Quản lý kỹ thuật và công nghệ là hoạt động thực hiện trong hoạt động doanh nghiệp. Khi các ứng dụng mới và hiện đại được áp dụng. Các hoạt động quản lý cần thiết tiến hành để ang đến hiệu quả. Kỹ thuật và công nghệ là hai điểm mới mang đến nhiều lợi ích doanh nghiệp mong muốn. Cả trong hoạt động sản xuất và kinh doanh. Như việc nâng cao trình độ, khả năng để cho ra các sản phẩm chất lượng cao, đồng loạt. Cải thiện các yếu tố lao động, thời gian, chi phí và tìm kiếm lợi nhuận.
Mục lục bài viết
1. Quản lý kĩ thuật và công nghệ là gì?
Quản lí kĩ thuật và công nghệ trong tiếng Anh được gọi là Engineering and Technology Management- ETM.
Khái niệm.
Quản lí kĩ thuật và công nghệ là những hoạt động quản lí tiến hành trong hoạt động doanh nghiệp. Thực hiện đối với toàn bộ các phương tiện kĩ thuật, các công nghệ. Ngoài ra cũng quản lý các lĩnh vực có liên quan trong doanh nghiệp. Việc quản lý được tiến hành xung quanh hoạt động thiết lập chiến lược, điều phối đối tượng. Yếu tố quản lý giúp con người trở thành trung tâm của mọi sự chuyển động. Tính ứng dụng, sáng tạo và linh hoạt được phản ánh.
Kỹ thuật và công nghệ là các ứng dụng mới trong thành tựu của nhân loại. Tạo ra các tiện ích và tối đa hóa hiệu quả trong các giai đoạn sản xuất, kinh doanh. Yếu tố quản lý mang đến sự hiệu quả trong công tác tiến hành. Ngoài ra cũng giúp doanh nghiệp nắm bắt các giá trị. Từ đó thực hiện các điều chỉnh phù hợp trong cả quản lý và thực hiện đồng bộ. Kỹ thuật được xem xét, điều chỉnh phù hợp trong áp dụng ứng dụng công nghệ. Hay công nghệ muốn phản ánh hiệu quả trong sản xuất cần yếu tố quản lý chặt chẽ, phù hợp.
Nhiều nhà nghiên cứu và phần lớn các doanh nghiệp coi chúng là một chức năng quản trị kinh doanh. Là một bộ phận trong mảng chức năng quản trị điều hành. Bởi việc quản lý kỹ thuật và công nghệ nhằm xác định và phản ánh chiến lược. Phản ánh các phân tích, hướng đi của nhà quản trị. Đây cũng chính là ý nghĩa và chức năng trong quản trị nói chung. Điều hành và thể hiện chiến lược đối với cả hoạt động kinh doanh và điều hành doanh nghiệp.
Cụ thể được tiến hành với các nội dung:
Quản lý ký thuật. Phần lớn thời gian sẽ làm việc với máy móc. Với đòi hỏi công việc yêu cầu tính chất khoa học. Lên kế hoạch cho sản xuất, điều phối các hoạt động. Khi mà con người trở thành trung tâm của sự điều khiển. Các hoạt động nhằm chuyển đổi các mục đích sang trạng thái của máy móc. Thay thế con người tham gia vào các hoạt động sản xuất trực tiếp. Các yếu tố sáng tạo giúp việc quản lý kỹ thuật tiết kiệm thời gian và chi phí hợp lý cho doanh nghiệp. Như vậy, các kỹ năng cứng và kỹ năng mềm đều cần thiết và quan trong. Phản ánh tính sáng tạo, linh hoạt trong hoạt động quản lý.
Quản lý công nghệ. Thực hiện các hoạt động tiến hành với quản lý nền tảng công nghệ. Thông qua chiến lược công nghệ, dự báo công nghệ, lộ trình công nghệ, danh mục dự án công nghệ. Tất cả các hoạt động tiến hành đổi mới nhằm tạo ra tiện ích nhất định. Các lợi thế mang đến hiệu quả trong cạnh tranh. Cũng như xây dựng các tiềm lực cao hơn trong khả năng cạnh tranh.
