Skip to content

 

Home

Trang thông tin tổng hợp hàng đầu Việt Nam

  • Trang chủ
  • Giáo dục
  • Kinh tế tài chính
  • Cuộc sống
  • Sức khỏe
  • Đảng đoàn
  • Văn hóa tâm linh
  • Công nghệ
  • Du lịch
  • Biểu mẫu
  • Danh bạ
  • Liên hệ

Home

Trang thông tin tổng hợp hàng đầu Việt Nam

Đóng thanh tìm kiếm

Trang chủ Giáo dục

Qua bài Nói với con, nhà thơ muốn gửi gắm điều gì?

  • 13/06/202413/06/2024
  • bởi Bạn Cần Biết
  • Bạn Cần Biết
    13/06/2024
    Theo dõi Bạn Cần Biết trên Google News

    Bài thơ Nói với con của Y Phương giúp ta hiểu thêm về sức sống và vẻ đẹp tâm hồn của một dân tộc miền núi, gợi nhắc đến tình cảm đẹp đẽ với quê hương và ý chí vươn lên trong cuộc sống. Để hiểu rõ hơn, mời các bạn tham khảo bài viết về Qua bài Nói với con, nhà thơ muốn gửi gắm điều gì? dưới đây.

      Mục lục bài viết

      • 1 1. Qua bài Nói với con, nhà thơ muốn gửi gắm điều gì?
      • 2 2. Giá trị nội dung bài Nói với con:
      • 3 3. Bài tập vận dụng có đáp án:



      1. Qua bài Nói với con, nhà thơ muốn gửi gắm điều gì?

      A. Tình yêu quê hương sâu nặng

      B. Triết lí về cội nguồn sinh dưỡng của mỗi người

      C. Niềm tự hào về sức sống bền bỉ, mạnh mẽ của quê hương

      D. Cả 3 ý trên

      Đáp án đúng: D

      Hưỡng dẫn lời giải: Bài thơ thể hiện tình cảm gia đình ấm cúng, ca ngợi truyền thống, niềm tự hào về quê hương, dân tộc mình. Bài thơ giúp ta hiểu thêm về sức sống và vẻ đẹp tâm hồn của một dân tộc miền núi, gợi nhắc đến tình cảm đẹp đẽ với quê hương và ý chí vươn lên trong cuộc sống.

      2. Giá trị nội dung bài Nói với con:

      Nói với con về tình cảm cội nguồn, tình cảm gia đình, quê hương được tác giả thể hiện trong khung cảnh gia đình ấm cúng, đầy ắp tiếng cười nói:

      Chân phải bước tới cha

      Chân trái bước tới mẹ

      Một bước chạm tiếng nói

      Hai bước tới tiếng cười

      Theo năm tháng, người con cứ lớn dần lên trong tình yêu thương che chở của cha mẹ. Cha mẹ là điểm tựa vững chắc, nâng đỡ từng bước đi của con. Cách nói rất sinh động: “Chân phải…”, “Chân trái”, “Một bước…”, “Hai bước,…” vừa diễn tả được từng bước đi của con, vừa diễn tả được tình cảm của cha mẹ trong quá trình chăm chút, nuôi dưỡng con lớn lên.

      Con không chỉ lớn lên dưới sự chăm sóc của cha mẹ, con còn được lớn lên trong tình yêu thương của người đồng mình, trong cuộc sống lao động và trong môi trường thiên nhiên thơ mộng, tình nghĩa:

      Người đồng mình yêu lắm con ơi

      Đan lờ cài nan hoa

      Vách nhà ken câu hát

      Rừng cho hoa

      Con đường cho những tẩm lòng

      Bằng cách vận dụng lối diễn đạt của người dân tộc miền núi, tác giả đã sáng tạo nên những hình ảnh thơ vừa cụ thể, vừa mang tính khái quát cao, mà vẫn giàu chất bay bổng về vẻ đẹp trong cuộc sống của người dân tộc miền núi. Với những hình ảnh mộc mạc, lời nói chân tình như: Đan lờ cái nan hoa /Vách nhà ken câu hát /Rừng cho hoa! Con đường cho những tấm lòng, tác giả đã diễn tả được vẻ đẹp của thiên nhiên, vẻ đẹp của tình người, vẻ đẹp của cuộc sống lao động và sinh hoạt tinh thần của người miền núi. Qua đó, tác giả muốn nhắc nhở con về tình cảm cội nguồn, về niềm yêu quý, tự hào đối với quê hương và gia đình.

