Các chính sách kinh tế - xã hội có những vai trò và ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của đất nước. Các chính sách này hoạt động dựa theo việc tổng hợp những phương thức, những biện pháp được nhà nước đề ra. Cùng bài viết tìm hiểu về quá trình chính sách kinh tế - xã hội là gì? Nội dung và vai trò?
Mục lục bài viết
1. Quá trình chính sách kinh tế – xã hội là gì?
Khái niệm quá trình chính sách kinh tế – xã hội:
Quá trình chính sách kinh tế – xã hội hay chính là chu trình chính sách công.
Toàn bộ quá trình từ lúc xây dựng, ban hành, tổ chức, chỉ đạo và kiểm soát việc thực hiện một chính sách kinh tế – xã hội cho đến khi hoàn thành việc thực hiện chính sách đó sẽ được gọi là một quá trình chính sách kinh tế – xã hội.
Quá trình chính sách kinh tế – xã hội hay chính là chu trình chính sách công trong tiếng Anh được gọi là gì?
Quá trình chính sách kinh tế – xã hội hay chính là chu trình chính sách công trong tiếng Anh được gọi là Public policy process.
2. Tìm hiểu về chính sách kinh tế:
2.1. Định nghĩa chính sách kinh tế:
Chính sách kinh tế trong tiếng Anh là Economic policy.
Chính sách kinh tế là thuật ngữ được sử dụng để nhằm thực hiện mô tả các hành động của Chính phủ nhằm mục đích ảnh hưởng đến nền kinh tế của quốc gia.
Hiểu theo một cách đơn giản, chính sách kinh tế là hành động của Chính phủ để có thể đạt được một hay nhiều mục tiêu kinh tế.
Một số ví dụ về những hành động của Chính phủ bao gồm thiết lập mức thuế suất, thiết lập mức lãi suất và chi tiêu của Chính phủ.
2.2. Chức năng của chính sách kinh tế:
Hiện nay, có ba phương pháp mà Chính phủ sử dụng để hoàn thành nhiệm vụ này. Đó là:
– Thứ nhất: Chức năng phân bổ:
Chức năng phân bổxoay quanh ngân sách của Chính phủ. Điều này có nghĩa là, Chính phủ cần quyết định nên tiêu tiền theo cách nào để từ đó có lợi cho nền kinh tế. Chẳng hạn như chi ngân sách để tài trợ chăm sóc sức khỏe và tạo việc làm.
– Thứ hai: Chức năng ổn định:
Chức năng ổn định chính là chức năng giúp kiểm soát lãi suất và lạm phát. Chức năng ổn định hoạt động giúp tăng tỉ lệ có việc làm hay giúp nền kinh tế đạt được trạng thái toàn dụng lao động.
– Thứ ba: Chức năng phân phối:
Chức năng phân phối xoay quanh thuế. Khi Chính phủ đưa ra quyết định về thuế thì cũng sẽ cần cân nhắc xem mức thuế nào sẽ phù hợp với từng tầng lớp kinh tế.
2.3. Mục tiêu của chính sách kinh tế:
Có ba nhiệm vụ mà một chính sách kinh tế hi vọng sẽ hoàn thành. Cụ thể đó chính là:
– Mục tiêu của chính sách kinh tế đó chính là tăng trưởng kinh tế: Điều này đơn giản có nghĩa là tăng tiền lương và thu nhập theo thời gian.
– Mục tiêu của chính sách kinh tế đó chính là toàn dụng lao động: Để nhằm mục đích có thể giúp đất nước đạt được trạng thái toàn dụng lao động trong một nền kinh tế, mỗi cá nhân mong muốn được làm việc, phải có khả năng có được một công việc.
– Mục tiêu của chính sách kinh tế đó chính là ổn định giá cả: Việc ổn định giá cả là nhiệm vụ giữ cho mức giá chung không tăng hoặc giảm mạnh. Nói một cách cụ thể khác, mục tiêu của Chính phủ chính là ngăn chặn lạm phát hoặc giảm phát xảy ra.
3. Tìm hiểu về chính sách xã hội:
Định nghĩa chính sách xã hội:
Chính sách xã hội trong tiếng Anh là Social policy.
Chính sách xã hội được hiểu cơ bản chính là chính sách của Nhà nước giải quyết các vấn đề phát sinh từ các quan hệ xã hội, liên quan đến lợi ích và sự phát triển con người, cộng đồng dân cư, đó là những vấn đề có ý nghĩa chính trị cốt lõi của mỗi quốc gia. Chính sách xã hội có vai trò ổn định đời sống người dân, xóa dần khoảng cách giàu nghèo, tiến tới xã hội công bằng, dân chủ, văn minh theo hướng bền vững.
Đặc trưng của chính sách xã hội:
– Thứ nhất: đặc trưng đầu tiên của chính sách xã hội đó là chính sách xã hội thực chất là chính sách đối với con người, nhằm vào con người, lấy con người, các nhóm người trong cộng đồng làm đối tượng tác động để có thể hoàn thiện và phát triển con người một cách toàn diện.