Được hiểu là thực hiện các chức năng quản lý đối với phương tiện kỹ thuật và công nghệ. Công tác thực hiện bao quát toàn bộ các giai đoạn trong quá trình tạo lập, sử dụng, nhân rộng và thay thế các phương tiện kĩ thuật. Cũng như công nghệ sản xuất của doanh nghiệp. Xem xét cả về mặt hiện vật lẫn giá trị. Như vậy, quản lý tiến hành và phản ánh hiệu quả lẫn nhau của hai đối tượng trong hoạt động doanh nghiệp.
2. Đặc điểm:
Tạo ra năng lực sản xuất cần thiết cho doanh nghiệp.
Với mỗi nhu cầu khác nhau trong hoạt động của mỗi doanh nghiệp. Các năng lực sản xuất luôn cố gắng được tăng cường. và quản lý kỹ thuật và công nghệ hoàn toàn đáp ứng tiêu chuẩn đó. Dựa trên tính toán nhu cầu cần thiết, bổ sung kịp thời trang bị kĩ thuật, công nghệ. Xây dựng các chiến lược và mục tiêu của mình, cả chiến lược cạnh tranh cũng cần được quan tâm.
Với quản lý và sử dụng hiệu quả kỹ thuật và công nghệ tỏng sản xuất. Doanh nghiệp tính toán năng lực sản xuất cần thiết. Đây là cơ sở để các giá trị tạo ra được phản ánh đúng với năng lực tính toán. Bổ sung số lượng và chất lượng của thiết bị và công nghệ.
Khai thác, sử dụng các phương tiện kĩ thuật và công nghệ trong doanh nghiệp.
Việc áp dụng mang đến hiệu quả mới phản ánh tính ứng dụng và khai thác công dụng. Đặc biệt, với kỹ thuật và công nghệ, có thể tạo ra giá trị khác biệt. Để tính toán khi áp dụng, cần xem xét các yếu tố xung quanh tác động đến hiệu quả sử dụng công nghệ và kỹ thuật. Chẳng hạn như tính chất phản ánh năng lực sản xuất kinh doanh, nhu cầu trên thị trường, tập quán kinh doanh. Quan hệ hợp tác, chuyên môn hóa của doanh nghiệp. Chiến lược hoạch định tổng hợp trong sản xuất. Tính chất của nhu cầu trên thị trường, …
Các xem xét này giúp quản lý có cái nhìn toàn diện hơn. Nhằm phân tích hiệu quả sử dụng chúng và dự kiến kế hoạch thay thế, hiện đại hóa chúng.
Đảm bảo khả năng hoạt động của các phương tiện kĩ thuật và công nghệ.
Việc khai thác công dụng chỉ được tiến hành khi các điều kiện tốt nhất của kỹ thuật và công nghệ được tận dụng. Với kỹ thuật, máy móc cần mang đến các công suất, giá trị hữu ích đúng nhu cầu. Do đó, doanh nghiệp sẽ phải quyết định lựa chọn hình thức bảo trì, bảo dưỡng trang thiết bị. Xây dựng kế hoạch bảo trì, bảo dưỡng cụ thể.
Thực hiện kế hoạch cung ứng các phụ tùng thay thế. Tổ chức lực lượng cán bộ, chuẩn bị kinh phí và các điều kiện tổ chức khác phục vụ cho công tác bảo trì, bảo dưỡng trang thiết bị. Các yếu tố quản lý kỹ thuật thường được thực hiện bởi các kỹ thuật viên. Những người này phải đáp ứng trình độ, kinh nghiệm và sự linh hoạt, sáng tạo nhất định.
3. Nội dung:
Phân loại và theo dõi phương tiện kĩ thuật và công nghệ.
Có ý nghĩa rất quan trọng. Bởi mỗi doanh nghiệp luôn phải sử dụng và quản lí rất nhiều loại thiết bị và công nghệ khác nhau. Việc quản lý giúp nắm bắt các lợi thế cụ thể trên từng thiết bị. Từ đó mà yếu tố khai thác công dụng được tiến hành triệt để.
