Trong thị trường chứng khoán thì việc có một công ty hoặc một bên thứ ba đứng ra quản lý quỹ đầu tư chứng khoán là vô cùng quan trọng và không thể thiếu. Hầu hết, các công ty quản lý quỹ đầu tư chịu trách nhiệm quản lý. Vậy quản lý quỹ đầu tư chứng khoán là gì? Phân tích các đặc trưng cơ bản?
Mục lục bài viết
1. Quản lý quỹ đầu tư chứng khoán là gì?
Quản lý quỹ đầu tư chứng khoán là việc một công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán chủ yếu hoạt động quản lý quỹ để thu lợi nhuận. Mối quan hệ giữa quỹ đầu tư chứng khoán và công ty quản lý quỹ thể hiện dưới những khía cạnh sau đây:
– Thứ nhất, công ty quản lý quỹ có quyền thành lập quỹ đầu tư chứng khoán để thu hút các nhà đầu tư góp vốn vào quỹ. Công ty quản lý quỹ có quyền thành lập cả quỹ đại chúng và quỹ thành viên theo thủ tục do pháp luật quy định.
– Thứ hai, về nguyên tắc, công ty quản lý quỹ có quyền quản lý quỹ do mình thành lập và tyến hành trực tyếp đầu tư bằng nguồn vốn của quỹ trên cơ sở thoả thuận với các nhà đầu tư vào quỹ. Các nhà đầu tư không thực hiện quyền kiểm soát trực tyếp, hàng ngày đối với hoạt động của quỹ. Bên cạnh đó, pháp luật cho phép công ty quản lý quỹ tyếp nhận quyền quản lý một quỹ đầu tư chứng khoán không phải do mình lập ra, nếu được Đại hội các nhà đầu tư của quỹ đó đề nghị. Quyền năng này nhằm đáp ứng quyền được thay đổi công ty quản lý quỹ của đại hội nhà đầu tư của quỹ đầu tư chứng khoán khi công ty quản lý quỹ trước đó không đáp ứng được kỳ vọng của các nhà đầu tư.
– Thứ ba, công ty quản lý quỹ có quyền chỉ định thành viên quản lý quỹ theo những tyêu chuẩn mà pháp luật quy định để trực tyếp điều hành hoạt động của quỹ.
– Thứ tư, công ty quản lý quỹ có quyền thu phí quản lý theo thoả thuận với các nhà đầu tư. Phí quản lý là một khoản chi từ nguồn vốn của quỹ được xác định theo điều lệ quỹ. Theo thông lệ ở các thị trường chứng khoán phát triển, mức phí quản lý quỹ thường từ 0,5 đến 1% giá trị quỹ, tuy nhiên mức phí này cũng có thể khác nhau dựa vào cách xác định chi phí. Điều lệ quỹ cũng thường có quy định, nếu công ty quản lý quỹ điều hành quỹ có hiệu quả thì sẽ được thưởng theo tỉ lệ nhất định trên thu nhập của quỹ.
– Thứ năm, đối trọng với sự chi phối của công ty quản lý quỹ đối với quỹ đầu tư chứng khoán, pháp luật cũng có những quy định nhằm cho phép các nhà đầu tư vào quỹ thực hiện quyền của chủ sở hữu nhằm bảo vệ quyền lợi của mình. Về nguyên tắc, các nhà đầu tư là những người quyết định cao nhất do nguồn vốn của quỹ là thuộc sở hữu của họ, chứ không phải thuộc sở hữu của công ty quản lý quỹ.
Ví dụ: Đại hội người đầu tư (đối với quỹ công chúng) hoặc đại hội thành viên (đối với quỹ thành viên) có quyền quyết định những vấn đề quan trọng của quỹ; có quyền giám sát cao nhất đối với quỹ; có quyền thay đổi ngay bản thân công ty quản lý quỹ nếu công ty vi phạm các thoả thuận với nhà đầu tư vào quỹ được quy định trong điều lệ quỹ.
