Tài chính được đánh giá chính là huyết mạch của mọi doanh nghiệp, để tiền có thể sinh ra tiền, và nó cũng giúp mang lại nhiều lợi nhuận. Ta nhận thấy kỹ năng quản lý tài chính doanh nghiệp hiệu quả là một trong những kỹ năng quan trọng nhất với các nhà quản lý. Vậy quản lý tài chính doanh nghiệp là gì? Kỹ năng và cách thực hiện?
Mục lục bài viết
1. Quản lý tài chính doanh nghiệp là gì?
Trong kinh tế học, quản lý tài chính doanh nghiệp được hiểu cơ bản chính là việc lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm soát các hoạt động tài chính như: mua sắm, sử dụng quỹ tiền tệ của doanh nghiệp vào các hoạt động cần thiết.
Quản lý tài chính doanh nghiệp và tài chính kế toán được đánh giá là hai hoạt động gắn bó chặt chẽ với nhau, thể hiện trong việc quản lý các báo cáo tài chính. Việc quản lý tài chính cần phải áp dụng các nguyên tắc quản lý chung cho các nguồn lực tài chính trong doanh nghiệp.
Quản lý tài chính luôn được xem là một trong những công việc quan trọng hàng đầu của người đứng đầu bởi quản lý tài chính hiệu quả thực chất sẽ không chỉ giúp doanh nghiệp tối đa hóa lợi nhuận mà còn hỗ trợ doanh nghiệp phát triển lớn mạnh.
Quản lý tài chính doanh nghiệp trong tiếng Anh là: Financial Management.
2. Cách quản lý tài chính doanh nghiệp hiệu quả:
Nhiều doanh nghiệp đi đến tình trạng phá sản hoặc nợ nần chồng chất bởi vì các doanh nghiệp đó thực chất đều không biết cách quản lý tài chính, các chủ thể nên tham khảo các cách quản lý hiệu quả được nêu dưới đây nhằm mục đích để giúp doanh nghiệp của mình tránh khỏi các tổn thất không đáng có.
– Quản lý tài chính kế toán có hệ thống:
Việc quản lý tài chính doanh nghiệp có hệ thống sẽ giúp doanh nghiệp phát triển bền vững nhất. Tất cả các khoản vay, khoản thu chi, chi phí đầu tư, tiền lương,… cần phải được theo dõi một cách chi tiết kỹ càng.
– Doanh nghiệp cần thu chi rõ ràng:
Các khoản thu chi của doanh nghiệp cần phải được ghi chép lại cẩn thận. Ngoài ra, việc sở hữu kế hoạch thu chi rõ ràng sẽ giúp các chủ thể có thể thực hiện quản lý dòng tiền chính xác hơn, tránh được tình trạng thâm hụt ngân sách.
Để không mắc phải các khoản nợ, nguyên tắc là các chủ thể sẽ không nên chi tiêu nhiều hơn lợi nhuận mà doanh nghiệp có được.
– Doanh nghiệp cần đầu tư sinh lời:
Liên tục đầu tư những khoản tiền nhàn rỗi của doanh nghiệp vào những dự án sinh lời sẽ mang lại nhiều lợi nhuận cho doanh nghiệp hơn. Các khoản đầu tư hiệu quả với tỷ suất sinh lợi cao sẽ tạo ra dòng tiền thu về rất lớn.
– Doanh nghiệp cần cân bằng giữa rủi ro và tỷ suất sinh lời:
Một nhà quản lý tài chính kỳ cựu chắc chắn sẽ biết cách cân bằng giữa rủi ro và lợi suất. Thực chất mức rủi ro nhỏ sẽ tạo ra một khoản lợi nhuận nhỏ và mức rủi ro lớn sẽ tạo ra một khoản lợi nhuận lớn. Nếu các chủ thể muốn mang về cho doanh nghiệp một khoản lợi nhuận lớn thì các chủ thể cũng phải chấp nhận rủi ro lớn có thể sẽ xảy ra.
– Chú ý đến thuế:
Bất kỳ những khoản sinh lời nào cũng đều bị cơ quan nhà nước đánh thuế, vì thế việc xem xét và tính toán kỹ các khoản đầu tư chịu ảnh hưởng của thuế ngay từ đầu là điều vô cùng cần thiết.
– Luôn cần phải có kế hoạch dự phòng:
Mặc dù các phương án đã có của các doanh nghiệp có tốt đến đâu thì những trường hợp rủi ro không lường trước vẫn có thể xảy đến. Hãy trang bị cho mình nhiều phương án bằng các quỹ dự phòng, sử dụng các dịch vụ bảo hiểm, để có thể dễ dàng vượt qua khủng hoảng bất ngờ.
– Các doanh nghiệp nên sử dụng phần mềm quản lý tài chính:
Theo khảo sát của các chuyên gia tài chính thì có khoảng 95% các doanh nghiệp vừa và lớn sử dụng phần mềm quản lý tài chính cho doanh nghiệp của mình.