      Nói với con về sức sống bền bỉ, mãnh liệt của quê hương

      Từ những câu thơ bộc lộ một cách cụ thể tình cảm gia đình, nghĩa tình quê hương, tác giả muốn mượn lời người cha nói với con về sức sống bền bỉ, mãnh liệt của quê hương. Đức tính cao đẹp của người đồng mình hiện dần lên qua những lời tâm tình của người cha. Đó là cuộc sống gian khổ và ý chí của con người vượt lên gian khổ:

      Người đồng mình thương lắm con ơi

      Cao đo nỗi buồn

      Xa nuôi chí lớn

      Dẫu làm sao thi cha vẫn muốn

      Sống trên đá không chê đá gập ghềnh

      Sống trên thung không chê thung nghèo đói

      Sống như sông như suối

      Lên thác xuống ghềnh

      Không lo cực nhọc

      Người cha muốn con thấy được sức sống mãnh liệt, bền bỉ của người đồng mình, muốn con hiểu được rằng mảnh đất chôn rau cắt rốn của mình cằn cỗi và hiểm trở, nhưng trên mảnh đất đó những nqười đồng mình đã can trường, dũng cảm, có ý chí vượt qua thác ghềnh để xây dựng quê hương. Bởi vậy, người cha muốn con hãy biết yêu thương những con người tuy thô sơ da thịt nhưng họ không nhỏ bé về tâm hồn. Chính họ là những người tạo nên văn hóa tốt đẹp của bàn làng, quê hương: “Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương /Còn quê hương thì làm phong tục”.

      Người cha muốn con mình nhận thức rõ vẻ đẹp, đức tính quý báu, truyền thống lao động sáng tạo văn hóa của bản làng, quê hương. Nhà thơ cũng muốn nhắc nhở con không được quên cội nguồn, không được đánh mất mình, phải biết thương yêu quê hương gian lao, vất vả, biết tự hào về khí phách và ý chí vươn lên của con người quê hương, phải biết kế tục xứng đáng truyền thống tốt đẹp cúa tổ tiên.

      3. Bài tập vận dụng có đáp án:

      Câu 1: Bài thơ “Nói với con” của Y Phương đã giúp em hiểu về điều gì ?

      A. Vẻ đẹp của rừng núi

      B. Sức sống của người miền núi

      C. Tâm hồn của người miền núi

      D. Sức sống và vẻ đẹp tâm hồn của người miền núi

      Đáp án: D

      Câu 2: Nhận xét nào đúng về nhà thơ Y Phương?

      A. Thơ của ông mang âm hưởng dân ca Nam Bộ.

      B. Đó là một hồn thơ thiết tha yêu mến cuộc sống nhưng cũng đầy đau đớn, giằng xé.

      C. Có phong cách triết lí và đậm chất suy tưởng.

      D. Thơ ông thể hiện tâm hồn chân thật, mạnh mẽ và trong sáng, cách tư duy giàu hình ảnh của con người miền núi.

      Đáp án: D

      Câu 3: Bài thơ Nói với con được làm theo thể thơ gì?

      A. Năm chữ

      B. Lục bát

      C. Tám chữ

      D. Tự do

      Đáp án: D

      Câu 4: Dòng nào dưới đây nêu đúng những đức tính tốt đẹp của người đồng mình?

      A. Cần cù, chịu khó, anh dũng, bất khuất

      B. Bền bỉ, nhẫn nại, chịu đựng, hi sinh

      C. Hồn nhiên, mộc mạc, nghĩa tình, giàu chí khí

      D. Thẳng thắn, trung thực, bền bỉ, dẻo dai

      Đáp án: C

      Câu 5: Bài thơ “Nói với con” của Y Phương , gợi nhắc chúng ta điều gì ?

      A. Phải biết ơn cha mẹ

      B. Phải biết ơn những người đã giúp đỡ mình

      C. Phải biết giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn hơn mình

      D. Phải có tình cảm gắn bó với truyền thống , với quê hương và ý chí vươn lên trong cuộc sống

      Đáp án: D

      Câu 6: Từ “nhỏ bé” trong câu thơ “Người đồng mình thô sơ da thịt- Chẳng có ai nhỏ bé đâu con” được dùng theo nghĩa nào?

      A. Nghĩa ẩn dụ

      B. Nghĩa thực

      C. Nghĩa so sánh

      D. Nghĩa cụ thể

      Đáp án: A

      Câu 7: Cách gọi “Người đồng mình” trong bài thơ Nói với con dùng để chỉ:

      A. Những người ở cùng một làng.

      B. Những người ở cùng xã.

      C. Những người ở cùng nhà.

      D. Những người sống cùng miền đất, quê hương.

      Đáp án: D

      Câu 8: Câu thơ “Người đồng mình thương lắm con ơi” (Nói với con – Y Phương) có sử dụng thành phần biệt lập nào?

