Quân đội là lực lượng chủ lực tham gia trong các cuộc chiến tranh, cũng như mang đến sức mạnh quân sự của quốc gia. Lực lượng này tham gia giữ gìn an ninh, trật tự, bảo vệ Tổ quốc. Ngoài ra còn đảm bảo các công tác tham gia sản xuất trong thời bình. Quân đội mang đến sức mạnh vũ trang, cùng với các lực lượng phối hợp trong công tác bảo vệ đất nước. Trong lịch sử, quân đội hình thành và nắm giữ các vai trò tất yếu. Cũng như phát triển và nắm giữ các vai trò quan trọng. Lực lượng quân đội cần được xây dựng hùng mạnh để thể hiện cho sức mạnh đoàn kết dân tộc.
Luật sư tư vấn luật miễn phí qua tổng đài điện thoại: 1900.6568
Mục lục bài viết
1. Quá trình hình thành:
Tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam:
Tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam là Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân. Đội quân chủ lực đầu tiên của ta được thành lập vào ngày 22/12/1944 theo sự chỉ đạo của vị lãnh tụ Hồ Chí Minh. Thực hiện trong sứ mệnh tuyên truyền, mang đến sức mạnh và lý tưởng giải phóng đất nước. Đội quân này được hình thành ban đầu trong ý nghĩa áp dụng ngay vào thời kỳ chiến tranh.
Khi mới thành lập, Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân chỉ vỏn vẹn có 34 cán bộ, chiến sĩ. Đây là lực lượng được giao trách nhiệm, nhiệm vụ giải phóng đất nước. Đóng góp và phối hợp với Đảng tham gia chiến tranh. Đội được chia thành 3 tiểu đội và 34 khẩu súng các loại. Lực lượng mỏng nhưng đã sớm phát huy được những truyền thống chống giặc ngoại xâm và nghệ thuật quân sự lấy ít địch nhiều, lấy nhỏ thắng lớn của dân tộc ta.
Kết quả quân ta đã giành được chiến công đầu tiên tại hạ đồn Phay Khắt và Nà Ngần.
Được sáp nhập với lực lượng Cứu quốc quân:
Ngay từ lần đầu ra quân, đội quân chính quy đầu tiên của Việt Nam đã giảnh được những chiến công vang dội. Lực lượng được tổ chức có người chỉ huy, lãnh đạo cùng các nhiệm vụ cụ thể. Do đó, các phân công phối hợp mang đến hiệu quả tổ chức, quy củ. Giải phóng nhiều khu vực rộng lớn và sử dụng làm căn cứ cho các hoạt động đấu tranh giành độc lập. Mở thêm các căn cứ để thực hiện đóng quân, để sử dụng trong chiến lược đấu tranh. Đóng góp lớn trong công tác xây dựng và bảo vệ đất nước.
Đến ngày 15 tháng 5 năm 1945 Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân sáp nhập với lực lượng Cứu quốc quân và đổi tên thành Giải phóng quân. Lực lượng đông đảo và trở thành lực lượng quân sự chủ yếu của Mặt trận Việt Minh. Mang đến nguồn lực to lớn, đảm bảo lý tưởng tham gia chiến đấu và dành chiến thắng. Tiến hành cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong Cách mạng tháng Tám năm 1945.
2. Quân đội nhân dân Việt Nam tiếng Anh là gì?
Quân đội nhân dân Việt Nam tiếng Anh là Vietnam People’s Army.
3. Quá trình phát triển:
Quá trình phát triển gắn với sự xây dựng và trưởng thành của lực lượng.
Từ năm 1945 đến năm 1954 là thời kỳ phát triển vượt bậc cả về số lượng lẫn khả năng chiến đấu của Quân đội. Trong đó mang đến sự tham gia của các thành phần yêu nước, có ý chí và sức mạnh. Khi các chủ thể tìm được lý tưởng, tham gia vào quân đội để đóng góp công sức, trí tuệ của mình.
Chỉ trong một thời gian ngắn, từ khi đất nước giành độc lập đến thời điểm tháng 11 năm 1945, Giải phóng quân đã phát triển từ một đội quân với quy mô nhỏ trở thành Quân đội quốc gia Việt Nam với quân số khoảng 50.000 người, được tổ chức thành 40 chi đội. Đây là nhu cầu tất yếu, mang đến sức mạnh quân sự đất nước. Trong thời bình, lực lượng quân đội cũng giúp một quốc gia khẳng định sức mạnh, tiềm lực quân sự.
Đổi tên thành Quân đội Nhân dân Việt Nam.
Đến năm 1950, Quân đội Quốc gia Việt Nam chính thức đổi tên thành Quân đội Nhân dân Việt Nam. Cùng với phân chia và quản lý lực lượng. Thực hiện đóng quân trên các căn cứ, địa bàn trên lãnh thổ cả nước. Cũng tại thời điểm này, các đại đoàn chủ lực quân trọng như đại đoàn 308, 312, 320, 316,…đã lần lượt được thành lập. Cho đến nay vẫn là những đơn vị chủ lực của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Lực lượng càng được huấn luyện nghiêm khắc, mang đến chất lượng, sức mạnh vũ trang dân tộc.
Sự phát triển hùng mạnh về mặt lực lượng:
Thấy được tầm quan trọng cũng như sức mạnh tập thể, việc xây dựng và phát triển quân đội là nhu cầu tất yếu. Giúp mang đến sự chuẩn bị và huấn luyện chỉnh chu, có được lãnh đạo thống nhất từ trung ương đến địa phương. Quân đội nhân dân Việt Nam đã phát triển thành quân đội của quốc gia, trở thành lực lượng chủ lực. Đóng góp các chiến công vang dội, nhất là chiến thằng Điện Biên Phủ lịch sử vào ngày 7 tháng 5 năm 1954.
Trước âm mưu của các thế lực thù địch, quân đội vẫn cho thấy sức mạnh và vai trò to lớn. Trở thành điểm tựa cho nhân dân, gắn bó mật thiết với đời sống nhân dân.
Sự phát triển của Quân đội nhân dân Việt Nam được thể hiện ở những điểm sau:
– Sau Cách mạng tháng Tám, Việt Nam giải phóng quân chính thức đổi tên thành Vệ Quốc đoàn.
– Đến ngày 22 tháng 5 năm 1946, chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh thành lập Quân đội quốc gia Việt Nam.
– Năm 1951, Quân đội quốc gia Việt Nam đổi tên thành Quân đội nhân dân Việt Nam.
– Ngày 7 tháng 4 năm 1949, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chính thức ký quyết định thành lập bộ đội địa phương.
Từ đó cho thấy các vai trò của lực lượng ở trung ương, đóng quân trên toàn lãnh thổ. Mang đến sự phân công, phối hợp trong vai trò, lý tưởng của lực lượng. Ngoài ra, quân đội còn được hình thành và phát triển trong dân. Từ đó mang đến sự đoàn kết, hỗ trợ nhân dân tham gia sản xuất.
Quá trình chiến đấu và chiến thắng của Quân đội Nhân dân Việt Nam:
Có thể nhận thấy thông qua các chiến dịch sau:
– Thời kì chống Pháp (1945-1954):
+ Chiến thắng Việt Bắc – Thu Đông năm 1947.
+ Chiến thắng Biên giới năm 1950.
+ Chiến thắng Tây Bắc năm 1952.
+ Chiến thắng Thượng Lào năm 1953.
+ Chiến thắng Đông Xuân năm 1953 đến 1954.
Đây đều là các chiến dịch tiêu biểu. Ở đó, quân đội đóng vai trò quan trọng, mang đến lực lượng tham gia chiến đấu trực tiếp bảo vệ tổ quốc.
– Thời kì chống Mỹ (1954-1975):
+ Từ năm 1961 đến năm 1965 ta đánh bại chiến lược chiến tranh đặc biệt của Mĩ.
+ Từ năm 1965 đến ăm 1968 ta đánh bại chiến lược chiến tranh cục bộ của Mĩ.
+ Từ năm 1968 đến năm 1972 ta đánh bại chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh.
Ngoài ra quân và dân ta đã bắn rơi hàng ngàn máy bay, bắt sống hàng trăm giặc lái.
+ Cuộc tổng tiến công và nội dậy mùa Xuân năm 1975, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Để rồi đất nước được độc lập, dành lại hòa bình. Các công lao to lớn đó phải dựa trên sự chuyên nghiệp lãnh đạo, đoàn kết và quyết tâm, sức mạnh của các lực lượng.
