Phật giáo là một trong những tôn giáo lớn xuất hiện ở Việt Nam từ lâu đời và được nhiều người dân tôn thờ vì những quan điểm răn dạy con người sống thiện lành, chuẩn mực. Vậy quan điểm của Phật giáo về việc ly hôn như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Quan điểm của Phật giáo về việc ly hôn như thế nào?
Ngày nay, tỷ lệ ly hôn tại Việt Nam ngày càng có xu hướng tăng cao, tình trạng này có nhiều những báo động không tốt trong việc duy trì mối quan hệ xã hội. Các cá nhân khi kết hôn với nhau nhưng không tìm thấy hạnh phúc hoặc tình trạng không thể giải quyết hàn gắn được, mục đích hôn nhân không đạt được thì các cá nhân có thể quyết định chấm dứt tình trạng này thông qua việc ly hôn.
Theo quan niệm của Phật giáo, việc ly hôn không hề bị cấm đoán bởi hôn nhân và ly dị là những vấn đề của thế tục, thế gian không thể nào cấm cản hoặc ngăn chặn tuyệt đối được. Nếu người tại gia có mong muốn lập gia đình thì đó là sự lựa chọn của họ cần có sự tôn trọng. Nếu cá nhân muốn ly dị vì những lý do cá nhân cảm thấy không còn sự hòa hợp thì đó cũng là lựa chọn của riêng họ. Trong Phật giáo có sử dụng các thuật ngữ ” tự giác” có thể giải thích định ly hôn của các cá nhân. Theo đó, tự giác được hiểu là tự mình giác ngộ, tìm hiểu các thông tin và biết rõ và thấy đúng đối với những sự kiện mình đã chứng kiến hoặc cảm nhận, việc tự giác này không bắt buộc phải nhờ đến người khác hay nhờ kinh, sách cung cấp thông tin.. cho nên Phật giáo từ trước đến nay luôn đề cao tinh thần giác ngộ của mỗi cá nhân lên hàng đầu, cụ thể:
– Cá nhân là nam và nữ đều được trao quyền tự do chia tay nhau nếu như thực sự không thể thấu hiểu và tìm được sự đồng nhất về quan điểm lối sống sau khi sinh sống. Chia tay không phải cách lựa chọn tồi tệ và xấu xa mà bởi trong hoàn cảnh này việc lựa chọn chia tay là thích hợp nhất để tránh cảnh khổ đau cho cuộc sống hôn nhân không hạnh phúc, như mở một con đường mới để cho các cá nhân có thể sống một cuộc sống hạnh phúc thoải mái. Chính vì quan niệm này nên theo lời Phật đã nêu lên bốn yếu tố cơ bản để dẫn đến hạnh phúc hôn nhân bền vững đó là: đồng tín, đồng đức, đồng trí và đồng thí.
+ Đồng tín được hiểu là các cá nhân có sự đồng nhất trong một niềm tin tôn giáo nhất định, trong đời sống hôn nhân thể hiện rõ các quan điểm về sự sống nhân sinh quan, vũ trụ quan có sự tương đồng, dẫn đến sự hòa hợp về quan niệm và phong cách sống để cá nhân dễ dàng chia sẻ thấu hiểu và đồng cảm với nhau;
+ Đồng đức được sử dụng để chỉ việc các cá nhân cùng giữ gìn các phẩm hạnh đạo đức, luôn đề cao đạo đức trong cuộc sống, đối nhân xử thế, hiền lành luôn giúp đỡ những người xung quanh, không ích kỷ tham lam, vụ lợi cho bản thân,..
+ Đồng trí là chỉ việc các cá nhân có khả năng tiếp nhận thông tin và nhận thức có sự tương đồng nhất định. Việc tiếp nhận thông tin có thể theo hướng tiêu cực hoặc tích cực. Tuy nhiên đối với yếu tố đồng trí trong lời Phật thể hiện nhận thức một cách tích cực, cá nhân có chung quan điểm với nhau về một vấn đề và nội dung gặp phải;
+ Đồng thí được hiểu là có cùng tâm rộng lượng, san sẻ yêu thương với mọi người, giàu lòng trắc ẩn và luôn giúp đỡ những người xung quanh; luôn biết hỗ trợ chia sẻ với những khó khăn mà mình chứng kiến hoặc gặp phải..