      A. Thành phần gọi – đáp.

      B. thành phần tình thái.

      C. Thành phần cảm thán.

      D. Thành phần phụ chú.

      Đáp án: A

      Câu 9: Dòng nào không nói đúng nghệ thuật của bài thơ “Nói với con” ( Y Phương ) ?

      A. Sử dụng rất nhiều từ mượn và từ láy tượng hình

      B. Sử dụng nhiều hình ảnh cụ thể giàu chất thơ

      C. Có giọng điệu thiết tha , tình cảm

      D. Có bố cục chặt chẽ , hợp lí , dẫn dắt một cách tự nhiên

      Đáp án: A

      Câu 10: Cụm từ “lên thác xuống ghềnh” là:

      A. Tục ngữ

      B. Quán ngữ

      C. Ca dao

      D. Thành ngữ

      Đáp án: D

      Câu 11: Hai câu thơ sau thể hiện điều gì?

      “Đan lờ cài nan hoa

      Vách nhà ken câu hát”

      A. Tình yêu thương của cha mẹ với con cái.

      B. Cuộc sống lao động cần cù và vui tươi của con người quê hương.

      C. Tinh thần đoàn kết của “người đồng mình” trong cuộc sống.

      D. Cuộc sống gắn liền với thiên nhiên của “người đồng mình”.

      Đáp án: B

      Câu 12: Bài thơ “Nói với con” có giọng điệu như thế nào?

      A. Sôi nổi,mạnh mẽ

      B. Ca ngợi,hùng hồn

      C. Tâm tình tha thiết

      D. Trầm buồn, suy tư

      Đáp án: C

      Câu 13: Qua bài thơ Nói với con bằng từ ngữ, hình ảnh giàu sức gợi cảm, Y Phương thể hiện tình cảm ấm cúng, ca ngợi truyền thống cần cù, sức sống mạnh mẽ của quê hương và dân tộc mình. Đúng hay sai?

      A. Đúng

      B. Sai

      Đáp án: A

      Câu 14: Bài thơ giúp ta hiểu thêm về sức sống và vẻ đẹp tâm hồn của một dân tộc miền núi, gợi nhắc tình cảm gắn bó với truyền thống, với quê hương, và ý chí vươn lên trong cuộc sống. Đúng hay sai?

      A. Đúng

      B. Sai

      Đáp án: A

      5
      /
      5
      (
      1

      bình chọn

      )

      THAM KHẢO THÊM:

      Gọi luật sư ngay
      Tư vấn luật qua Email
      Đặt lịch hẹn luật sư
      Đặt câu hỏi tại đây
      CÙNG CHỦ ĐỀ
      ảnh chủ đề

      Cảm nhận khổ 2 bài thơ Nói với con của Y Phương hay nhất

      Cảm nhận về bài thơ Nói với con luôn là đề bài hay và khả năng làm đề thi cuối cấp rất cao, đặc biệt là về sự dặn dò của người cha dành cho con qua đó bày tỏ nỗi lòng yêu quê hương đất nước ở khổ hai. Để có thể có bài viết hoàn hảo, mời các bạn đọc cùng tham khảo bài viết dưới của Luật Dương Gia.

      ảnh chủ đề

      Cảm nhận khổ 1 bài thơ Nói với con của Y Phương siêu hay

      Nói với con là một lời thơ da diết và tràn đầy xúc động của tình cảm gia đình sâu đậm. Qua bài thơ Nói với con sẽ cho ta cảm nhận về tình cha ấm áp, và lòng tự hào dân tộc cùng nghị lực vượt khó trong đời sống như tác giả đã nhắn gửi trong từng câu thơ.

