Đấu tranh tự phát và đấu tranh tự giác của công nhân là gì? Đấu tranh tự phát và đấu tranh tự giác tên tiếng Anh là gì? Quá trình chuyển từ đấu tranh tự phát sang tự giác của công nhân?
Để có một cuộc cách mạng giành được nhiều thắng lợi thì các phong trào đấu tranh của công nhân cũng đã góp phần công sức rất lớn. Việc công nhân dưới sự lãnh đạo của nhà nước đã chuyển từ đấu tranh tự phát sang tự giác đã là sự thành công bước đầu trong công cuộc các mạng. Vậy quá trình chuyển từ đấu tranh tự phát sang tự giác của công nhân đã trải qua những giai đoạn và nội dung như thế nào? Hãy tìm hiểu về quá trình này trong nội dung bài viết dưới đây:
Luật sư tư vấn luật qua điện thoại trực tuyến miễn phí: 1900.6568
Mục lục bài viết
1. Đấu tranh tự phát và đấu tranh tự giác của công nhân là gì?
Một công nhân có thể là một người làm việc. Thông thường, nhưng không phải lúc nào, thuật ngữ này dùng để chỉ những người có công việc chân tay hoặc công nghiệp.
Thuật ngữ này cũng có thể đề cập đến một thành viên của giai cấp công nhân. Nhiều người chia xã hội thành ba giai cấp: giai cấp công nhân, trung lưu và thượng lưu.
Trước khi tìm hiểu về đấu tranh tự phát và đấu tranh tự giác thì trong nội dung này tác giả sẽ giúp quya bạn đọc hiể hơn về tự giá là gì? và tự phát là gì? để hiểu rõ hơn về bản chất của đấu tranh tự phát và đấu tranh tự giác.
Những gì được thực hiện ngoài mục đích và sự kiểm soát của con người thì đó được xem là tự phát. Còn những gì được thực hiện theo mục đích đã định trước đó chính là tự giác. Những biểu hiện sự hiểu biết và vận dụng quy luật phát triển của thế giới khách quan đó chính là hình thức cao của tự giác. Những hình thái kinh tế – xã hội trước chủ nghĩa xã hội theo quan điểm của Chủ nghĩa Mac cho rằng các hình thái này đều phát triển một cách tự phát.
Việc tự giác trong một thời đại mới – thời đại sáng tạo lịch sử dưới sự nhận thức của con người đã mở ra các quy luật xã hội và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Những nhân tố tự phát không phải đã được khắc phục hết dưới chủ nghĩa xã hội, những nó cũng đã được khắc phục phần lớn. Bởi lẽ vẫn còn tồn tại nhân tố tự phát đó là do nhận thức đầy đủ và sâu sắc quy luật phát triển của chủ nghĩa xã hội, do sự lạc hậu của ý thức đối với cuộc sống sinh động luôn luôn phát triển,….
Đồng thời, việc chuyển biến từ tự phát sang tự giác diễn ra dưới dạng: phần tự phát nhỏ đi và tỉ trọng của tính tự giác ngày càng tăng lên. Muốn được như vậy, cần phải mở rộng và phát huy dân chủ, kết hợp sự lãnh đạo đúng đắn của đảng cộng sản với hoạt động sáng tạo của quần chúng.
Cách mạng tự phát, còn được gọi là chủ nghĩa tự phát, là một khuynh hướng cách mạng xã hội chủ nghĩa tin rằng cuộc cách mạng xã hội có thể và nên xảy ra một cách tự phát từ bên dưới của chính giai cấp công nhân, không có sự hỗ trợ hoặc hướng dẫn của một đảng tiên phong và nó không thể và không nên thực hiện bởi các hành động của các cá nhân như các nhà cách mạng chuyên nghiệp hoặc các đảng phái chính trị, những người có thể cố gắng thúc đẩy một cuộc cách mạng như vậy.