2. Phân tích các đặc trưng cơ bản quản lý quỹ đầu tư chứng khoán:
– Bên cạnh hoạt động quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, công ty quản lý quỹ còn được phép tyến hành hoạt động quản lý danh mục đầu tư do các nhà đầu tư riêng lẻ uỷ thác cho công ty. Quản lý danh mục đầu tư chứng khoán là việc quản lý theo ủy thác của từng nhà đầu tư trong việc mua, bán, nắm giữ chứng khoán và các tài sản khác. Về bản chất, việc quản lý danh mục đầu tư của các nhà đầu tư riêng lẻ cũng tương tự như hoạt động quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, tức là nhà đầu tư uỷ thác cho công ty quản lý quỹ thực hiện các hoạt động đầu tư bằng tài sản của chính nhà đầu tư theo hợp đồng quản lý đầu tư được giao kết giữa hai bên.
– Để thực hiện hoạt động quản lý danh mục đầu tư, công ty quản lý quỹ và nhà đầu tư phải giao kết hợp đồng quản lý đầu tư. Hợp đồng quản lý đầu tư là sự thoả thuận bằng văn bản giữa công ty quản lý quỹ và nhà đầu tư, theo đó, nhà đầu tư uỷ thác cho công ty quản lý quỹ thực hiện việc đầu tư chứng khoán bằng tài sản của chính nhà đầu tư, phù hợp với chiến lược đầu tư đã thoả thuận. Nội dung chính của hợp đồng quản lý đầu tư bao gồm:
– Chiến lược đầu tư bao gồm: mục tyêu đầu tư, các hạn chế đầu tư, khả năng chấp nhận rủi ro và các yêu cầu khác của nhà đầu tư;
– Giá trị vốn, tài sản dùng để đầu tư ;
– Danh mục đầu tư và các phương pháp xác định giá trị danh mục đầu tư;
– Quy trình đầu tư của công ty quản lý quỹ, quy trình góp thêm tài sản hoặc rút vốn của nhà đầu tư;
– Quy trình phân bổ tài sản giao dịch, đặc biệt là giữa các nhà đầu tư và giữa nhà đầu tư với công ty ;
– Thời hạn hợp đồng;
– Các loại hình dịch vụ được công ty quản lý quỹ cung cấp và mức phí;
– Trách nhiệm công bố thông tyn của các bên;
– Bồi thường thiệt hại;
– Giải quyết tranh chấp;
– Các thoả thuận khác.
Để bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư và tránh việc công ty quản lý quỹ lạm quyền của chủ sở hữu, pháp luật yêu cầu hợp đồng quản lý đầu tư phải đảm bảo không có các quy định:
– Nhằm tạo điều kiện cho công ty quản lý quỹ có thể trốn tránh nghĩa vụ pháp lý do sự cẩu thả có chủ ý của Công ty, làm ảnh hưởng tới quyền lợi của nhà đầu tư;
– Nhằm hạn chế phạm vi bồi thường, trách nhiệm tài chính của công ty quản lý quỹ mà không có lý do chính đáng hoặc chuyển rủi ro từ Công ty quản lý quỹ sang nhà đầu tư;
– Nhằm buộc nhà đầu tư thực hiện nghĩa vụ bồi thường một cách không công bằng;
– Nhằm gây bất lợi một cách không công bằng cho nhà đầu tư hoặc sự thiên vị, mất bình đẳng giữa các nhà đầu tư.
– Trong hoạt động quản lý danh mục đầu tư, việc xác định chiến lược đầu tư là yếu tố quan trọng nhằm đảm bảo quyền lợi cho nhà đầu tư, cũng như giải trừ một phần trách nhiệm của công ty quản lý quỹ trong quá trình thực hiện đầu tư. Trước khi đưa ra chiến lược đầu tư hoặc thực hiện việc đầu tư cho nhà đầu tư ủy thác, công ty quản lý quỹ có nghĩa vụ thu thập, đồng thời nhà đầu tư uỷ thác phải có trách nhiệm cung cấp các thông tin cá nhân có liên quan của nhà đầu tư ủy thác. Hoạt động này nhằm giúp công ty quản lý quỹ tìm hiểu khả năng tài chính, thời hạn đầu tư, mục tyêu đầu tư, mức độ rủi ro có thể chấp nhận, các hạn chế đầu tư và các yêu cầu đầu tư khác của nhà đầu tư ủy thác.
– Nhà đầu tư có thể từ chối cung cấp hoặc cập nhật thông tin, nhưng việc đó phải được thoả thuận rõ, đồng thời với việc giới hạn trách nhiệm của công ty liên quan đến thoả thuận này. Định kỳ hàng năm và trong các trường hợp cần thiết, công ty quản lý quỹ phải cập nhật lại các thông tyn trên. Chiến lược đầu tư phải rõ ràng, chi tyết, cụ thể, đảm bảo nhà đầu tư ủy thác có đầy đủ thông tyn về mức độ rủi ro, các loại hình rủi ro ảnh hưởng tới khả năng sinh lời, các chi phí đầu tư phát sinh khi triển khai thực hiện và các thông tyn quan trọng khác có liên quan đến lợi ích của nhà đầu tư. Chiến lược đầu tư là một phần không tách rời của hợp đồng quản lý đầu tư.
– Trong quá trình thực hiện hợp đồng quản lý đầu tư, công ty quản lý quỹ phải luôn đảm bảo thực hiện việc công bố thông tyn một cách đầy đủ, kịp thời cho nhà đầu tư. Nếu cơ cấu đầu tư bị sai lệch do lỗi của công ty, công ty quản lý quỹ phải có nghĩa vụ điều chỉnh trong thời gian sớm nhất và không được quyền thu phí. Việc vi phạm pháp luật hoặc vi phạm hợp đồng quản lý đầu tư dẫn đến thiệt hại cho nhà đầu tư, công ty quản lý quỹ phải có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại.
3. Nghĩa vụ của công ty quản lý quỹ:
– Công ty quản lý quỹ phải giao kết hợp đồng lưu kí tài sản với ngân hàng lưu kí cho từng nhà đầu tư theo quy định của pháp luật.
– Công ty quản lý quỹ luôn phải đảm bảo thực hiện các giao dịch và phân bổ tài sản giao dịch một cách công bằng, hợp lý giữa các nhà đầu tư.
Công ty quản lý quỹ, người có liên quan của công ty quản lý quỹ, người hành nghề quản lý quỹ không được là đối tác mua hoặc bán trong giao dịch tài sản đầu tư trong danh mục của nhà đầu tư uỷ thác mà công ty đang quản lý, trừ trường hợp giao dịch này được thực hiện thông qua hệ thống giao dịch theo phương thức khớp lệnh tập trung tại sở giao dịch chứng khoán, trung tâm giao dịch chứng khoán hoặc đã được quy định cụ thể trong hợp đồng quản lý đầu tư và đã được nhà đầu tư uỷ thác chấp thuận. Việc chấp thuận này phải bằng văn bản.
– Không được quyền đòi hỏi bất kỳ lợi ích gì ngoài các khoản phí đã thoả thuận trong hợp đồng.
– Không được sử dụng tài sản ủy thác theo danh mục đầu tư do mình quản lý để đầu tư vào các quỹ đại chúng, công ty đầu tư chứng khoán đại chúng thành lập do chính công ty quản lý, hoặc cho vay, bảo lãnh cho bất kỳ nghĩa vụ nào.
– Không được đưa ra những tuyên bố với nhà đầu tư về việc bảo đảm hoạt động đầu tư luôn đạt hiệu quả. Đây là một nghĩa vụ quan trọng, vì bản thân công ty quản lý quỹ cũng không thể đảm bảo hoàn toàn về mức độ thành công của hoạt động đầu tư do thị trường chứng khoán có nhiều rủi ro.