Bốn yếu tố trên là những yếu tố cốt lõi mà Đức Phật đã dạy khi hai cá nhân là nam và nữ kết hợp với nhau trở thành vợ chồng. Trong cuộc sống hôn nhân nếu cả hai đều gìn giữ được 4 yếu tố trên thì không những thiết lập được hạnh phúc trong hiện tại mà còn là cơ sở để xây dựng nền tảng hạnh phúc trong những kiếp sống tương lai;
– Theo quan điểm của Phật giáo thì sắc đẹp và tiền tài không nằm trong bốn yếu tố quan trọng nhất tạo nên hạnh phúc bền vững. Cá nhân chỉ nên tập trung vào bốn yếu tố nêu trên còn sắc đẹp và tiền tài chỉ là những yếu tố xung quanh không mang tính bắt buộc bởi một khi xây dựng vững được bốn yếu tố trên thì sắc đẹp và tiền tài sẽ tự thu hút và kéo đến.
2. Một số lời khuyên dạy trong hôn nhân của Phật giáo:
– Khoảng cách độ tuổi kết hôn: Trong kinh Nguyên Nhân Suy Đồi” (Parabhava Sutta) Đức Phật có khuyên dạy một ý như sau: người đàn ông lớn tuổi thì không nên quan hệ hay lấy một người vợ quá trẻ tuổi. Sở dĩ, độ tuổi chênh lệch dẫn đến những vấn đề bất đồng về quan điểm, suy nghĩ, lối sống và sẽ làm cho người đàn ông đó trở nên suy đồi, sa đoạ. Từ trước đây đến nay, người đời cũng ít ai đồng tình với vấn đề người già đi lại hay quan hệ nam nữ với người con gái đang tuổi con cháu của mình. Điều này không chỉ đi ngược lại với đạo đức xã hội mà còn trái với lời khuyên dạy của Đức Phật.
– Nhường nhịn lẫn nhau: Nhường nhịn nên được hiểu là sự tương hợp trước sự chứng kiến của gia đình và họ hàng các bên, đồng thời có cả sự công nhận từ cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Để xây dựng được mối quan hệ gia đình thì mỗi người vợ hay chồng đều phải hi sinh cho nhau và quan trọng nhất là luôn nhường nhịn lẫn nhau trong nhiều vấn đề trong cuộc sống. Đối chiếu với mối quan hệ trước đây, đức tính nhường nhịn trong hôn nhân là quan trọng nhất để gìn giữ hôn nhân hạnh phúc. Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến việc ly hôn giữa các bên đó là do sự bất đồng, chán nản rồi lâu ngày trở nên thù ghét nhau vì những lời nói không đúng chuẩn mực và thái độ không nhường nhịn nhau. Chính vì vậy, nếu các cá nhân đều ý thức được việc giữ gìn những giới hạn khác nhau như không nói dối, không sử dụng những lời nhục mạ người khác, không uống rượu bia say xỉn, sa đọa vào cờ bạc hoặc làm nghề bất chính bất lương thì cũng góp phần rất lớn trong từng hành động để bảo vệ hôn nhân hạnh phúc của mỗi gia đình.
– Lựa chọn người kết hôn thông qua công việc họ làm: Phật giáo cũng đã đưa ra ví dụ một cá nhân làm người giết mổ hung hăng trong môi trường làm việc ở lò mổ hoặc một người luôn trong tình trạng say xỉn trước khi về nhà thì khó giữ được tính tình ôn hòa lời nói, nhường nhịn, dịu dàng đối với vợ con và những người xung quanh; đồng thời việc chung sống với một người vợ luôn hỗn láo không tôn trọng chồng và cha mẹ người thân của chồng, những tính cách bê tha như tụ tập cờ bạc, đua đòi chạy theo bè bạn, làm những ngành nghề trái với đạo đức, pháp luật thì khi tiếp xúc với những người bất thiện sẽ không thể nào nói rằng một trong hai người này có thể xây dựng một cuộc hôn nhân hạnh phúc đúng nghĩa.
Chính vì vậy Phật giáo luôn đề cao việc giữ giới bởi nó có vai trò vô cùng quan trọng giữ những giá trị đạo đức cũng như hôn nhân gia đình. Chuyện ly hôn là vấn đề không thể nói trước tuy nhiên cá nhân hoàn toàn có thể gìn giữ bảo vệ được cuộc hôn nhân của mình nếu đều có ý thức sống theo những giới hạn đạo đức mà Đạo Phật đã răn dạy.
3. Thực tiễn áp dụng lời khuyên mối quan hệ vợ chồng trong gia đình truyền thống Việt Nam:
Đối với gia đình truyền thống Việt Nam, các cá nhân xây dựng mối quan hệ vợ chồng dựa trên nhiều những yếu tố như tình nghĩa, thủy chung, hòa thuận… Tất cả những giá trị đạo đức căn bản này đều được bắt nguồn từ trong tôn giáo cụ thể đó là Phật giáo. Mục đích của việc đề cao yếu tố này để duy trì, gắn bó và làm cho cuộc hôn nhân giữa hai người ngày cản trở nên bền vững sâu sắc hơn.
– Thứ nhất: tình nghĩa được nói đến trong quan hệ vợ chồng là chuẩn mực vô cùng quan trọng. Yếu tố này được thể hiện trong cách ứng xử lối sống hàng ngày trong gia đình và ngoài xã hội của các cá nhân. Trên thực tế, có những cặp vợ chồng trước khi lấy nhau không hề biết mặt nhau, những cuộc hôn nhân được cha mẹ sắp đặt không có tình yêu nhưng trong quá trình sinh sống tình nghĩa mà họ gắn kết ràng buộc với nhau là sợi dây níu giữ họ lại với nhau suốt cả đời.
Đạo nghĩa vợ chồng “ tương kính như tân” làm cho họ luôn giữ trong mình sự tôn trọng và sống hết lòng vì nhau, đồng cam cộng khổ đối với quãng thời gian ở bên nhau. Tình nghĩa còn được thể hiện thông qua sự quan tâm như lời nói, hành động cụ thể đặc biệt là sự tôn trọng đối với vợ hoặc chồng của mình. Tùy vào khả năng của mỗi cá nhân mà mỗi người thể hiện sự gánh vác chia sẻ và hi sinh khác nhau nhưng tự chung lại là hỗ trợ lẫn nhau không chỉ trong cuộc sống mà còn giáo dục con cái chung để tránh bị ảnh hưởng tác động từ những yếu tố xấu bên ngoài;
– Thứ hai: sự thủy chung là một trong những yếu tố quan trọng không thể thiếu khi nhắc đến truyền thống gia đình Việt Nam. Thủy chung được hiểu là tình cảm trước sau như một không thay đổi của các cá nhân là vợ, là chồng. Một khi đã là vợ chồng của nhau thì phải chung tình, gắn bó, yêu thương suốt đời dù vui buồn hay khốn khổ đều đồng hành cùng với nhau. Xã hội thời xưa, người chồng có quyền nhiều vợ nhưng người vợ chưa có duy nhất một chồng và vấn đề trinh tiết và đức hạnh được đặt nặng lên vai người phụ nữ vì đây được coi là chuẩn mực trong gia đình truyền thống. Ngày nay có những quan điểm khác hiện đại hơn, vấn đề thủy chung không được đánh giá thông qua những yếu tố vừa nêu trên nhưng vẫn luôn được đề cao và gìn giữ trong lối sống và quan điểm của người phụ nữ.
– Thứ ba: sự hòa thuận giữa vợ chồng trong gia đình đây được coi là yếu tố nền tảng để duy trì gia đình bền vững. Ngay tại trong các câu ca dao tục ngữ cũng đã đề cập nhiều đến việc hòa thuận giữa hai vợ chồng bởi vì nếu có đồng long, hỗ trợ giúp đỡ nhau trong công việc hàng ngày thì mới diễn ra thuận lợi trôi chảy, tránh được sự đổ vỡ. Thông thường, người phụ nữ thường là người giữ lửa và là người nhường nhịn để giữ ấm yên nhà cửa. Về việc nhường nhịn hy sinh quá nhiều cho gia đình hiện nay cũng đang được chuyển biến nhất định theo hướng tích cực hơn.