Trong hoạt động kinh doanh chắc hẳn các doanh nghiệp đều rất quan tâm tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp và cái mà doanh nghiệp thu được từ công việc kinh doanh biểu thị trên con số thông qua báo cáo kết quả đó sẽ phản ánh tình hình của doanh nghiệp đó một cách chính xác nhất. Vậy P&L là gì? Cách tính báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh như thế nào?
Mục lục bài viết
1. P&L là gì?
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát tình hình và kết quả kinh doanh trong một kỳ hoạt động của doanh nghiệp và chi tiết cho các hoạt động kinh doanh chính. Nói cách khác báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là phương tiện trình bày khả năng sinh lời và thực trạng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
P&L là viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Profit and loss” để nhắc đến vấn đề về lãi và lỗ. Thuật ngữ này được hiểu trong lĩnh vực kinh doanh là báo cáo về tình trạng lợi nhuận của một doanh nghiệp trong kinh doanh. Nói một cách dễ hiểu đó là báo cáo về việc hiện doanh nghiệp đang lãi hay lỗ.
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là một báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh một cách tổng quát tình hình và kết quả kinh doanh trong một kì kế toán.
Số liệu trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cung cấp những thông tin tổng hợp nhất về kết quả hoạt động của doanh nghiệp trong kì và chỉ ra rằng, các hoạt động đó đem lại lợi nhuận hay bị lỗ, đồng thời thông qua đó nó còn phản ánh tình hình sử dụng các tiềm năng về vốn, lao động, kĩ thuật và kinh nghiệm quản lí, kinh doanh của doanh nghiệp.
2. Nội dung P&L:
– Doanh thu thuần từ bán hàng = Doanh thu bán hàng – Các khoản giảm trừ doanh thu.
Trong đó
Các khoản giảm trừ doanh thu bao gồm: chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, giá trị hàng bán bị trả lại và các khoản thuế gián thu được tính trong giá bán.
– Giá vốn hàng bán là tổng các chi phí sản xuất của số sản phẩm hàng hóa được tiêu thụ trong kì. Giá vốn hàng bán được kế toán xác định theo một trong các phương pháp: nhập trước xuất trước, nhập sau xuất trước, bình quân gia quyền …
– Đối với chỉ tiêu lợi nhuận, do mỗi doanh nghiệp có một cơ cấu nguồn vốn có thể khác nhau, thuế suất có thể khác nhau, lượng tài sản sử dụng cho hoạt động kinh doanh khác nhau, nên để đảm bảo việc so sánh và đánh giá tình hình tài chính, nhà quản trị tài chính có thể xác định chỉ tiêu lợi nhuận như sau:
+ Lợi nhuận trước lãi vay và thuế (EBIT) = Doanh thu thuần bán hàng – Giá vốn bán hàng – Chi phí bán hàng – Chi phí quản lí doanh nghiêp.
Hoặc EBIT = Doanh thu thuần – Tổng chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh
+ Lợi nhuận trước thuế từ hoạt động sản xuất kinh doanh = EBIT – Lãi vay vốn phải trả trong kì.
+ Lợi nhuận sau thuế = Lợi nhuận trước thuế x (1 – thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp)
3. Cách tính báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh:
Đây là loại báo cáo tài chính được các chủ thể liên quan đến doanh nghiệp rất quan tâm, vì nó cung cấp các số liệu về kết quả hoạt động kinh doanh mà doanh nghiệp đã thực hiện trong một kì. Đối với nhà quản trị tài chính nó còn được sử dụng như một bản hướng dẫn để dự tính xem doanh nghiệp sẽ hoạt động ra sao trong tương lai.
– Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh phản ánh tình hình lãi, lỗ trong các kì. Các chỉ tiêu trên báo cáo được sắp xếp để phản ánh phương trình:
Doanh thu – Chi phí = Lợi nhuận
– Theo chế độ kế toán hiện hành, hoạt động của một doanh nghiệp được chia thành hoạt động kinh doanh và hoạt động khác, trong đó hoạt động kinh doanh bao gồm hoạt động sản xuất kinh doanh và hoạt động tài chính.
– Nguyên tắc lập báo cáo kết quả kinh doanh là phải phản ánh được từng loại doanh thu (doanh thu hoạt động kinh doanh và cung cấp dịch vụ, doanh thu hoạt động tài chính, thu nhập khác) và các chi phí đã bỏ ra để đạt được doanh thu đó. Phần chênh lệch giữa doanh thu và chi phí bỏ ra là lợi nhuận.
Tính cân đối:
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh được lập dựa trên tính cân đối giữa doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh. Có thể khái quát chung tính cân đối của báo cáo kết quả kinh doanh qua công thức sau:
Trong đó:
Tổng doanh thu = Tổng chi phí + Tổng lợi nhuận
Doanh thu thuần = Doanh thu tiêu thụ + Các khoản giảm trừ
Các khoản giảm trừ thường bao gồm 04 khoản sau:
Các khoản giảm trừ = chiết khấu thương mại + Giảm giá hàng bán + Hàng bán bị trả lại + Thuế tiêu thụ đặc biêt, thuế xuất khẩu.
Như vậy nên ta thấy các doanh nghiệp tổ chức sản xuất kinh doanh với mục đích chính là thu được lợi nhuận để vốn của họ tăng lên. Vì lợi nhuận là mục đích quan trọng nhất của doanh nghiệp, cũng như những người có quyền lợi liên quan cho nên việc cung cấp các thông tin vềtình hình kinh doanh của từng hoạt động, sự lãi, lỗ của doanh nghiệp có tác dụng quan trọng trong việc ra các quyết định quản trị, cũng như quyết định đầu tư cho vay của những người liên quan. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giúp cho việc quyết định xây dựng các kế hoạch cho tương lai phù hợp.
Lợi nhuận là một bút toán và chịu ảnh hưởng lớn của quyết định lựa chọn chính sách kế toán của doanh nghiệp. Các nhà quản lí thường can thiệp có mục đích vào việc xác định lợi nhuận và có thể làm sai lệch con số này. Hoạt động này được gọi là quản trị lợi nhuận. Tuy nhiên, quan trị lợi nhuận không tạo ra thêm giá trị của dòng tiền. Do đó nhà phân tích cần kết hợp với phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ để đánh giá chất lượng của lợi nhuận.
4. Vai trò của P&L trong doanh nghiệp:
P&L giữ vai trò quan trọng đối với một doanh nghiệp, nó đánh giá tình trạng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong quý để đưa ra những định hướng phù hợp cho doanh nghiệp trong tương lai. P&L cũng có mức độ ảnh hưởng nhất định đến việc hợp tác của doanh nghiệp bởi vì các doanh nghiệp khác sẽ nhìn vào chỉ số trong báo cáo để quyết định có nên hợp tác cùng doanh nghiệp hay không.
Những số liệu cập nhật trong P&L đều cung cấp những thông tin chi tiết, tổng hợp nhất về kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ thống kê. Qua đó thể hiện được những hoạt động này mang lại lợi nhuận hay lỗ vốn. Ngoài ra, Báo cáo này còn phản ánh khách quan tình hình sử dụng nguồn lực vốn, lao động, kỹ thuật cũng như kinh nghiệm quản lý và kinh doanh của doanh nghiệp.
Trong các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thì báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh thể hiện con số lãi hay lỗ của doanh nghiệp. Nó phản ánh tình hình kinh doanh của doanh nghiệp, hoạt động kinh doanh này đang giúp doanh nghiệp thu về lợi nhuận hay thua lỗ. Nói cách khác là phản ánh doanh nghiệp đang trong giai đoạn phát triển hay giảm sút, thể hiện giá trị hiện tại của doanh nghiệp trong kỳ. Qua đó, P&L có thể phản ánh được những nội dung như sau:
+ Thực trạng sử dụng tiềm lực con người, vốn, công nghệ, kỹ thuật, nhận xét, đánh giá khả năng quản lý cũng như hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
+ Dự báo khả năng thu về lợi nhuận, quá trình chuyển động của dòng tiền và hoạt động trong tương lai của doanh nghiệp.
+ Lợi nhuận của doanh nghiệp cũng chính là nguồn vốn chính và nhân tố quan trọng trong bức tranh tái hiện tổng thể tài chính. Chỉ khi có đủ nguồn vốn thì doanh nghiệp mới có khả năng mở rộng quá trình sản xuất kinh doanh cũng như nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
+ Đánh giá khách quan mức độ đóng góp của doanh nghiệp đối với sự phát triển chung của quốc gia.