3. Kỹ năng quản lý tài chính doanh nghiệp:
Quản lý tài chính một cách hiệu quả thực chất sẽ không chỉ giúp doanh nghiệp giảm được chi phí đầu tư mà còn đảm bảo luôn có sẵn nguồn vốn khi cần thiết. Đây là hoạt động liên quan đến việc phân bổ các quỹ cần thiết để bộ máy vận hành của doanh nghiệp hoạt động trơn tru. Dưới đây là một số nguyên tắc cũng như phương pháp quản lý tài chính doanh nghiệp dành cho các chủ thể quan tâm đến vấn đề này:
– Các doanh nghiệp sẽ cần phải luôn có quỹ dự phòng:
Rất nhiều chủ thể là những nhà quản lý doanh nghiệp không chú ý đến việc xây dựng quỹ dự phòng ,cũng chính bởi vì thế mà đã dẫn tới việc khi gặp khủng hoảng thì không có nguồn tài chính “cứu cánh”. Đại dịch Covid-19 được xem là một ví dụ điển hình cho thấy chúng ta có thể gặp bất cứ khủng hoảng nào trong kinh doanh mà không thể lường trước được.
Quỹ dự phòng sẽ là một khoản tài chính vừa đủ được sử dụng nhằm từ đó sẽ để duy trì hoạt động doanh nghiệp trong thời kỳ khó khăn, hoặc cũng từ đó giúp các chủ thể để đầu tư vào các cơ hội tiềm năng, có một không hai.
Thông thường, các doanh nghiệp sẽ trích một phần lợi nhuận để nhằm mục đích thực hiện việcxây dựng quỹ dự phòng. Quỹ dự phòng này sẽ đảm bảo cho doanh nghiệp duy trì hoạt động bình thường từ 3 đến 6 tháng. Để xác có thể định được số tiền cần thiết cho quỹ, hãy bắt đầu từ chi phí chia theo chi phí cố định và chi phí thay đổi.
– Các chủ thể cần phải lập kế hoạch kinh doanh:
Một kế hoạch kinh doanh rõ ràng và chi tiết sẽ cho biết doanh nghiệp đang ở đâu trong điều kiện thị trường hiện tại và mục tiêu mà doanh nghiệp muốn đạt được là gì. Về mặt tài chính, lập kế hoạch sẽ giúp doanh nghiệp phân bổ nguồn tài chính và các hoạt động kinh doanh cần thiết nhằm thúc đẩy doanh thu. Đồng thời cho người quản lý doanh nghiệp biết làm thế nào để có được nguồn vốn cần thiết để duy trì hoạt động kinh doanh.
Việc phân bổ tài chính hợp lý là điều cần thiết để doanh nghiệp đạt được thành công. Để các chủ thể có thể làm được điều này, quan trọng là phải biết doanh nghiệp của bạn đang đứng ở đâu trên thị trường, lợi tức đầu tư là bao nhiêu, lợi nhuận đạt được là bao nhiêu…. Trả lời được những câu hỏi này sẽ giúp CEO quản lý tài chính tốt hơn.
– Các chủ thể cần phải giảm nợ:
Một nguyên tắc không kém phần quan trọng giúp quản lý tài chính trong doanh nghiệp hiệu quả đó là ưu tiên giảm nợ. Nợ khó đòi có thể là áp lực và làm ảnh hưởng tới doanh thu, đến các kế hoạch kinh doanh ngắn hạn và dài hạn của doanh nghiệp. Chính vì vậy, doanh nghiệp không nên mang theo những khoản nợ khó đòi này từ năm này qua năm khác. Thay vào đó, cần xóa sổ chúng để đảm bảo tình hình tài chính bền vững và ổn định.
– Dự báo dòng tiền:
Các chủ thể hãy duy trì dự báo dòng tiền chi tiết hàng ngày, theo từng mặt hàng, sản phẩm trên cơ sở luân phiên trong 6 tháng tới. Đồng thời cũng cần phải xác định xem có khoản thâm hụt nào hay không và lập kế hoạch chi trả tất cả các khoản thâm hụt từ các quỹ khác hoặc bằng cách thu xếp vốn lưu động.
– Các chủ thể cần cập nhật báo cáo thường xuyên:
Bên cạnh dự báo dòng tiền, nhà quản lý doanh nghiệp cũng cần thường xuyên cập nhật báo cáo để từ đó sẽ có thể nắm được các số liệu kinh doanh quan trọng. Mỗi tháng một lần, bạn nên đối chiếu các khoản thu, chi, vay, tiền gửi, tiền lãi… nếu có phát sinh sẽ được xử lý nhanh chóng.
– Các chủ thể cần phải xem xét giá trị của tiền tệ:
Trước khi các chủ thể quyết định đầu tư một số tiền lớn thì bên cạnh việc tìm hiểu về lợi nhuận có thể mang lại, doanh nghiệp cần phải tìm hiểu thêm về giá trị thời gian của tiền tệ (tăng giảm)… để phân bổ dòng tiền cho phù hợp.
– Các chủ thể cần thuê dịch vụ bên ngoài để cắt giảm chi phí:
Để nhằm mục đích tối thiểu hóa chi phí hoạt động, các chủ thể cũng có thể cân nhắc đến việc thuê dịch vụ bên ngoài để xử lý các khoản báo cáo, thuế… thay vì cần tới một bộ phận kế toán độc lập (tuy nhiên điều này chỉ áp dụng với các doanh nghiệp nhỏ với ít nhân sự).
– Các chủ thể cần đầu tư vào công nghệ:
Để nhằm mục đích giảm thiểu tối đa các rủi ro từ các thao tác nhập tay thủ công và hạn chế về phân quyền, truy cập sử dụng, việc đầu tư vào một giải pháp quản lý tài chính tổng thể là cần thiết với các doanh nghiệp hơn bao giờ hết.