Chế độ quân chủ chuyên chế là chế độ điển hình cho giai đoạn phong kiến trong dòng chảy lịch sử của sự phát triển loài người. Nhiều người đặt ra câu hỏi: Quân chủ chuyên chế là gì? Và chế độ quân chủ chuyên chế được hiểu như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Quân chủ chuyên chế là gì?
Hình thức chính thể của nhà nước rất đa dạng và phong phú với những biểu hiện khác nhau qua các kiểu nhà nước. Điều đó được thể hiện rõ qua sự biến đổi của các dạng chính thể cơ bản, trong đó có chính thể quân chủ. Chính thể quân chủ tồn tại trong ba kiểu nhà nước đó là nhà nước chủ nô, nhà nước phong kiến và nhà nước tư sản. Xong biểu hiện của chính thể này trong mỗi kiểu nhà nước lại có những điểm riêng biệt. Trong nhà nước chủ nô thì chính thể quân chủ chỉ có dạng quân chủ tuyệt đối và chủ yếu tồn tại ở phương Đông. Ở phương tây, chính thể quân chủ hình thành tương đối muộn và nó xuất hiện khi chính thể cộng hòa không còn đắp ứng được đòi hỏi của tình hình thực tiễn lúc mấy giờ. Quân chủ chuyên chế hiện chưa được định nghĩa trong bất cứ văn bản quy phạm nào của pháp luật Việt Nam. Tuy nhiên dưới góc độ nghiên cứu thì quân chủ chuyên chế có thể được hiểu là chế độ mà quyền lực tối cao của nhà nước hay còn được gọi là giai cấp thống trị xã hội, được tập trung vào một người được gọi là vua hoặc nữ hoàng. Đối với phương Đông thì người đứng đầu là vua còn ở phương Tây thì người đứng đầu sẽ được gọi là nữ hoàng (ví dụ như vương quốc Anh). Quân chủ chuyên chế được xem là một loại thể chế chính trị tồn tại phổ biến nhất trong giai đoạn nhà nước phong kiến. Đây được xem là giai đoạn mà người đứng đầu nhà nước, tức là vua và nữ hoàng chính là hiện diện cho pháp luật của một quốc gia nhất định. Hay nói cách khác thì mọi chính sách và mọi quyết định về pháp luật của nhà nước đó đều do vua hoặc nữ hoàng thực hiện. Toàn bộ bộ máy nhà nước hoặc việc miễn nhiệm, hoặc bổ nhiệm, hoặc bãi nhiệm, hoặc cách chức bất kỳ quan lại giúp việc nào cho vua và nữ hoàng thì đều do vua và nữ hoàng quyết định theo nhu cầu và mong muốn của bản thân, không có bất kỳ pháp luật nào có thể chi phối ý chí của vua và nữ hoàng. Quân chủ chuyên chế cho phép vua và nữ hoàng được phép tạo dựng lên quân đội riêng và được đặt ra những luật lệ riêng để phục vụ cho chính nhu cầu của bản thân vì vậy pháp luật trong thời kỳ này thường mang tính chủ quan và không đảm bảo được sự công bằng trong xã hội, vua và nữ hoàng có thể được phép thu thuế riêng trong phạm vi lãnh thổ của mình.
Dưới góc độ pháp lý thì quân chủ chuyên chế có thể được coi là chế độ chính trị độc tài và độc đoán, quân chủ chuyên chế được nhìn nhận là sự duy ý chí của vua và nữ hoàng (tức là người đứng đầu nhà nước), mọi quyền lực được tập trung vào một người và không có sự phân tán quyền lực, quyền lực này được truyền từ đời này sang đời khác.
Vì thế, có thể hiểu đơn giản: Quân chủ chuyên chế là chế độ mà người đứng đầu nhà nước và người đứng đầu quốc gia được xem là duy nhất, mọi quy tắc xử sự chung trong phạm vi lãnh thổ của quốc gia đó đều do người đứng đầu nhà nước quyết định một cách độc đoán, quân chủ chuyên chế là chế độ điển hình cho giai đoạn phong kiến trong dòng chảy phát triển của lịch sử loài người. Quân chủ chuyên chế cho phép người đứng đầu một khu vực hoặc người đứng đầu một lãnh thổ nhất định được quyền thiết lập một chế độ pháp luật riêng, có quyền có quân đội riêng, thực hiện các chính sách phát triển kinh tế xã hội một cách riêng biệt.