– Thứ hai: chính sách xã hội sẽ mang tính xã hội, nhân văn và nhân đạo sâu sắc.
– Thứ ba: chính sách xã hội có tính trách nhiệm xã hội cao, quan tâm và tạo điều kiện, cơ hội thuận lợi để mọi người phát triển.
– Thứ tư: chính sách xã hội bao giờ cũng có cơ chế hoạt động, bộ máy nhân sự, chương trình dự án và kinh phí hoạt động riêng.
– Thứ năm: chính sách xã hội còn có đặc trưng rất quan trọng là tính kế thừa lịch sử.
4. Nội dung quá trình chính sách kinh tế – xã hội:
Với đặc trưng riêng của mình, quá trình chính sách kinh tế – xã hội được thực hiện với những công việc cơ bản cụ thể như sau:
– Thứ nhất: Hoạch định chính sách kinh tế – xã hội
+ Khái niệm hoạch định chính sách kinh tế – xã hội:
Hoạch định chính sách kinh tế – xã hội được hiểu có bản chính là một quá trình bao gồm việc xác định các mục tiêu, các giải pháp và công cụ để nhằm mục đích từ đó có thể thực hiện mục tiêu, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thông qua và ban hành dưới hình thức văn bản quy phạm pháp luật.
+ Hoạch định chính sách kinh tế – xã hội hay hoạch định chính sách công trong tiếng Anh được gọi là gì?
Hoạch định chính sách kinh tế – xã hội hay hoạch định chính sách công trong tiếng Anh được gọi là Public policy planning.
+ Quá trình hoạch định chính sách kinh tế – xã hội:
Có thể hình dung quá trình hoạch định chính sách kinh tế – xã hội một cách vắn tắt cụ thể như sau:
Trước hết, xuất phát từ một vấn đề bức xúc của thực tiễn hoặc từ một vấn đề quan trọng trong đời sống kinh tế – xã hội, các chủ thể là những chuyên gia tiến hành phân tích vấn đề, mục tiêu và đề xuất một số giải pháp để nhằm mục đích có thể giải quyết vấn đề, hình thành nên các phương án chính sách.
Sau đó toàn bộ những đề xuất về vấn đề, mục tiêu, giải pháp sẽ được đánh giá để có thể lựa chọn phương án tối ưu. Bản dự thảo chính sách đó được trình lên cơ quan nhà nước có thẩm quyền để từ đó thực hiện việc xem xét, thông qua và ra quyết định.
Quyết định chính sách sẽ được thể chế hoá và ban hành dưới hình thức một văn bản quy phạm pháp luật để có thể được đưa vào quá trình thực hiện.
+ Nhiệm vụ chính của hoạch định chính sách kinh tế – xã hội:
Như vậy, từ những phân tích cụ thể nêu trên thì ta nhận thấy rằng sản phẩm của quá trình hoạch định chính sách kinh tế – xã hội là một chính sách được thể chế hoá.
Để nhằm mục đích có thể tạo ra sản phẩm đó, quá trình hoạch định chính sách có hai nhiệm vụ chính cơ bản cụ thể như sau: Quá trình hoạch định chính sách có nhiệm vụ cần phải xây dựng được chính sách tối ưu hoặc hợp lí. Bên cạnh đó thì quá trình hoạch định chính sách có nhiệm vụ cần phải thể chế hoá chính sách dưới hình thức văn bản quy phạm pháp luật và được áp dụng trên thực tế.
– Thứ hai: Tổ chức các hình thái cơ cấu để nhằm mục đích có thể thực hiện chính sách:
+ Tổ chức bộ máy thực thi chính sách.
+ Tổ chức các nguồn lực và thời gian để nhằm mục đích có thể thực thi chính sách (xây dựng các chương trình, dự án để đưa chính sách vào thực tế).
+ Ban hành các văn bản pháp quy để từ đó có thể cụ thể hoá các chính sách từ trung ương đến địa phương.
+ Tập huấn cho cán bộ và những đối tượng cơ bản của chính sách.
– Thứ ba: Chỉ đạo thực hiện chính sách thông qua các kênh truyền tải:
+ Huy động sự vận hành của hệ thống thông tin và truyền thông.
+ Tổ chức thực hiện các chương trình, dự án.
+ Vận hành các ngân sách.
+ Phối hợp các ngành, địa phương, các tổ chức.
+ Giải quyết mâu thuẫn giữa các bên liên quan.
+ Phát triển hệ thống sự nghiệp và dịch vụ.
– Thứ tư: Kiểm soát sự thực hiện chính sách:
+ Tổ chức kiểm soát thường xuyên và định kì thông qua hệ thống kiểm soát của Nhà nước.
+ Thiết lập hệ thống thông tin phản hồi.
+ Tổ chức nghiên cứu điều tra xã hội học.
+ Đánh giá chính sách.
+ Điều chỉnh những bất hợp lí gắn liền với chính sách.
+ Đưa ra các sáng kiến hoàn thiện, đổi mới chính sách.