Hệ thống ngân hàng có đóng góp rất nhiều cho sự phát triển của nền kinh tế quốc gia cũng như các nước trên thế giới. Ngành ngân hàng cũng đóng góp đáng kể vào việc phát huy nội lực, huy động các nguồn vốn trong nước cho sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển. Vậy định giá dựa trên mối quan hệ là gì? Cơ sở định giá và mục tiêu như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Phương thức giải quyết tranh chấp thay thế:
Phương thức giải quyết tranh chấp thay thế chính là bất kì phương pháp giải quyết tranh chấp mà không cần kiện tụng. Tòa án có thể được yêu cầu xem xét tính hợp lệ của các phương pháp ADR, nhưng các chủ thể sẽ hiếm khi đảo ngược các quyết định nếu các bên tranh chấp đã hình thành một hợp đồng hợp lệ để tuân theo chúng.
Trọng tài và hòa giải là hai hình thức chính của phương thức giải quyết tranh chấp thay thế.
Một quy định quen thuộc trong các hợp đồng quốc tế là khi phát sinh tranh chấp, các bên phải cố gắng dùng thương lượng để giải quyết nó trước khi đưa tranh chấp ra cơ quan tài phán. Đây là quy định được đưa ra nhằm mục đích để để đảm bảo sự thiện chí giữa các bên.
Tuy nhiên, trên thực tế quá trình thương lượng khó có thể tiến hành thuận lợi khi các bên không xem xét các vấn đề một cách khách quan. Đây là lúc bên thứ ba độc lập có thể giúp cho cuộc tranh luận đang có nguy cơ không đem lại được kết quả gì.
Điều này cũng là lí do các hợp đồng quốc tế thường qui định các bên phải cố gắng giải quyết tranh chấp bằng phương thức giải quyết tranh chấp thay thế khác trước khi khởi kiện ra tòa án hoặc trọng tài.
Theo nghĩa rộng, ta hiểu phương thức giải quyết tranh chấp thay thế được hiểu chính là một sự thay thế cho thủ tục thông thường của Tòa án.
Như vậy, trọng tài cũng là một cơ chế giải quyết tranh chấp thay cho Tòa án. So với tòa án, cơ chế trọng tài cung cấp sự bảo mật cũng như sự linh hoạt hơn cho các bên.
Tuy nhiên chức năng của thẩm phán và trọng tài viên về bản chất thì đều là xét xử, cả hai đều không đưa ra cách để giải quyết tranh chấp một cách nhanh chóng mà phân định trách nhiệm của các bên đối với vấn đề tranh chấp.
Có rất nhiều phương thức giải quyết tranh chấp thay thế, do đó cần phải lưu ý sự khác biệt chủ yếu giữa các phương thức ADR.
Ví dụ như hòa giải. Đây một phương thức không bắt buộc, có sự tham gia của một bên thứ ba độc lập giúp các bên đạt được thỏa thuận giải quyết tranh chấp một cách khách quan hơn và được tiến hành không theo thủ tục tố tụng tòa án hay trọng tài.
Một số hình thức ADR kết hợp giữa các yếu tố bắt buộc và không bắt buộc, ví dụ cụ thể như “hòa giải/trọng tài” (“med”/”arb”). Thủ tục này có hai dạng phổ biến, cụ thể đó chính là:
– Dạng đầu tiên, hòa giải viên trở thành trọng tài viên nếu quá trình hòa giải thất bại.
– Ở dạng thứ hai, nếu quá trình hòa giải thất bại, vai trò của hòa giải viên chấm dứt và tranh chấp được đưa tới hội đồng trọng tài để giải quyết.
Có thể thấy dạng thứ hai là một quy trình hợp lý hơn, bởi lẽ việc đưa tranh chấp từ hòa giải viên từ trọng tài viên giúp phân biệt rõ ràng giữa vai trò của người trung gian. Thực chất đây là người cố gắng giúp các bên thương lượng để nhằm mục đích giải quyết tranh chấp và trọng tài viên, cụ thể ở đây chính là người đưa ra phán quyết đối với tranh chấp.
Trong các phương thức giải quyết tranh chấp thay thế, trọng tài quốc tế là phương thức được ưa chuộng nhất hiện nay bởi, không giống như các phương thức thức giải quyết tranh chấp thay thế khác, trọng tài quốc tế đưa tới một phán quyết có tính ràng buộc mà thông thường nội dung của phán quyết không bị xem xét lại bởi Tòa án quốc gia, và có thể được thi hành ở cả phạm vi quốc gia và quốc tế, bằng các văn kiện như Công ước New York.
Phương thức giải quyết tranh chấp thay thế trong tiếng Anh gọi là Alternative Dispute Resolution – ADR.