Nếu ý thức xã hội chủ nghĩa phải được nhập vào phong trào tự phát của giai cấp công nhân từ một cách không có chứng tỏ rằng nó không trái với sự hiểu biết thông thường của những người không theo chủ nghĩa Mác và hầu hết học thuật của chủ nghĩa Mác về vấn đề này, mâu thuẫn với luận điểm cơ bản của Mác về sự tự giải phóng vô sản.
Chỉ có thể hiểu được tuyên bố của Lenin dựa trên lôgic đặc biệt của phương thức phân tích chính trị của ông và, một khi được nhìn nhận dưới ánh sáng này, tuyên bố này có thể được hiểu như một điều kiện tiên quyết cần thiết để các nhà chính trị của chủ nghĩa Mác đưa ra lý thuyết về tình hình của họ trong sự phức tạp của đấu tranh giai cấp và do đó rút kinh nghiệm từ các cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân. Do đó, luận điểm “ý thức có từ không”, không chỉ thể hiện mối quan tâm khoa học đến việc nắm bắt thực tiễn của quá trình hình thành ý thức giai cấp công nhân, mà ngược lại, nó còn là một cam kết lý thuyết đối với quyền tự chủ chính trị của giai cấp công nhân.
2. Đấu tranh tự phát và đấu tranh tự giác tên tiếng Anh là gì?
Đấu tranh tự phát tên tiếng Anh là: “Spontaneous struggle”.
Đấu tranh tự giác tên tiếng Anh là: “Conscious struggle”.
3. Quá trình chuyển từ đấu tranh tự phát sang tự giác của công nhân?
Qua một quá trình lịch sử dài và trải qua rất nhiều năm thì một phong trào công nhân Việt Nam trở thành tự giác hoàn toàn? Thì việc chuyển từ đấu tranh tự phát sang tự giác của giai cấp công nhân Việt Nam phải trải qua một quá trình phấn đấu và nỗ lực của cả lãnh đạo và cả giai cấp công nhân.
Quá trình chuyển từ đấu tranh tự phát sang tự giác của công nhân được thể hiện rõ nhất qua các nguyên nhân đó là: do ảnh hưởng của Cách mạng tháng 10 Nga góp phần đẩy nhanh quá trình thành thục về chính trị cho giai cấp công nhân Việt Nam; Chủ nghĩa Mác – Lê Nin được truyền bá vào phong trào công nhân; Giai cấp công nhân Việt Nam ra đời ngay khi thực dân Pháp thực hiện khai thác thuộc địa; Giai cấp công nhân bị áp bức, bóc lột nặng nề.
– Thứ nhất, giai đoạn từ năm 1919 đến 1925
Trong giai đoạn này có 25 vụ đấu tranh riêng rẽ và có quy mô tương đối lớn. Tuy nhiên, các cuộc đấu tranh này còn có xu hướng thiên về kinh tế, đa phần là cuộc đấu tranh tự phát chưa có sự phối hợp giữa các nơi. Đây chủ yếu là một trong các lực lượng tham gia phong trào dân tộc, dân chủ, cuộc đấu tranh dựa trên tinh thần tự phát là chính.
+ Mở đầu là cuộc bãi công của thuỷ thủ Hải Phòng, Sài Gòn đòi phụ cấp đắt đỏ.
+ Năm 1920, công nhân Sài Gòn, Chợ Lớn đã thành lập Công hội (bí mật) do Tôn Đức Thắng đứng đầu.
+ Năm 1921, một số công nhân, thuỷ thủ Việt Nam làm việc trên các tàu của Pháp gia nhập Liên đoàn công nhân tàu biển Viễn Đông.
+ Năm 1922, công nhân viên chức Bắc Kỳ đòi chủ phải cho nghỉ ngày chủ nhật có trả lương. Cùng năm đó, còn có cuộc bãi công của công nhân thợ Nhuộm ở Chợ Lớn đòi tăng lương.
+ Từ năm 1924, nhiều cuộc bãi công của thợ nhà máy đèn, xát gạo, rượu, dệt ở Nam Định, Hà Nội, Hải Dương nổ ra.
