Hiện nay quan hệ thương mại được ví như chìa khóa mở cửa cho các giao dịch kinh tế - quốc tế. Hầu hết các quốc gia trên thế giới đều coi trọng vấn đề này. Cùng bài viết tìm hiểu về quan hệ thương mại là gì? Đặc điểm và những thay đổi và phát triển?
Mục lục bài viết
1. Quan hệ thương mại là gì?
Như chúng ta đã biết thì thương mại là toàn bộ các hoạt động trao đổi, buôn bán hàng hóa, dịch vụ giữa các chủ thể với nhau trên thị trường, đây là hoạt động có sự tham gia của nhiều chủ thể khác nhau cùng thực hiện một hoặc nhiều hành vi thương mại như mua bán, cung cấp dịch vụ hay thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại.
Hoạt động thương mại được diễn ra nhằm những vai trò chủ yếu như:
– Hoạt động thương mại giúp điều kiện quá trình sản xuất vì mọi sản phẩm được tạo ra từ hoạt động sản xuất đều sẽ được trao đổi, buôn bán trên thị trường.
– Thương mại phát triển đã tạo điều kiện cho quá trình trao đổi ngày càng được mở rộng, từ đó thúc đẩy sự phát triển của quá trình sản xuất hàng hóa.
– Ngoài ra hoạt động thương mại còn có một vai trò quan trọng trong việc hướng dẫn tiêu dùng vì qua đây nó có thể tạo dựng ra được các tập quán tiêu dùng mới trên thị trường.
Quan hệ thương mại hay quan hệ kinh tế trong thương mại trong tiếng Anh được gọi là trade relations hay trading ties, commercial relations.
Khi nhắc về quan hệ thương mại ta hiểu đây chính là tổng thể những mối quan hệ lẫn nhau về kinh tế, tổ chức và luật pháp phát sinh giữa các doanh nghiệp trong quá trình mua bán hàng hóa, dịch vụ.
Theo nghĩa rộng, quan hệ kinh tế trong thương mại thực chất là hệ thống các quan hệ lẫn nhau giữa các doanh nghiệp về sự vận động của hàng hóa, dịch vụ trong những điều kiện kinh tế – xã hội nhất định.
Cơ sở của việc hình thành quan hệ kinh tế giữa các doanh nghiệp là sự phân công lao động xã hội. Phân công lao động xã hội định ra sự cần thiết phải trao đổi sản phẩm giữa các đơn vị sản xuất kinh doanh với nhau.
– Hệ thống các quan hệ thương mại trong nền kinh tế quốc dân là toàn bộ các mối quan hệ kinh tế phát sinh giữa các doanh nghiệp trong quá trình mua bán hàng hoá, dịch vụ.
2. Đặc điểm của quan hệ thương mại:
Các chủ thể khi tham gia vào hoạt động hàng hóa đều nhằm hướng đến mục đích nhất định đó chính lại tạo ra được lợi nhuận kinh tế. Do vậy hoạt động thương mại sẽ bao gồm một số đặt điểm dưới đây:
– Chủ thể tham gia hoạt động thương mại
Chủ thể tham gia vào hoạt động thương mại đó là thương nhân. Trong một quan hệ thương mại thì phải có ít nhất một bên chủ thể là thương nhân thực hiện các hoạt động thương mại mang tính nghề nghiệp.
Theo đó căn cứ dựa trên Luật Thương mại 2005 thì ta có thể hiểu thương nhân chính là các tổ chức kinh tế được thành lập theo đúng trình tự, thủ tục pháp luật quy định, các cá nhân có hoạt động thương mại một cách độc lập, diễn ra thường xuyên và đã đăng ký kinh doanh theo quy định của Luật Doanh nghiệp.
– Mục đích hoạt động thương mại
Bất cứ chủ thể nao khi tham gia vào hoạt động thương mại đều nhằm một mục đích quan trọng nhất đó chính là tạo ra được lợi ích kinh tế.
Thông qua quá trình thương mại, các chủ thể sẽ đáp ứng đạt được nhu cầu của nhau, bên cung sẽ cung cấp cho bên cầu hàng hóa hoặc dịch vụ theo yêu cầu, đổi lại bên cầu sẽ trả lại khoản tiền tương ứng với hàng hóa, dịch vụ đó cho bên cung cấp.
