Đừng bao giờ thích một mối quan hệ không phải là tình yêu nhưng lại có một chút tình yêu, cứ ngỡ mình là người quan trọng nhưng thật ra chẳng là gì. Đó là một mối quan hệ mập mờ là những thứ không rõ ràng, nửa nọ nửa kia khiến người ta khó có thể nắm bắt và hiểu rõ ràng được.
Mục lục bài viết
1. Mối quan hệ mập mờ là gì?
Thuật ngữ “mối quan hệ mập mờ được sử dụng khá nhiều trong đời sống, đặc biệt là lứa tuổi Gen Z. Nhưng liệu các bạn đã hiểu rõ “mối quan hệ mập mờ” là gì chưa?
Situationship hay còn gọi với thuật ngữ dân gian, được giới trẻ ưa chuộng sử dụng đó là “trên tình bạn, dưới tình yêu” – một khái niệm được dùng để chỉ những mối quan hệ gắn kết, lãng mạn, hai người đối xử, dành cho nhau những tình cảm thắm thiết, thuần mật mà không ở mức bạn bè đơn thuần và cũng không phải là mối quan hệ tình yêu, những mối quan hệ này đến nay vẫn chưa có một tên gọi cụ thể rõ ràng. Situatonship cho phép họ ở trong một mối quan hệ lãng mạn mà không cần bận tâm việc dành thời gian và cam kết trách nhiệm cho mối quan hệ này.
2. Dấu hiệu của mối quan hệ “trên tình bạn dưới tình yêu là gì”?
Bạn đang đối xử đặc biệt với một bạn khác giới, ngày qua ngày hai người dành sự quan tâm cho nhau như việc hỏi han vào mỗi buổi tối, dành cho nhau những lời chúc ngủ ngon. Tuy vậy, cả hai người vẫn không thể gọi tên rõ ràng mối quan hệ này. Bạn đang thắc mắc liệu bạn có đang trong mối quan hệ “trên tình bạn dưới tình yêu” với người đó không? Dưới đây là vài dấu hiệu chúng tôi bật mí cho bạn để xác định mối quan hệ của bạn nhé!
2.1. Mối quan hệ không tên:
Bạn đang trong một mối quan hệ mà cả hai người đều tỏ ra quan tâm, chăm sóc đối phương và cả hai cũng chưa có động thái gì để tiến đến một mối quan hệ “có tên”. Có lẽ hai bạn muốn mọi thứ diễn ra từ từ, và còn quá sớm để hai bạn có thể xác định được chính xác tình cảm, cảm xúc của mình dành cho đối phương
2.2. Tránh nói về tương lai:
Khi bạn đề cập về kế hoạch tưng lai và mục tiêu tình cảm thì người kia luôn có ý muốn né tránh. Chính bạn và người ấy cũng không biết mình đang ở giai đoạn nào. Vì vậy, việc bàn bạc những chuyện về tương lai của hai người là điều cấm kị. Có lẽ hai bạn vẫn còn những dự tính tương lai riêng về cuộc sống, sự nghiệp mà chưa có sự sẵn sàng cho sự góp mặt của đối phương.
2.3. Thiếu nhất quán:
Chúng ta khi bước vào mối quan hệ thì cảm xúc cũng được xác định rõ ràng và tần suất gặp gỡ cũng từ đó mà tăng theo thời gian. Nhưng với một mối quan hệ “mập mờ” việc gặp mặt nhau sẽ không nhất quán, Có lúc bạn ấy sẽ tỏ ra quan tâm, nhớ nhung bạn, ngày ngày hỏi han, thắc mắc về cuộc sống của bạn diễn ra như thế nào. Nhưng cũng có những lúc người đó sẽ lạnh nhạt làm ngơ bạn, cách ứng xử với bạn sẽ chỉ như người bạn bình thường, tần suất liên lạc cũng có thể giảm một cách đáng kể.
2.4. Có cảm xúc, nhưng không hẳn là yêu:
Bạn có những hành động tỏ ra quan tâm với người ấy nhưng nếu xét về mặt cảm xúc thì bạn chưa thật sự hoàn toàn cởi mở. Bạn biết được những thói quen hằng ngày của họ, biết rõ sở thích của họ và cảm thấy đối phương rất phù hợp với mình. Nhưng mỗi lần nhắc đến việc phát triển, tiến xa hơn mối quan hệ đó, bạn lại cố lảng tránh.
2.5. Cả hai cũng đang gặp gỡ những người khác:
Vì chưa thể xác định rõ tình cảm của bản thân, nên hai bạn vẫn có quyền tham dự vào những mối quan hệ khác. Và đối phương hoàn toàn không có quyền gì để có thể cản bước bạn đi gặp gỡ, giao lưu và có những hành động quan tâm đến những người bạn khác.
2.6. Bạn và người ấy không giới thiệu nhau với bạn bè và gia đình:
Sự ra mắt đối với bạn bè và gia đình là dấu mốc khẳng định vị trí của bạn trong lòng người ấy, rằng người ấy muốn những người thân thiết với mình biết rằng bạn quan trọng như thế nào trong lòng của người ấy. Tuy nhiên trong mối quan hệ mập mờ, do cả hai chưa xác định rõ được mối quan hệ của mình, vì thế mà việc ra mắt bạn bè và gia đình là điều rất hiếm khi. Đôi khi người ấy còn có tình né tránh khi bạn ngỏ lời muốn tham gia những buổi tiệc có mặt bạn bè thân thiết cũng như người nhà.
3. Đừng để mối quan hệ mập mờ trở thành gánh nặng trong bạn:
Những người thương nhau trên mức bạn bè nhưng để tiến đến một mối quan hệ có tránh nhiệm với nhau hơn trong tương lai rất nhiều. Ưu điểm của mối quan hệ này đó là tiết kiệm được năng lượng cảm xúc, hạn chế stress và giảm thiểu trách nhiệm cho người khác, bạn sẽ không quá đặt nặng tránh nhiệm của người khách cho mình.