2. Phương thức giải quyết tranh chấp bằng hoà giải:
Khái niệm, đặc điểm của hòa giải:
Hòa giải được hiểu là một biện pháp truyền thống để giải quyết các tranh chấp trong đời sống xã hội, nhưng quan niệm về hòa giải còn nhiều vấn đề chưa thống nhất. Trên thế giới có nhiều quan niệm khác nhau về hòa giải: Hòa giải chính là sự can thiệp, sự làm trung gian hòa giải; hành vi của người thứ ba làm trung gian giữa hai bên tranh chấp nhằm thuyết phục họ dàn xếp hoặc giải quyết tranh chấp giữa họ. Việc giải quyết tranh chấp thông qua người trung gian hòa giải (bên trung lập); Hòa giải là một quá trình mà bên thứ ba tạo điều kiện và phối hợp để các bên thương lượng với nhau.
Hiểu đơn giản thì hoà giải chính là quá trình các bên đàm phán với nhau về việc giải quyết tranh chấp với sự trợ giúp của một bên thứ ba độc lập (hòa giải viên). Hòa giải viên sẽ giúp các bên xung đột tránh kiện tụng bằng cách gặp riêng các bên để xác định tranh chấp và xem xét yêu cầu của mỗi bên. Hòa giải thường được xem là nền tảng trung gian giữa trọng tài và sự thương lượng của các bên. Mục tiêu của hòa giải viên thông thường đó chính là để nhằm khôi phục thiện chí hoặc sửa chữa mối quan hệ công việc, thường là thông qua các nhượng bộ.
Từ những quan niệm trên, có thể rút ra một số đặc trưng chung của hòa giải như sau:
– Một là, hòa giải là một biện pháp giải quyết tranh chấp.
– Hai là, chủ thể trung tâm của hòa giải là bên trung gian giúp cho các bên tranh chấp thỏa thuận với nhau về giải quyết tranh chấp. Điều này làm cho hòa giải có sự khác biệt với thương lượng. Người trung gian có thể là cá nhân, tổ chức luật sư, tư vấn, hoặc các tổ chức khác do các bên thỏa thuận lựa chọn. Người này phải có vị trí độc lập với các bên và hoàn toàn không có lợi ích liên quan đến tranh chấp. Bên thứ ba làm trung gian không đại diện cho quyền lợi của bất cứ bên nào và không có quyền đưa ra phán quyết.
– Ba là, sự điều chỉnh, thỏa thuận về giải quyết các tranh chấp phải do chính các bên tranh chấp quyết định. Các thỏa thuận, cam kết từ kết quả của quá trình hòa giải không có giá trị bắt buộc cưỡng chế thi hành mà phụ thuộc vào thiện chí, sự tự nguyện của các bên.
Như vậy, có thể hiểu hòa giải là một phương thức giải quyết tranh chấp với sự giúp đỡ của một bên thứ ba trung lập, các bên tranh chấp tự nguyện thỏa thuận giải quyết các tranh chấp phù hợp với quy định của pháp luật, truyền thống đạo đức xã hội.
3. Phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài:
Giải quyết tranh chấp dân sự bằng trọng tài được hiểu là biện pháp giải quyết tranh chấp được các nhà kinh doanh rất ưa chuộng. Giải quyết tranh chấp dân sự bằng trọng tài chính là sản phẩm tất yếu của nền kinh tế thị trường. Tự do ký kết hợp đồng, tự do kinh doanh trong khuôn khổ của pháp luật đương nhiên bao gồm cả tự do thỏa thuận lựa chọn biện phấp giải quyết tranh chấp trong kinh doanh bằng Trọng tài
Ở tất cả các nước trên thế giới, các tranh chấp dân sự dù có hay không có yếu tố nước ngoài đều sẽ được giải quyết không chỉ bằng tòa án mà bằng cả Trọng tài. Pháp luật các nước cũng như các điều ước quốc tế do các nước ký kết đều có những quy định về những trường hợp cho phép các bên đương sự thỏa thuận đưa tranh chấp ra Trọng tài để giải quyết, nếu các bên không hòa giải được vối nhau.
Trọng tài chính là cơ quan xét xử do các bên đương sự thỏa thuận thành lập trong khuôn khổ pháp luật cho phép để nhằm mục đích có thể giải quyết tranh chấp giữa chính các bên đương sự đó. Thành phần của Trọng tài do các bên đương sự thỏa thuận quyết định.
Theo pháp luật và thực tiễn của các nước, trọng tài được thành lập chỉ để giải quyết những tranh chấp dân sự nhất định, chủ yếu trong lĩnh vực kinh tế, thương mại. Trọng tài thường không được phép giải quyết các tranh chấp về hôn nhân, gia đình, thừa kế và một số loại tranh chấp khác do pháp luật quy định.
Ví dụ cụ thể như là theo Điều 2 của Luật Trọng tài năm 1994 của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, tranh chấp liên quan đến hôn nhân, nhận con nuôi, giám hộ và thừa kế, tranh chấp hành chính không thể được giải quyết bằng Trọng tài. Tuy nhiên, hiện nay cũng có nước cho phép Trọng tài giải quyết cả các tranh chấp này. Nói cách khác, pháp luật các nước đều phân định rõ những tranh chấp chỉ do tòa án giải quyết và những tranh chấp các bên đương sự có quyền thoả thuận đưa ra Trọng tài giải quyết.