– Nội dung chính của hoạt động thương mại
Trong hoạt động thương mại gồm có 2 nội dung lớn đó chính là: Mua, bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ.
Ngoài 2 nội dung này ra thì mọi hoạt động diễn ra dưới các hình thức khác nhau đều nhằm mục đích thu lợi nhuận thì đều được xác định là hoạt động thương mại.
3. Những thay đổi và phát triển của quan hệ thương mại:
Cùng với sự phát triển của nền sản xuất xã hội, tiến bộ khoa học kĩ thuật và phân công lao động xã hội, các hình thức quan hệ kinh tế trong thương mại được hình thành và phát triển ở nhiều mức độ khác nhau.
Hệ thống các mối quan hệ thương mại trên luôn luôn thay đổi và phát triển theo hướng ngày càng trở nên phức tạp và hoàn thiện hơn. Xu hướng các mối quan hệ kinh tế trong thương mại ngày càng trở nên phức tạp là do:
– Thứ nhất, qui mô sản xuất kinh doanh ngày càng lớn làm cho quá trình mua bán hàng hóa ngày càng trở nên khó khăn và phức tạp hơn
– Thứ hai, mở rộng danh mục sản phẩm sản xuất, kinh doanh, ngày càng xuất hiện nhiều sản phẩm mới trong nền kinh tế
– Thứ ba, gia tăng số lượng các doanh nghiệp thuộc nhiều thành phần kinh tế làm cho sự trao đổi sản phẩm mở rộng hơn và sâu sắc hơn
– Thứ tư, sự phát triển sản xuất kinh doanh trên những vùng mới làm cho thay đổi sơ đồ ghép giữa các doanh nghiệp vốn đã hình thành từ trước đây.
– Thứ năm, chuyên môn hoá sản xuất phát triển
4. Tham khảo về quan hệ thương mại Việt Nam – EU:
Hiện nay một quãng thời gian đó là 31 năm sau khi đã thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Liên minh châu Âu (EU), theo đó chính phủ cùng các bộ ngành đã thúc đẩy quan hệ song phương đi vào khuôn khổ, phát triển nhanh chóng cả chiều rộng lẫn chiều sau. Trong đó, quan hệ thương mại là quan hệ tiền đề và quan trọng để thúc đẩy hợp tác chính trị cũng như các hợp tác khác rộng rãi và đa dạng, trên cơ sở đôi bên cùng có lợi.
Như vậy ta thấy thông qua hoạt động thương mại và tham gia vào hoạt động thương mại quốc tế, các doanh nghiệp có thể tăng hiệu quả sản xuất – kinh doanh, mở rộng quy mô và đa dạng hóa các hoạt động kinh doanh nhằm tạo lợi nhuận tốt hơn cho doanh nghiệp.
Như vậy nên có hầu hết các quốc gia trên thế giới đều coi thương mại quốc tế là yếu tố quan trọng bậc nhất trong chính sách và chiến lược phát triển kinh tế của mình. Bên cạnh đó thì nền thương mại quốc tế không phải lúc nào cũng là giải pháp màu nhiệm mang lại sự thịnh vượng cho một quốc gia. Thương mại quốc tế càng phát triển, đồng nghĩa với quá trình tự do hóa thương mại phát triển theo (lúc này rào cản thuế quan và rào cản phi thuế trong thương mại giữa các nước giảm). Theo đó nên trong điều kiện còn có sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế và năng suất lao động, thương mại quốc tế có xu hướng khiến cho nhập khẩu của các nước đang và kém phát triển tăng lên, nhiều hàng hóa nước ngoài trở nên cạnh tranh với hàng hóa nội địa, làm giảm quy mô sản xuất nội địa, kéo theo đó là hiện hưởng thất nghiệp của các nước có thể gia tăng.
Nhìn chung, có thể thấy rằng thương mại quốc tế mang lại lợi ích rõ rệt cho các nước phát triển có trình độ công nghệ và tổ chức sản xuất cao, có khả năng cạnh tranh cao ở cả bốn bình diện cụ thể như các doanh nghiệp, sản phẩm, ngành và quốc gia. Đối với các nước đang và kém phát triển, thương mại quốc tế chỉ mang lại lợi ích thực sự khi các nước đó có chiến lược hội nhập kinh tế đúng đắn, phù hợp; biết chủ động và tận dụng lợi ích, biết hạn chế tác động bất lợi từ thương mại quốc tế đưa lại.