Quá trình đô thị hóa ở Việt Nam trong giai đoạn 1954-1975 có sự khác biệt rõ rệt giữa miền Bắc và miền Nam do các điều kiện lịch sử, chính trị và xã hội khác nhau. Dưới đây là bài viết về chủ đề: Quá trình đô thị hoá của nước ta 1954-1975 có đặc điểm?, mời bạn đọc theo dõi.
Mục lục bài viết
1. Quá trình đô thị hoá của nước ta 1954-1975 có đặc điểm?
A. Phát triển rất mạnh trên cả hai miền.
B. Hai miền phát triển theo hai xu hướng khác nhau.
C. Quá trình đô thị hoá bị chửng lại do chiến tranh.
D. Miền Bắc phát triển nhanh trong khi miền Nam bị chững lại.
Đáp án đúng: B
2. Nguyên nhân quá trình đô thị nước ta 1954-1975 có sự khác biệt:
Nhìn chung, giai đoạn 1965-1975 là thời kỳ đô thị hóa nhanh chóng ở Việt Nam. Tuy nhiên, quá trình này có những đặc điểm và nguyên nhân khác nhau giữa miền Bắc và miền Nam.
Đô thị hóa ở miền Bắc
+ Hòa bình lập lại: Sau khi miền Bắc được giải phóng, hòa bình được lập lại dân số từ các vùng nông thôn lánh nạn chiến tranh quay trở về thành phố, làm tăng đáng kể tỷ lệ dân số đô thị.
+ Xây dựng cơ sở hạ tầng: Các đô thị bắt đầu được xây dựng và phát triển mạnh mẽ để phục vụ cho công cuộc công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.
+ Tốc độ đô thị hóa cao nhất vào năm 1960: Năm 1960 là năm đạt tốc độ đô thị hóa cao nhất với tỷ lệ 129,7%. Điều này phản ánh sự phát triển nhanh chóng của các đô thị trong giai đoạn đầu sau chiến tranh.
+ Ảnh hưởng của chiến tranh phá hoại: Tuy nhiên từ năm 1965 đến 1970, do chiến tranh phá hoại của Mỹ leo thang, tốc độ tăng dân số đô thị miền Bắc giảm dần. Tỷ lệ dân số thành thị giảm rõ rệt trong giai đoạn này. Sau đó, từ năm 1970 đến 1974, tỷ lệ dân số thành thị trở lại mức tăng bình thường.
Đô thị hóa ở miền Nam
Quá trình đô thị hóa ở miền Nam trong giai đoạn này diễn ra dưới những hoàn cảnh và nguyên nhân khác biệt so với miền Bắc. Một số nguyên nhân chính bao gồm:
+ Chính sách dồn dân của chính quyền Sài Gòn cũ: Để phục vụ cho chiến tranh, chính quyền Sài Gòn đã thực hiện chính sách dồn dân dẫn đến “đô thị hóa cưỡng bức” trong giai đoạn 1965-1969. Khoảng 12 triệu người, tức khoảng 60% dân số miền Nam đã phải rời bỏ quê hương để sống tập trung vào các đô thị.
+ Di dân vì chiến tranh: Chiến tranh tạo ra nhu cầu bảo vệ các khu vực hành chính và căn cứ quân sự, dẫn đến luồng di dân cưỡng bức từ nông thôn vào các đô thị.
+ Sự viện trợ của Mỹ: Sự hiện diện và viện trợ của Mỹ đã tạo điều kiện cho nhiều người dân sống dựa vào các đô thị để hưởng lợi từ nguồn viện trợ này, đồng thời làm tăng số lượng người làm các dịch vụ liên quan đến quân đội.
Như vậy, quá trình đô thị hóa ở Việt Nam trong giai đoạn 1954-1975 có sự khác biệt rõ rệt giữa miền Bắc và miền Nam do các điều kiện lịch sử, chính trị và xã hội khác nhau.
3. Câu hỏi trắc nghiệm kèm đáp án:
Câu 1: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4-5, hãy cho biết các đô thị trực thuộc Trung ương của nước ta là:
A. Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh, Cần Thơ.
B. Hà Nội, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh, Đà Lạt, Cần Thơ.
C. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Hạ Long, Cần Thơ, Huế.
D. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Huế, Đà Nẵng, Cần Thơ.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 2: Vùng có số dân đô thị nhiều nhất nước ta là:
A. Đồng bằng sông Hồng
B. Đông Nam Bộ
C. Duyên hải Nam Trung Bộ
D. Đồng bằng sông Cửu Long
Đáp án cần chọn là: B
Câu 3: Hệ thống đô thị của Việt Nam hiện nay được chia thành:
A. 3 loại.
B. 4 loại.
C. 5 loại.
D. 6 loại.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 4: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4-5, hãy cho biết thành phố nào sau đây không phải là thành phố trực thuộc Trung ương ?