4. Xây dựng lực lượng quân đội nhân dân Việt Nam:
Lực lượng chủ lực và bộ đội địa phương:
Hiện nay có thể nói Quân đội nhân dân Việt Nam mang đến sức mạnh và giá trị to lớn. Cũng được nhà nước tập chung phát triển về lực lượng, vật chất, trang thiết bị. Sự hùng mạnh càng được đảm bảo, mang đến sự quy củ và tính rèn luyện tập thể.
Quân đội có lực lượng thường trực gồm có bộ đội chủ lực và bộ đội địa phương. Trong đó, lực lượng chủ lực tham gia vào công tác huấn luyện chuyên nghiệp. Bên cạnh lực lượng làm công tác sản xuất ở địa phương trong thời bình, được huy động trong thời chiến. Lực lượng được phân bố cho thấy chất lượng, tiềm lực quân sự đồng đều trong cả nước. Phát huy và mang đến sức mạnh tập thể. Trong đó, tổng quân số vào khoảng 450.000 người và lực lượng quân dự bị khoảng 5 triệu người.
Quân đội là một trong các lực lượng nòng cốt trong công tác bảo vệ đất nước, giữ gìn an ninh. Cùng với các lực lượng vũ trang khác đảm bảo sức mạnh dân tộc. Để đất nước được sống trong hòa bình, độc lập.
Quân đội tham gia công tác vận động quần chúng. Các đơn vị quân đội đã tích cực thực hiện công tác dân vận, sống và gắn bó với các lý tưởng của nhân dân. Nhiều đơn vị quân đội đã đi đầu trong phát triển kinh tế – xã hội ở các vùng sâu, vùng xa. Cùng với nhân dân chung tay mang kinh tế về địa phương. Thực hiện trong công tác đi đầu, hướng dẫn và cùng người dân tiếp cận các nhu cầu kinh trế mới. Tham gia công tác cứu hộ và giảm nhẹ thiên tai, phòng chống lụt, bão.
Trong đó bộ đội chủ lực có vai trò nòng cốt:
Bộ đội chủ lực có vai trò nòng cốt của Quân đội nhân dân Việt Nam. Đây là lực lượng chuyên nghiệp, được tập chung huấn luyện trong công tác quản lý nhà nước. Đảm bảo quân số, chất lượng và đóng quân trên các địa bàn. Gồm có lực lượng cơ động, quân chủng, binh chủng, bộ đại chủ lực của quân khu và bộ đội chuyên môn kỹ thuật. Thực hiện các nhu cầu bảo vệ đất nước khác nhau.
Bên cạnh các đơn vị huấn luyện luôn sẵn sàng chiến đấu còn có các đơn vị hậu cần, kỹ thuật, các học viện, nghiên nghiên cứu và các trường đào tạo sĩ quan,… Để thực hiện đảm bảo công tác kỹ thuật, nghiên cứu, ứng dụng và phát triển cần thiết. Tạo ra và trang bị cho lực lượng sẵn sàng tham gia chiến đấu.
Nhiệm vụ của Quân đội:
+ Trong thời chiến:
Quân đội nhân dân Việt Nam với nhiệm vụ chính là bảo vệ đất nước, bảo vệ nhân dân khỏi những cuộc chiến tranh quy mô lớn và khốc liệt. Sức mạnh quân đội phải được thực hiện trên các chiến trường. Trong đó người quân nhân phải đi đầu, sẵn sàng hi sinh cho lý tưởng chung của đất nước. Phải bảo vệ cho tính mạng của người dân và lợi ích chung của quốc gia, dân tộc.
Trải qua hàng chục năm chiến tranh với những hi sinh to lớn về người và của, đất nước ta cuối cùng cũng đã giành được chủ quyền, độc lập dân tộc. Đó là nhờ đến các đóng góp, sự hy sinh quên mình của nhiều lực lượng, tầng lớp nhân dân.
+ Trong thời bình:
Trong thời kỳ hòa bình, Quân đội được xác định trở thành lực lượng vừa bảo vệ Tổ quốc vừa giúp nhân dân phát triển cuộc sống. Quân với dân như cá với nước. Quân phải gần dân, phục vụ và chăm lo cho đời sống của nhân dân. Thực hiện chức năng là một đội quân công tác, Quân đội nhân dân Việt Nam luôn giữ vững được mối quan hệ khăng khít với nhân dân. Để mang đến sự đoàn kết, sức mạnh lớn trong lực lượng quân đội nói riêng và trong xã hội nói chung.