3. Chính thể quân chủ chuyên chế:
Chính thể quân chủ chuyên chế là khái niệm để chỉ một hình thức nhà nước, trong đó người đứng đầu nhà nước được thiết lập theo nguyên tắc kế truyền với quyền lực vô hạn. Tức là để thực thi quyền lực tối cao thì người đứng đầu nhà nước (thường được gọi là vua, quốc vương hoặc nữ hoàng, hoàng đế) Theo thể chế quân chủ chuyên chế thường lập ra một bộ máy thường được gọi là triều đình, gồm nhiều bộ phận khác nhau và mỗi bộ phận sẽ được giao quản lý một lĩnh vực khác nhau, tất cả đều đặt dưới sự quản lý tuyệt đối của vương quyền. Tại các triều đình này thì để giúp các nhà vua hoàn thành công việc một cách tối ưu, tể tướng hoặc thừa tướng thường được lập ra với những quyền hành rộng rãi. Tuy nhiên đó không phải là sự hạn chế quyền lực tối cao và tuyệt đối của nhà vua và nữ hoàng, vì nhà vua có thể bãi bỏ bất cứ lúc nào các thiết chế do mình lập ra và mọi hành vi vi phạm với ý chí của nhà vua hoặc vượt quá nhiệm vụ và quyền hạn được nhà vô giao phó đều có thể bị xử lý nghiêm khắc. Ở nhà nước theo hình thức thể chế quân chủ chuyên chế thì mọi quyền lực tối cao trong nước đều thuộc về nhà vua. Vua vừa là người duy nhất đặt ra pháp luật và cũng vừa là người bổ nhiệm hoặc miễn nhiệm hoặc bãi nhiệm bất kỳ quan lại cao cấp nào trong bộ máy nhà nước, ngoài ra thì vua cũng chính là người có quyền tối hậu trong việc xét xử. Người đứng đầu nhà nước theo thể chế quân chủ chuyên chế thường được kể chuyện theo những nguyên tắc cơ bản đó là:
– Trọng nam khinh nữ, tức là ưu tiên quyền truyền ngôi cho con trai, nếu không có con trai thì mới chuyển mua cho con gái, nhưng việc truyền ngôi cho con gái trên thực tế rất ít khi xảy ra;
– Nguyên tắc trọng trưởng khinh thứ, tức là yêu tiên truyền ngôi cho con trai trưởng, nếu như con trai trưởng có những khiếm khuyết về mặt trí tuệ và tài năng hoặc đức độ thì mới chuyển ngôi cho con trai tiếp theo;
– Nguyên tắc lãnh thổ bất khả xâm phạm và ngày vàng chỉ truyền cho một người để đảm bảo lãnh thổ không bị phân chia.
Vì thế, chính thể quân chủ chuyên chế là một loại hình thức chính thể phổ biến trong các nhà nước chủ nô và nhà nước phong kiến.
3. Tại sao chế độ quân chủ chuyên chế vẫn tồn tại hiện nay?
Trong thời đại hiện nay thì chế độ quân chủ chuyên chế vẫn đang còn tồn tại. Có nhiều lợi thế cho chế độ quân chủ chuyên chế thời hiện đại phát triển, có thể kể đến như sau:
Thứ nhất, không thể phủ nhận vai trò nổi trội của các vương triều so với các chính khách, người đứng đầu được bầu lên nhận được sự tín nhiệm tối cao của người dân. Sự lựa chọn vị trí cao nhất trong chế độ quân chủ chuyên chế không bị ảnh hưởng hoặc phụ thuộc vào tài chính, phương tiện truyền thông hay đảng phái chính trị vì thế tính thống nhất và tính ý chí của chế độ quân chủ chuyên chế được đặt lên hàng đầu.