Tiêu chí phân loại sẽ quyết định hình thức theo dõi và quản lý. Có thể là phân loại theo nơi sử dụng (xí nghiệp, phân xưởng, tổ, nhóm, …). Tiêu chí về công dụng của trang thiết bị (thiết bị sản xuất, thiết bị vận chuyển, thiết bị đo lường- thí nghiệm, …). Thời gian sử dụng (tuổi) thiết bị. Tình trạng sử dụng thiết bị (thiết bị sử dụng ổn định, thiết bị hư hỏng, thiết bị dư thừa, …). Việc xác định cụ thể từng nhóm thiết bị hay công nghệ tạo ra sự khoa học, dễ dàng nắm bắt. Do đó mà các kỹ thuật viên có thể thực hiện các thao tác với quá trình theo dõi. Thông qua mã hóa các trang thiết bị và mở hồ sơ theo dõi.
Cải tiến, đổi mới và nâng cấp hệ thống phương tiện kĩ thuật và công nghệ.
Đánh giá các cải tiến kĩ thuật và công nghệ ở cấp độ doanh nghiệp cũng như các bộ phận trực tiếp sử dụng trang thiết bị. Hiện nay, phương thức cải tiến liên tục (Kaizen) được thực hành một cách rộng rãi, tỏ rõ hiệu quả cao đối với sản xuất kinh doanh. Phương thức này cũng phát huy tác dụng tốt đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở nhiều quốc gia.
Các thay đổi này nhìn chung dựa trên tính chất công dụng và hiệu quả sử dụng. Có thể tiến hành theo từng mức độ phụ thuộc vào tính chất phản ánh của kỹ thuật và công nghệ. Làm mới hệ thống phương tiện giúp quá trình đi đến hiệu suất sản phẩm được đẩy mạnh. Với phương tiện được hiểu với tính chất truyền tải, đưa từ sử dụng kỹ thuật công nghệ đến năng suất và lợi nhuận.
Xây dựng và thực hiện chế độ đánh giá, đánh giá lại, hạch toán và phân bổ chi phí sử dụng.
Đánh giá cả về mặt giá trị và vật chất – hình thái hiện vật. Cần định kỳ tính toán giá trị còn lại của từng trang thiết bị. Giúp doanh nghiệp luôn nắm rõ các tình trạng thực tế của thiết bị. Từ đó luôn có sự chủ động, hay điều chỉnh các quá trình sản xuất. Các tiêu chí đánh giá cũng được xem xét trên tính chất tác động, làm ảnh hưởng đến độ bền, công suất của trang thiết bị. Đánh giá trên các giác độ mức độ hao mòn, mức độ hỏng hóc, công dụng thực tế, khả năng sử dụng. Yêu cầu bảo trì, bảo dưỡng cũng như giá trị thực tế của những thông số kinh tế- kỹ thuật.
Thải loại, thay thế hệ thống phương tiện kĩ thuật và công nghệ của doanh nghiệp theo yêu cầu sản xuất kinh doanh.
Thải loại, thay thế thường gắn với cải tiến, hiện đại hóa chúng. Được thực hiện sau một chu kỳ tái sản xuất trang thiết bị (về mặt giá trị và hiện vật). Doanh nghiệp cũng có thể thay thế sớm hoặc kéo dài thời gian sử dụng trên thực tế. Dựa trên nhu cầu, khả năng tài chính và trình độ chuyên môn thực tế.
Có thể thực hiện hoạt động này dưới nhiều hình thức khác nhau.
– Cải tiến, đổi mới phương tiện trên cơ sở tận dụng những bộ phận, chi tiết, cấu kiện còn có thể sử dụng được.
– Chuyển giao trang thiết bị cho những bộ phận (trong nội bộ doanh nghiệp). Hoặc những doanh nghiệp khác có nhu cầu sử dụng lại. Khi mà thời gian sử dụng hữu ích đối với doanh nghiệp đã hết.
– Phá bỏ để đầu tư xây dựng và lắp đặt trang thiết bị mới. Được hiểu là sự thay thế bằng các phương tiện đáp ứng được các nhu cầu, đòi hỏi trong các giai đoạn hoạt đông của doanh nghiệp trong tương lai.