+ Đặc biệt vào năm 1925, cuộc bãi công của thợ máy sửa chữa tàu thuỷ của xưởng Ba Son (Sài Gòn) đã ngăn không cho tàu Pháp đưa lính sang tham gia đàn áp cuộc đấu tranh cách mạng của nhân dân Trung Quốc và các thuộc địa Pháp ở Châu Phi.
Đây là sự kiện mà phong trào công nhân Việt Nam đã đánh dấu được bước tiến mới của mình. Giai cấp công nhân sau cuộc đấu tranh này đã dần chuyển mình từ đấu tranh tự phát sang đấu tranh tự giác.
Giai đoạn từ năm 1926 – 1929
Trên thế giới, cách mạng dân tộc, dân chủ ở Trung Quốc phát triển mạnh mẽ với những bài học kinh nghiệm về sự thất bại của Công xã Quảng Châu 1927. Đại hội V của Quốc tế cộng sản với những nghị quyết quan trọng về phong trào cách mạng ở các nước thuộc địa.
Trong nước, Hội Việt Nam cách mạng thanh niên và Tân Việt đã đẩy mạnh hoạt động trong phong trào công nhân (mở lớp huấn luyện cán bộ), ra báo “Thanh niên”, Nguyễn Ái Quốc viết cuốn “Đường cách mệnh”, phong trào “Vô sản hoá”….
+ Trong hai năm 1926 – 1927, ở nước ta đã liên tiếp nổ ra nhiều cuộc bãi công của công nhân, học sinh học nghề. Lớn nhất là cuộc bãi công của 1000 công nhân nhà máy sợi Nam Định, của 500 công nhân đồn điền cao su Cam Tiêm, tiếp đến là bãi công của công nhân đồn điền cà phê Rayna, đồn điền cao su Phú Riềng.
+ Trong hai năm 1928 – 1929, có khoảng 40 cuộc bãi công của công nhân nổ ra từ Bắc chí Nam.
+ Năm 1928, bãi công của công nhân nổ ra ở mỏ than Mạo Khê, nhà máy nước đá La – ruy (Sài Gòn), đồn điền Lộc Ninh, nhà máy cưa Bến Thuỷ, nhà máy xi măng Hải Phòng, đồn điền cao su Cam Tiêm, nhà máy Tơ Nam Định….
+ Năm 1929, bãi công của công nhân nổ ra ở nhà máy chai Hải Phòng, nhà máy xe lửa Trường Thi (Vinh), nhà máy AVIA (Hà Nội), nhà máy điện Nam Định, dệt Nam Định, đồn điền cao su Phú Riềng v.v
Phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân trong thời gian này nổ ra liên tục, rộng khắp. Nhiều nhà máy, xí nghiệp thành lập được công hội đỏ. Đặc biệt công nhân Nam Kỳ đã bắt đầu liên lạc với Tổng liên đoàn lao động Pháp.
Các cuộc đấu tranh đã có sự phối hợp và có sự lãnh đạo khá chặt chẽ, khẩu hiệu đấu tranh được nâng lên dần: đòi tăng lương, thực hiện chế độ ngày làm 8 giờ, phản đối đánh đập…Phong trào đấu tranh với nhiều hình thức, ngoài mục tiêu kinh tế, phong trào thời kỳ này mang hình thức đấu tranh chính trị, mang tính tự giác.
Phong trào công nhân ngày càng lên cao đòi hỏi tổ chức lãnh đạo cũng phải cao hơn mới đáp ứng được yêu cầu của cách mạng. Vì vậy, dẫn đến sự tan vỡ của tổ chức Thanh Niên và Tân Việt, xuất hiện ba tổ chức cộng sản:
– Đông Dương Cộng sản Đảng (6/1929),
– An Nam Cộng sản Đảng (7/1929)
– Đông Dương Cộng sản liên đoàn (9/1929).
Đến ngày 03/02/1930 ba tổ chức đó được thống nhất lại thành Đảng Cộng sản Việt Nam. Sự kiện đó đánh dấu phong trào công nhân đã hoàn toàn phát triển tự giác.