúng mùa liên tiếp. Con hổ xám được dân làng tôn thờ là ông hổ, thần hổ, ông ba mươi.
Tại cổng các đền chùa có bức bình phong, người ta đắp một con hổ đang bước xuống bậc đá gập ghềnh, biểu hiện cho sức mạnh của “thế giới Diêm Vương”. Người ta còn thờ cúng ngũ hổ tượng trưng cho năm phương khác nhau với ý nghĩa cầu mưa và cầu cho mọi sự phát triển, sinh sôi.
4. Đền thờ quan Ngũ Hổ:
Mặc dù trong mỗi đền điện ban thờ của Quan Ngũ Hổ đều được đặt tại hạ ban, nhưng cũng như các vị thánh khác các ông cũng có đền thờ chính riêng. Đình Quới Sơn thuộc tại Bến Tre và đình Bình Thủy tại Cần Thơ là những ngôi đền thờ Quan Ngũ Hổ nổi tiếng.
Đền Quới Sơn thuộc tỉnh Bến Tre
Vào khoảng hơn 300 năm trước đền đã được xây dựng. Hiện tại đền tọa lạc tại xã Quới Sơn, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre. Ngôi đền thờ Quan Ngũ Hổ khá nhỏ nhắn và ngôi đền nằm vỏn vẹn trên một diện tích đất nhỏ ngổn ngang toàn gạch tàu cùng đá tổ ong. Dù khuôn viên ngôi đình không được khang trang, rộng rãi nhưng ngôi đền được mệnh danh là địa điểm linh thiêng nhất. Cũng như ngôi đền này cũng chứa giai thoại, nguồn gốc bí ẩn về chiếc hộp sọ khổng lồ bảo vệ dân làng.
Theo lời người trông giữ đình là ông Từ cho biết ngày xưa tại xã Quới Sơn ngôi đình lớn nhất cũng như bề thế nhất chính là đình Quới Sơn. Do sự tàn khốc của các thời kỳ chiến tranh gây ra thì chỉ tìm được những dấu tích của ngôi đình qua nền móng còn sót lại và lớp gạch vụn. Không chỉ có những vật dụng như bàn ghế, ban thờ, tủ thờ, hay các tượng thờ trên 300 năm thì trong đền còn có những bức sắc phong thuộc các triều đại với những vị vu thuộc triều đại ấy. Cho đến ngày nay thì sáu bức sắc phong của các đời vua nước ra vẫn được ngôi đình lưu giữ vẹn toàn. Ông Từ cũng cho biết thêm, đình Quới Sơn cũng là ngôi đình có nhiều sắc phong nhất mà anh biết từ trước đến nay.
Đình Bình Thủy tại Cần Thơ
Theo các tài liệu ghi chép lại thì ngôi đình Bình Thủy có độ tuổi khoảng hơn 300 năm. Khi mới xây dựng thì ngôi đình tọa lạc tại làng Bình Hưng, tổng Định Thới, huyện Vĩnh Định, phủ Ba Xuyên, tỉnh An Giang. Năm đó thiên tai ập tới, người dân gặp trận bão lũ lớn khiến cho nạn đói hoành hành. Sau đó người dân đã dùng gỗ và lá để lập miếu thờ thành hoàng để cầu cho dân làng được an lành. Theo tài liệu nghiên cứu, vào năm 1852 thời vua Tự Đức, vua phái đại thần là Huỳnh Mẫu Đạt được đi tuần thú an dân của khu vực này. Khi đi đến gần khúc sông vàm rạch Long Tuyền thì toàn bộ thuyền như muốn bị nhấn chìm xuống lòng sông bởi gặp phải trận cuồng phong, lốc xoáy. Khi ấy quan đã khấn thần linh độ mạng, sau đó đoàn thuyền đã vàm ẩn nấp an toàn.
Sau khi đã thoát nạn, quan hạ lệnh cho binh sĩ lập đàn cúng tế các vị thần giữ vùng đất này và lấy tên Bình Thủy để thay cho tên của làng này. Sau chuyến đi này, quan đã dâng sớ lên con nhà vua ban sắc phong cho ngôi làng này và xây đình thờ thành hoàng.
“Sắc Bổn cảnh Thành hoàng chi thần. Nguyên tặng Quảng Hậu chánh trực hựu thiện chi thần, hộ quốc tri dân nẫm trứ linh ứng tứ kim phi ưng cảnh mạng miến niệm thần hưu khả gia tặng Quảng hậu chánh trực hựu thiện đôn ngưng chi thần. Nhưng chuẩn Phong Phú huyện Bình Thủy thôn y cựu phụng sự thần kỳ tương hựu bảo ngã lê dân. Khâm tai. Tự Đức ngũ niên thập nhất nguyệt nhị thập cửu nhật” chính là sắc phong mà nhà vua đã ban cho ngôi làn Bình Thủy. Ngoài ra, qua lời kể của các bô lão trong làng thì ngôi đình được nâng cấp từ ngôi miếu cổ Long Tuyền thờ Thần hổ.
Sau nhiều lần tu sửa qua hơn 300 lần thì cho đến ngày nay đình Bình Thủy cũng đẹp đẽ khang trang hơn nhiều. Trong đình thờ ông Cả Hổ và Bổn cảnh, vị tôn thần xưng danh là Đinh Công Chánh hay Đinh Tôn Thần là Phó Cả. Tại ngôi đền, ở giữa ngôi chánh điện có một bàn thờ thờ ngũ vị nương nương.
5. Quy tắc quan Ngũ Hổ:
5.1. Cách bài trí ban thờ quan Ngũ Hổ:
Ban thờ quan Ngũ Hổ phải luôn đặt ở bên dưới ban thờ thánh Mẫu. Tượng thờ 5 ông sẽ được người ta đặt chung cùng một bát hương và xung quanh được thiết kế và trang trí theo kiểu động sơn lâm.
Theo tín ngưỡng của người miền Nam về thờ Quan Ngũ Hổ thì ở đây tại các đình làng thường có miếu ông hổ riêng và được đặt ở bên trái của sân đình. Ngoài ra người ta cũng có thể đắp một bức bình phong hình nổi ở phía trước sân đình hoặc ở trên bức tường tại cổng của các đền, đồng thời họ cũng đặt một bát hương thờ cúng ở phía trước. Những cũng ở nhiều nơi, người ta chỉ đặt tượng hay bình phong một vị quan Hổ, thuộc thường là Bạch hổ và Xích Hổ là phổ biến. Tùy thuộc các vùng khác nhau người ta có cách bài trí ban thờ Quan Ngũ Hổ khác nhau.
5.2. Mâm lễ quan Ngũ Hổ:
Du khách mọi nơi thường tụ tập về các đền vào dịp lễ Tết hoặc vào mùa của các lễ hội, và mang theo những lễ vật để dâng thần thánh để cầu cho một năm mới thuận hòa an lành. Và người ta cũng thường sắm theo một mâm lễ vật để dâng Quan Ngũ Hổ để bày tỏ tấm lòng thành tâm thành kính.
Mâm lễ Ngũ Hổ Tướng cũng khác với những mâm lễ dâng các vị thánh khác. Mâm lễ của Quan Ngũ Hổ cần có thêm một túi muối, gạo, 5 quả trứng sống,…