Thứ hai, vua và nữ hoàng trong chế độ quân chủ chuyên chế là điều duy nhất để giữ gìn đất nước trước thảm họa nội chiến. Thực tế thì chế độ quân chủ chuyên chế vẫn đã và đang phát huy tối đa vai trò cần thiết của mình kể cả trong thời đại công nghiệp hóa và hiện đại hóa như hiện nay. Bằng chứng chứng minh đó là số lượng các vương triều không dám đi mà lại tăng lên.
Thứ ba, chế độ quân chủ chuyên chế có khả năng ngăn chặn sự hình thành của các chính phủ cực đoan bằng nhiều hình thức khác nhau, điển hình nhất là có thể điều chỉnh “nhân sự” của chính phủ. Tất cả các chính khách chính trị đều buộc phải thực thi theo vai trò của người đứng đầu nhà nước đưa ra, tất cả các chủ thể trong bộ máy nhà nước đều phải tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật và đặt dưới quyền của nhà vua. Điều này đem đến nhiều thuận lợi đó là có khả năng ngăn chặn kịp thời những khuynh hướng bảo thủ và bè cánh, năm chặn kịp thời các tư tưởng cực đoan và các phe phái “bằng mặt chứ không bằng lòng”. Chế độ quân chủ chuyên chế còn có vai trò ổn định trong vấn đề điều hành đất nước bằng cách chuyển giao quyền lực từ từ và dần dần từ các vương triều này xong vương triều khác. Nhờ đó bao nhiêu quốc gia theo chế độ quân chủ chuyên chế đã ổn định được đất nước sau những cơn địa chấn kinh hoàng.
Thứ tư, chế độ quân chủ chuyên chế ngày càng nâng tầm đất nước vào đây được đánh giá là chế độ đủ danh vọng và uy tín để có thể thực hiện những sự lựa chọn cuối cùng hay những quyết định khó khăn nhất cho đất nước mà không một chế độ nào có thể làm được. Mặc dù vậy tuy nhiên chế độ quân chủ chuyên chế trong thời buổi hiện đại vẫn còn bị chỉ chích và bị coi là không phù hợp với xã hội hiện nay. Một trong những lý do có thể kể đến đó là sử dụng quyền lực tuyệt đối và tập trung vào một đối tượng nhất định, quyền lực không được phân tích rõ ràng, sử dụng quyền lực tùy tiện mà không thông qua bất kỳ một sự kiểm soát nào, thậm chí nhiều người còn cho rằng chế độ quân chủ chuyên chế nặng nề về tư tưởng cai trị và quan tâm nhiều hơn đến lợi ích cá nhân, không đề cao lợi ích chung của toàn thể đất nước.
4. Một số điểm khác nhau cơ bản giữa chính thể quân chủ chuyên chế và quân chủ lập hiến:
Tuy rằng chế độ quân chủ chuyên chế là chế độ tập trung quyền lực, nhưng cũng có nhiều người, nhiều bộ phận giúp việc cho vua, nữ hoàng. Người đứng đầu nhà nước thông qua hệ thống quan lại, lãnh chúa, vương tại các khu vực đất đai để truyền đạt, thể hiện quyền lực của mình. Bên cạnh chế độ quân chủ chuyên chế thì vẫn tồn tại một hình thức quân chủ khác đó là quân chủ lập hiến. Quân chủ lập hiến là một hình thức chính thể mang những đặc điểm riêng biệt. Nhiều người hiện nay vẫn còn nhầm lẫn giữa chế độ quân chủ chuyên chế và quân chủ lập hiến, mặc dù cùng là thể chế chính trị quân chủ tuy nhiên hai chế độ này có những điểm khác biệt, điển hình nhất có thể kể đến sự khác biệt sau:
Thứ nhất, quân chủ chuyên chế là do vua nắm mọi quyền hành.
Thứ hai, quân chủ lập hiến thì vẫn có vua đứng đầu nhưng người nắm mọi quyền hành lại không phải vua, mà là các giai cấp tư sản và quý tộc mới.