A. Hải Phòng.
B. Huế.
C. Đà Nẵng.
D. Cần Thơ.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 5: Nguyên nhân dẫn tới quá trình đô thị hoá diễn ra mạnh mẽ trong thời gian qua là:
A. công nghiệp hoá phát triển mạnh.
B. quá trình đô thị hoá tự phát.
C. mức sống của người dân cao.
D. kinh tế phát triển nhanh.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 6: Các đô thị Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh có chức năng là:
A. là các trung tâm kinh tế.
B. trung tâm chính trị – hành chính.
C. văn hóa – giáo dục.
D. tổng hợp.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 7: Để giảm tình trạng di dân tự do vào các đô thị, giải pháp lâu dài và chủ yếu là:
A. phát triển và mở rộng mạng lưới các đô thị.
B. xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng ở đô thị.
C. hạn chế sự gia tăng dân số cả ở nông thôn và đô thị.
D. xoá đói giảm nghèo ở nông thôn, công nghiệp hoá nông thôn.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 8: Nhận định không đúng về đặc điểm đô thị hóa ở Việt Nam là:
A. Hoạt động của dân cư gắn với nông nghiệp.
B. Xu hướng tăng nhanh dân số thành thị.
C. Dân cư tập trung vào các thành phố lớn và cực lớn.
D. Lỗi sống thành thị phổ biến rộng rãi.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 9: Đô thị cổ đầu tiên của nước ta là:
A. Phú Xuân.
B. Phố Hiến.
C. Cổ Loa.
D. Tây Đô.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 10: Các đô thị thời Pháp thuộc có chức năng chủ yếu là:
A. Thương mại, du lịch.
B. Hành chính, quân sự.
C. Du lịch, công nghiệp.
D. Công nghiệp, thương mại.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 11: Từ Cách mạng tháng Tăm năm 1945 – 1954, quá trình đô thị hóa:
A. diễn ra nhanh, các đô thị thay đổi nhiều.
B. các đô thị thay đổi chậm, nhiều đô thị mở rộng.
C. diễn ra chậm, các đô thị không có sự thay đổi nhiều.
D. diễn ra nhanh, các đô thị lớn xuất hiện nhiều.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 12: Năm 2006, vùng nào sau đây của nước ta có số lượng đô thị nhiều nhất?
A. Đồng bằng sông Hồng.
B. Đồng bằng sông Cửu Long.
C. Bắc Trung Bộ.
D. Trung du và miền núi Bắc Bộ.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 13: Hai đô thị đặc biệt của nước ta là:
A. Hà Nội, Hải Phòng.
B. Hải Phòng, TP. Hồ Chí Minh.
C. TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội.
D. Hà Nội, Cần Thơ.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 14: Ý nào sau đây không đúng với đặc điểm đô thị hóa ở nước ta?
A. Quá trình đô thị hóa diễn ra chậm chạp.
B. Trình độ đô thị hóa thấp.
C. Tỉ lệ dân thành thị tăng.
D. Phân bố đô thị đều giữa các vùng.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 15: Các đô thị Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh có chức năng là:
A. là các trung tâm kinh tế.
B. trung tâm chính trị – hành chính.
C. văn hóa – giáo dục.
D. tổng hợp.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 16: Để giảm tình trạng di dân tự do vào các đô thị, giải pháp lâu dài và chủ yếu là:
A. phát triển và mở rộng mạng lưới các đô thị.
B. xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng ở đô thị.
C. hạn chế sự gia tăng dân số cả ở nông thôn và đô thị.
D. xoá đói giảm nghèo ở nông thôn, công nghiệp hoá nông thôn.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 17: Nhận định không đúng về đặc điểm đô thị hóa ở Việt Nam là:
A. Hoạt động của dân cư gắn với nông nghiệp.
B. Xu hướng tăng nhanh dân số thành thị.
C. Dân cư tập trung vào các thành phố lớn và cực lớn.
D. Lỗi sống thành thị phổ biến rộng rãi.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 18: Nhận định nào dưới đây không đúng?
Đô thị hóa tạo động lực cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế do các đô thị là
A. Thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng hóa lớn và đa dạng
B. Nơi có các trung tâm văn hóa, giáo dục, y tế lớn
C. Nơi có động lực lao động đông đảo, được đào tạo chuyên môn kĩ thuật
D. Nơi có cơ sở hạ tầng, vật chất kĩ thuật tốt
Đáp án cần chọn là: B
Câu 19: Đặc điểm đô thị hoá ở nước ta là:
A. Trình độ đô thị hoá thấp.
B. Tỉ lệ dân thành thị giảm.
C. Phân bố đô thị đều giữa các vùng.
D. Quá trình đô thị hoá diễn ra nhanh.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 20: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, hãy cho biết các đô thị nào sau đây là đô thị đặc biệt ở nước ta?
A. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh.
B. Hà Nội, Cần Thơ.
C. TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng.
D. TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng.
Đáp án cần chọn là: A
THAM KHẢO THÊM: