Phương trình hoá học FeSO4 + Cl2 → Fe2(SO4)3 + FeCl3 được cân bằng như thế nào? Mời các bạn tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ về cách cân bằng phương trình hóa học trên nhé!
Mục lục bài viết
1. Phương trình hoá học FeSO4 + Cl2 → Fe2(SO4)3 + FeCl3:
6FeSO4 + 3Cl2 → 2Fe2(SO4)3 + 2FeCl3
– Điều kiện phản ứng: Nhiệt độ phòng.
– Cách thực hiện phản ứng: Cho FeSO4 tác dụng với khí clo
– Hiện tượng nhận biết phản ứng: Khí clo màu vàng lục hòa tan dần vào dung dịch
– Tương tự FeSO4, muối Fe2+ như FeCl2, Fe(NO3)2 cũng bị Clo oxi hóa thành Fe3+
2. Ví dụ về phương trình hoá học FeSO4 + Cl2 → Fe2(SO4)3 + FeCl3:
Ví dụ 1: Phản ứng nào sau đây xảy ra:
A. Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu
B. Fe + ZnSO4 → FeSO4 + Zn
C. 2Fe + 3CuSO4 → Fe2(SO4)3 + 3Cu
D. 2Ag + Fe(NO3)2 → 2AgNO3 + Fe
Hướng dẫn giải
Kim loại đứng trước trong dãy hoạt động hóa học sẽ đẩy được muối của kim loại đứng sau ra khỏi dung dịch.
Đáp án : A
Ví dụ 2: Chất nào dưới đây phản ứng với Fe tạo thành hợp chất Fe(II) ?
A. Cl2 B. dung dịch HNO3 loãng
C. dung dịch AgNO33 dư D. dung dịch HCl đặc
Hướng dẫn giải
Đáp án : D
Ví dụ 3: Cho các kim loại sau: Al; Zn ; Fe; Cu; Pb. Số kim loại tác dụng với dung dịch đồng sunfat là:
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Hướng dẫn giải
2Al + 3CuSO4 → Al2(SO4)3 + 3Cu
Zn + CuSO4 → ZnSO4 + Cu
Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu
Đáp án : C
3. Các bước cơ bản để cân bằng phương trình hóa học:
Bước 1: Xác định các chất tham gia và sản phẩm trong phản ứng hóa học.
Bước 2: Đặt hệ số trước các chất tham gia và sản phẩm sao cho số lượng nguyên tử của các nguyên tố trùng nhau ở cả hai phía của phương trình.
Bước 3: Cân bằng số lượng nguyên tử từng nguyên tố một trong phương trình hóa học. Để làm được điều này, bạn có thể bắt đầu từ các nguyên tố xuất hiện trong ít phân tử nhất, sau đó tiếp tục cân bằng các nguyên tố khác.
Bước 4: Kiểm tra lại phương trình đã cân bằng để đảm bảo số lượng nguyên tử của các nguyên tố trùng nhau đúng.
Bước 5: Kiểm tra lại số lượng chất tham gia và sản phẩm để đảm bảo rằng chúng đã được cân bằng.
Lưu ý: Trong quá trình cân bằng, bạn cần xem xét các quy tắc về viết công thức hóa học và tính số oxi hóa. Nếu có yếu tố oxi hóa, phản ứng cần được cân bằng dựa trên số oxi hóa của các nguyên tố tham gia.
4. Bài tập liên quan:
1. Cân bằng phương trình hóa học
a) CuO + H2 → CuO
b) CO2 + NaOH → Na2CO3 + H2O
c) Zn + HCl → ZnCl2 + H2
d) Al + O2 → Al2O3
e) NaOH + CuSO4 → Cu(OH)2 + Na2SO4
f) Al2O3 + NaOH → NaAlO2 + H2O
g) Fe(OH)3 → Fe2O3 + H2O
h) H3PO4 + Ca(OH)2 → Ca3(PO4)2 + H2O
i) BaCl2 + AgNO3 → AgCl + Ba(NO3)2
k) FeO + H2SO4 → Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O
2. Hoàn thành các phương trình hóa học sau:
1) Photpho + khí oxi → Photpho(V) oxit (P2O5)
2) Khí hiđro + oxit sắt từ (Fe3O4) → Sắt + Nước
3) Kẽm + axit clohidric → kẽm clorua + hidro
4) Canxi cacbonat + axit clohidric → canxi clorua + nước + khí cacbonic
5) Sắt + đồng (II) sunfat → Sắt (II) sunfat + đồng
3. Chọn CTHH thích hợp đặt vào những chỗ có dấu chấm hỏi và cân bằng các phương trình hóa học sau:
1) CaO + HCl → ?+ H2
2) P + ? → P2O5
3) Na2O + H2O →?
4) Ba(NO3)2 + H2SO4 → BaSO4 + ?
5) Ca(HCO3)2 → CaCO3 + CO2 + ?
6) CaCO3 + HCl → CaCl2 + ? + H2O
7) NaOH + ? → Na2CO3 + H2O
4. Cân bằng các phương trình hóa học sau chứa ẩn
1) FexOy + H2 → Fe + H2O
2) FexOy + HCl → FeCl2y/x + H2O
3) FexOy + H2SO4 → Fe2(SO4)2y/x + H2O
4) M + H2SO4 → M2(SO4)n + SO2 + H2O
5) M + HNO3 → M(NO3)n + NO + H2O
6) FexOy + H2SO4 → Fe2(SO4)2y/x + SO2 + H2O
5. Tính phương trình hóa học:
Các công thức tính toán hóa học cần nhớ
=> m = n.M (g) =>
Trong đó:
n: số mol của chất (mol)
m: khối lượng (gam)
M: Khối lượng mol (gam/mol)
=> =>
V: thề tích chất (đktc) (lít)
Ví dụ: Đốt cháy hoàn toàn 13 gam Zn trong oxi thu được ZnO.
a) Lập PTHH.
b) Tính khối lượng ZnO thu được?
c) Tính khối lượng oxi đã dùng?
Lời giải
a) PTHH: 2Zn + O2 → 2ZnO
b) Số mol Zn là: nZn = 13/65 = 0,2mol
PTHH: 2Zn + O2 → 2ZnO
Tỉ lệ PT: 2mol 1mol 2mol
0,2mol ?mol ?mol
Số mol ZnO tạo thành là: nZnO = (0,2.2)/2= 0,2mol
=> Khối lượng ZnO là: mZnO = 0,2 . 81 = 16,2 gam
c) Số mol khí O2 đã dùng là: nO 2 = (0,2.1)/2 = 0,1 mol
=> Khối lượng O2 là: mO 2 = n.M = 0,1.32 = 3,2 gam
Bài tập vận dụng
Bài tập 1: Tính thể tích của oxi (đktc) cần dùng để đốt cháy hết 3,1 gam P. Tính khối lượng của chất tạo thành sau phản ứng.
Bài tập 2: Đốt cháy hoàn toàn 1,12 lít CH4. Tính thể tích oxi cần dùng và thể tích khí CO2 tạo thành (đktc).
Bài tập 3: Biết rằng 2,3 gam một kim loại R (có hoá trị I) tác dụng vừa đủ với 1,12 lit khí clo (ở đktc) theo sơ đồ p/ư:
R + Cl2 —> RCl
a) Xác định tên kim loại R
b) Tính khối lượng hợp chất tạo thành
Bài tập 4: Hòa tan hoàn toàn 6,75 gam kim loại nhôm trong dung dịch axit clohidric HCl dư. Phản ứng hóa học giữa nhôm và axit clohidric HCl được biểu diễn theo sơ đồ sau:
Al + HCl → AlCl3 + H2
a) Hãy lập phương trình hóa học của phản ứng.
b) Tính thể tích(ở đktc) của khí H2 sinh ra.
c) Tính khối lượng axit HCl đã tham gia phản ứng.
d) Tính khối lượng muối AlCl3 được tạo thành.
Bài tập 5: Cho 5 gam hỗn hợp Mg và Zn tác dụng hết với dung dịch HCl, thấy thoát ra 3,136 lít khí H2 (đktc). Số mol Mg có trong hỗn hợp ban đầu là bao nhiêu?
Bài tập 6: Hòa tan hoàn toàn 2,7 gam hỗn hợp X gồm Fe, Cr, Al bằng dung dịch HCl dư, thu được 1,568 lít khí H2 (đktc). Mặt khác, cho 2,7 gam X phản ứng hoàn toàn với khí Cl2 dư thu được 9,09 gam muối. Khối lượng Al trong 2,7 gam X là bao nhiêu?
Bài tập 7: Chia 22,0 g hỗn hợp X gồm Mg, Na và Ca thành 2 phần bằng nhau. Phần 1 cho tác dụng hết với O2thu được 15,8 g hỗn hợp 3 oxit. Phần 2 cho tác dụng với dung dịch HCl dư thu được V (lít) khí H2 (đktc). Giá trị của V là bao nhiêu?
Bài tập 8: Đốt 26 gam bột kim loại R hóa trị II trong oxi dư đến khối lượng không đổi thu được chất rắn X có khối lượng 32,4 gam (giả sử hiệu suất phản ứng là 100%). Kim loại R là
Bài tập 9: Hòa tan 25,2gam Fe bằng dung dịch H2SO4 loãng dư, thu được dung dịch X. Dung dịch X phản ứng vừa đủ với V ml dung dịch KMnO4 0,5M. Tính thể tích dung dịch KMnO4.
Bài tập 10: Cho 4,2 gam hỗn hợp gồm Mg và Zn tác dụng hết với dung dịch HCl, thấy thoát ra 2,24 lít khí H2 (đktc). Tính khối lượng muối khan thu được?
6. Bài toán về lượng chất dư:
Giả sử có phản ứng hóa học: aA + bB ——- > cC + dD.
Cho nA là số mol chất A, và nB là số mol chất B
=> A và B là 2 chất phản ứng hết (vừa đủ)
=> Sau phản ứng thì A còn dư và B đã phản ứng hết
=> Sau phản ứng thì A phản ứng hết và B còn dư
Tính lượng các chất theo chất phản ứng hết.
Ví dụ. Cho 6,5 gam kẽm tác dụng với 36,5 g dung dịch HCl. Tính khối lượng muối tạo thành sau phản ứng.
Gợi ý đáp án
;
Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2
Theo phương trình: 1 mol 2 mol 1 mol
Theo đầu bài : 0,1 mol 0,1 mol 0,05 mol
Xét tỉ lệ: → Zn dư, Khối lượng các chất tính theo lượng HCl
Bài tập vận dụng:
Bài tập 1: Khi cho miếng nhôm tan hết vào dung dịch HCl có chứa 0,2 mol thì sinh ra 1,12 lít khí hidro (đktc).
a. Tính khối lượng miếng nhôm đã phản ứng
b. Axit clohidric còn dư hay không? Nếu còn dư thì khối lượng dư là bao nhiêu?
Bài tập 2: Cho 8,1g nhôm vào cốc đựng dung dịch loãng chứa 29,4g H2SO4.
a) Sau phản ứng nhôm hay axit còn dư?
b) Tính thể tích H2 thu được ở đktc?
c) Tính khối lượng các chất còn lại trong cốc?
Bài tập 3: Cho một lá nhôm nặng 0,81g dung dịch chứa 2,19 g HCl
a) Chất nào còn dư, và dư bao nhiêu gam
b) Tính khối lượng các chất thu được sau phản ứng là?
Bài tập 4: Trộn 2,24 lít H2 và 4,48 lít khí O2 (đktc) rồi đốt cháy. Hỏi sau phản ứng khí nào dư, dư bao nhiêu lít? Tính khối lượng nước tạo thành?