Nhưng mối quan hệ mập mờ cũng gây ra những hậu quả rất khôn lường:
3.1. Trạng thái lo lắng, căng thẳng:
Mối quan hệ “trên tình bạn dưới tình yêu” đôi lúc cũng làm cho chúng ta cảm thấy phiền toái, thậm chí luôn lo lắng, suy nghĩ về mối quan hệ này. Không biết người đó có thật sự quan tâm mình, hay liệu người đó có muốn tiến xa hơn với mình hay không? Đôi khi chúng ta còn rơi vào tình trạng ghen tuông nhưng lại không có danh phận gì để có thể lên tiếng cảm xúc của mình. Điều này rất dễ nảy sinh trạng thái căng thẳng, stress.
3.2. Bạn sẽ trở thành đối tượng bị người khác lợi dụng:
Việc có người luôn tỏ ra quan, chăm sóc, lo lắng cho bạn, lâu ngày sẽ dễ khiến bạn cảm nắng, mong muốn tiến đến một mối quan hệ xa hơn với người ấy. Thế nhưng, người ấy lại chỉ lợi dụng mối quan hệ mập mờ này, chỉ đơn thuần tỏ ra quan tâm bạn để biến bạn thành sự “lựa chọn” của anh ta. Khiến bạn luôn trông ngóng vào tình bạn mà anh ta dành cho bạn, hy vọng anh ta sẽ ngỏ lời tiến đến một mối quan hệ xa hơn với bạn. Nhưng trên thực tế, bên ngoài người ấy cũng tỏ ra quan tâm như vậy với rất nhiều người khác. Và khi tìm được đối tượng phù hợp với mình, người đó sẽ biến mất cùng với những lời quan tâm, hỏi han như chưa từng xuất hiện ở bên bạn.
3.3. Tổn thương:
Khi đã quá quen với sự quan tâm, chăm sóc của một ai đó dành cho mình, chúng ta sẽ có xu hướng đặt hết niềm tin vào người đó, đặc biệt dễ nảy sinh tình cảm với họ. Nhưng nếu tình cảm này không được xác định một cách rõ ràng, bạn sẽ cảm thấy mất niềm tin vào cuộc sống, vào tình cảm, thậm chí có cái nhìn tiêu cực về nó.
4. Làm sao để chấm dứt mối quan hệ mập mờ?
Thay vì cứ hoài nghi mối quan hệ đó, cũng không thể tiến đến mối quan hệ xa hơn, thì tại sao chúng ta không kết thúc mối quan hệ này.
Khi bạn ở trong mối quan hệ không rõ ràng thì bạn nên dừng lại và rời đi. Vì đã là mối quan hệ mập mờ thì khó có thể duy trì được mối quan hệ này một cách bền lâu. Và khi bạn quyết định chấm dứt mối quan hệ này cũng là một sự giải thoát đối với bạn. Đây cũng coi như một trải nghiệm hoặc một bài học để bạn có thể rú kinh nghiệm về sau.
5. Làm thế nào để tránh rơi vào mối quan hệ mập mờ?
Nói thì dễ, nhưng liệu chấm dứt mối quan hệ mập mờ có thật sự đơn giản? Sau đây chúng tôi xin đưa ra một số lời khuyên để bạn tham khảo:
Thứ nhất, Hiểu nhu cầu của bản thân:
Bạn phải chính là người hiểu rõ mong muốn của mình trong mối quan hệ đó. Liệu rằng bản thân bạn có thật sự muốn tiến tới một mối quan có tính bền chặt và muốn có trách nhiệm với đối phương hay không? Hay những cảm xúc với đối phương chỉ là cảm xúc nhất thời và thay đổi tùy theo thời gian.
Thứ hai, Hiểu đối phương:
Để mối quan hệ đi đến cái kết có hậu, việc hai người hiểu nhau, cùng nhau chia sẻ là điều quan trọng. Nếu hai người thật sự có thể đồng cảm, cùng nhau bày tỏ cảm xúc và sống thật với chính mình khi ở cạnh đối phương thì việc tiến đến một mối quan hệ xác định rõ ràng là cái kết đáng được mong chờ.
Thứ ba, Học cách giao tiếp lành mạnh:
Giao tiếp là nguyên nhân chính dẫn đến mối quan hệ ngày càng khó xác định. Nếu chúng ta thẳng thắn với nhau trong giao tiếp và xác định rõ ràng mối quan hệ của hai bên thì sẽ dễ dàng hơn cho cả hai và cả hai cũng không bị rơi vào tình trạng của mối quan hệ “trên tình bạn dưới tình yêu”.
Thứ tư, Phân biệt, làm chủ và chấp nhận:
Việc kiểm soát cảm xúc của bản thân là điều khá khó khăn, song điều này lại vô cùng cần thiết. Việc phân biệt rõ ràng những cảm xúc của bạn với đối phương tránh những cảm xúc không đúng mực và nhìn nhận đánh giá cảm xúc của đối phương là điều thật sự cần thiết. Bạn có thể học cách thay đổi nhận thức, cảm xúc, hành vi cá nhân nhưng không không thể điều khiển hành vi cảm xúc của đối phương. Vì vậy, điều tốt nhất bạn có thể làm là xây dựng mối liên kết giữa hai người thông qua cử chỉ, hành động, lời nói.
Bất kể sự thay đổi nào cũng cần quá trình lâu dài. Khi mối quan hệ “mập mờ” khiến bạn căng thẳng, ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống của bạn thì tốt nhất bạn nên lựa chọn giải pháp chấm dứt nó.