      Xem thêm

      CÙNG CHUYÊN MỤC
      • Thảo luận về cách hành xử phù hợp khi bị bắt nạt hay nhất
      • Các dạng đề thi THPT quốc gia về Người lái đò sông Đà
      • Theo em, vì sao các vương triều Đại Việt quan tâm đến giáo dục khoa cử?
      • Tả quang cảnh một phiên chợ Tết chọn lọc hay nhất lớp 6
      • Nguồn lương thực chính của cư dân Văn Lang – Âu Lạc là?
      • Biện pháp có ý nghĩa hàng đầu để bảo vệ đa dạng sinh học của nước ta là?
      • Sự suy giảm đa dạng sinh học ở nước ta không có biểu hiện nào dưới đây?
      • Phương thức biểu đạt của bài thơ Khi con tu hú là gì?
      • Đa dạng sinh học: Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 33
      • Đại Việt thời Trần (1226-1400) Lý thuyết Lịch Sử 7 Bài 13
      • Tình trạng đô thị hóa tự phát ở Mĩ La Tinh là do?
      • Đô thị hóa được xem là quá trình tiến bộ của xã hội khi?
      BÀI VIẾT MỚI NHẤT
      • Thảo luận về cách hành xử phù hợp khi bị bắt nạt hay nhất
      • Các dạng đề thi THPT quốc gia về Người lái đò sông Đà
      • Theo em, vì sao các vương triều Đại Việt quan tâm đến giáo dục khoa cử?
      • Tả quang cảnh một phiên chợ Tết chọn lọc hay nhất lớp 6
      • Nguồn lương thực chính của cư dân Văn Lang – Âu Lạc là?
      • Biện pháp có ý nghĩa hàng đầu để bảo vệ đa dạng sinh học của nước ta là?
      • Sự suy giảm đa dạng sinh học ở nước ta không có biểu hiện nào dưới đây?
      • Phương thức biểu đạt của bài thơ Khi con tu hú là gì?
      • Đa dạng sinh học: Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 33
      • Đại Việt thời Trần (1226-1400) Lý thuyết Lịch Sử 7 Bài 13
      • Tình trạng đô thị hóa tự phát ở Mĩ La Tinh là do?
      • Đô thị hóa được xem là quá trình tiến bộ của xã hội khi?
      LIÊN KẾT NỘI BỘ
      • Giáo dục
      • Kinh tế tài chính
      • Cuộc sống
      • Sức khỏe
      • Đảng Đoàn
      • Văn hóa tâm linh
      • Công nghệ
      • Du lịch
      • Biểu mẫu
      • Danh bạ
      LIÊN KẾT NỘI BỘ
      • Giáo dục
      • Kinh tế tài chính
      • Cuộc sống
      • Sức khỏe
      • Đảng Đoàn
      • Văn hóa tâm linh
      • Công nghệ
      • Du lịch
      • Biểu mẫu
      • Danh bạ

      CÙNG CHỦ ĐỀ
      ảnh chủ đề

      Cảm nhận khổ 2 bài thơ Nói với con của Y Phương hay nhất

      Cảm nhận về bài thơ Nói với con luôn là đề bài hay và khả năng làm đề thi cuối cấp rất cao, đặc biệt là về sự dặn dò của người cha dành cho con qua đó bày tỏ nỗi lòng yêu quê hương đất nước ở khổ hai. Để có thể có bài viết hoàn hảo, mời các bạn đọc cùng tham khảo bài viết dưới của Luật Dương Gia.

      ảnh chủ đề

      Cảm nhận khổ 1 bài thơ Nói với con của Y Phương siêu hay

      Nói với con là một lời thơ da diết và tràn đầy xúc động của tình cảm gia đình sâu đậm. Qua bài thơ Nói với con sẽ cho ta cảm nhận về tình cha ấm áp, và lòng tự hào dân tộc cùng nghị lực vượt khó trong đời sống như tác giả đã nhắn gửi trong từng câu thơ.

      Xem thêm

      Tags:

      Nói với con

      Y Phương


      CÙNG CHỦ ĐỀ
      ảnh chủ đề

      Cảm nhận khổ 2 bài thơ Nói với con của Y Phương hay nhất

      Cảm nhận về bài thơ Nói với con luôn là đề bài hay và khả năng làm đề thi cuối cấp rất cao, đặc biệt là về sự dặn dò của người cha dành cho con qua đó bày tỏ nỗi lòng yêu quê hương đất nước ở khổ hai. Để có thể có bài viết hoàn hảo, mời các bạn đọc cùng tham khảo bài viết dưới của Luật Dương Gia.

      ảnh chủ đề

      Cảm nhận khổ 1 bài thơ Nói với con của Y Phương siêu hay

      Nói với con là một lời thơ da diết và tràn đầy xúc động của tình cảm gia đình sâu đậm. Qua bài thơ Nói với con sẽ cho ta cảm nhận về tình cha ấm áp, và lòng tự hào dân tộc cùng nghị lực vượt khó trong đời sống như tác giả đã nhắn gửi trong từng câu thơ.

      Xem thêm

      Tìm kiếm

      Logo

      Hỗ trợ 24/7: 0965336999

      Văn phòng Hà Nội:

      Địa chỉ:  89 Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội, Việt Nam

      Văn phòng Miền Trung:

      Địa chỉ:  141 Diệp Minh Châu, phường Hoà Xuân, quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng, Việt Nam

      Văn phòng Miền Nam:

      Địa chỉ:  227 Nguyễn Thái Bình, phường 4, quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

      Bản quyền thuộc về Bạn Cần Biết | Nghiêm cấm tái bản khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản!

      Chính sách quyền riêng tư của Bạn Cần Biết