Khái niệm về tỉ giá hối đoái được nhắc rất nhiều trong những năm gần đây, bới hiện nay thị trường trao đối tiền tệ giữa các nước là vô cùng cần thiết, muốn thực hiện được các giao dịch về hối đoái cần phải dựa trên các phương pháp xác định tỉ giá hối đoái. Vậy phương pháp xác định tỉ giá hối đoái là gì? Phân loại và vai trò?
Mục lục bài viết
1. Phương pháp xác định tỉ giá hối đoái là gì?
Chắc hẳn chúng ta đã không xa lạ với thuật ngữ về tỷ giá hối đoái hay còn được gọi là tỷ giá trao đổi ngoại tệ hoặc tỷ giá cụ thể thì đây là tỷ lệ trao đổi giữa hai đồng tiền hai nước. Hiểu một cách đơn giản thì đây là việc chuyển đổi giá của đồng tiền này sang đồng tiền của quốc gia khác hay có thể nói cụ thể hơn chính là số lượng tiền tệ cần thiết để mua 1 đơn vị tiền của nước khác.
Tỷ giá hối đoái trong tiếng Anh là Exchange rate. Tỷ giá hối đoái được hiểu là giá cả của một đồng tiền được biểu hiện thông qua một đồng tiền khác và tỉ giá hối đoái Việt Nam là tỷ lệ giá trị của đồng Việt Nam với giá trị đồng tiền nước ngoài.
Ví dụ: Tỷ giá USD/VND = 23.070 tức là 1 USD = 23.070 VNĐ hay 23.070 VND sẽ mua được 1 đồng USD.
2. Phân loại phương pháp xác định tỉ giá hối đoái:
Như chúng ta đã biết hiện nay trên thị trường đang có rất nhiều cách phân loại tỷ giá hối đoái cụ thể và theo đó nên với mỗi cách phân loại sẽ dựa vào những đặc điểm riêng biệt. Sau đây để hiêu thêm thì chúng tôi giới thiệu đến bạn một số cách phân loại tỷ giá hối đoái như sau:
Theo cách xác định tỷ giá
– Tỷ giá hối đoái danh nghĩa: là tỷ giá hối đoái được xác định không xét đến tương quan lạm phát giữa hai nước.
– Tỷ giá hối đoái thực là tỷ giá hối đoái được xác định có tính đến tương quan lạm phát giữa hai nước.
Dựa vào hình thức ngoại tệ mua bán
– Tỷ giá tiền mặt là tỷ giá dùng để tiến hành giao dịch mua bán ngoại tệ tiền mặt.
– Tỷ giá chuyển khoản là tỷ giá áp dụng trong các giao dịch mua bán ngoại tệ chuyển khoản.
Dựa vào thời điểm mua bán ngoại tệ
– Tỷ giá mở cửa là tỷ giá áp dụng khi thực hiện mua, bán món ngoại tệ đầu tiên vào giờ đầu giao dịch trong ngày trên các thị trường hối đoái.
– Tỷ giá đóng cửa là tỷ giá áp dụng khi mua, bán món ngoại tệ cuối cùng trong ngày giao dịch trên các thị trường hối đoái.
Dựa vào phương thức mua bán, giao nhận ngoại tệ
– Tỷ giá giao ngay (Spot exchange rate) là tỷ giá mua bán ngoại tệ mà việc giao nhận ngoại tệ được thực hiện sau hai ngày làm việc tính từ thời điểm giao dịch.
– Tỷ giá kì hạn (Forward exchange rate) là tỷ giá mua bán ngoại tệ mà việc giao nhận ngoại tệ được thực hiện sau một khoảng thời gian nhất định tính từ thời điểm giao dịch.
Dựa vào nghiệp vụ mua bán ngoại tệ của ngân hàng
– Tỷ giá mua (Buying rate): là tỷ giá ngân hàng dùng để mua ngoại tệ của khách hàng hay tỷ giá khách hàng bán ngoại tệ cho ngân hàng.
– Tỷ giá bán (Selling rate): là tỷ giá ngân hàng dùng để bán ngoại tệ cho khách hàng hay là tỷ giá khách hàng mua ngoại tệ của ngân hàng.
Dựa vào chế độ quản lí ngoại hối
– Tỷ giá chính thức: là tỷ giá do Nhà nước công bố.
– Tỷ giá kinh doanh: là tỷ giá dùng để mua bán ngoại tệ.
– Tỷ giá chợ đen: tỷ giá này hình thành từ các hoạt động mua bán ngoại tệ, ngoại hối lén lút để tránh sự kiểm soát của Nhà nước.
Phương pháp xác định tỷ giá hối đoái là cách thức hình thành tỷ giá hối đoái. Mỗi quốc gia ở mỗi thời kỳ sẽ có những phương pháp xác định tỷ giá hối đoái khác nhau. Tuy nhiên đều được xác định thông qua 2 phương pháp cơ bản là: tiếp cận thị trường tài sản và tiếp cận thị trường tiền tệ.
3. Phương pháp tiếp cận thị trường tiền tệ:
Theo phương pháp này thì tỷ giá hối đoái được xác định dựa trên lý thuyết ngang bằng về sức mua.
Như vậy:
+ Khi các điều kiện khác không thay đổi, lượng cung tiền tương đối của một nước tăng lên thì tỷ lệ tỷ giá hối đoái giữa đồng tiền nước đó với đồng tiền nước khác cũng tăng theo.
+ Tương tự, khi các điều kiện khác như nhau, tỷ lệ lạm phát tăng sẽ kéo theo sự gia tăng của tỷ giá hối đoái.
+ Các điều kiện khác không thay đổi, sự gia tăng của thu nhập sẽ làm tăng tỷ giá hối đoái.\
Phương pháp tiếp cận thị trường tài sản
Theo phương pháp tiếp cận thị trường tài sản, người ta xem tỷ giá hối đoái là giá cả tương đối của hai tài sản với nhau, được tính dựa trên sức mua tương lai của tài sản đó.
Chính vì vậy, theo phương pháp này thì tỷ giá hối đoái sẽ chịu sự tác động của các yếu tố như:
+ Tỷ suất sinh lời dự kiến của khoản tiền được giao dịch trên thị trường ngoại hối
+ Khả năng chuyển đổi tài sản
+ Các rủi ro của tài sản
Các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái
– Là một phạm trù kinh tế phức tạp và nhạy cảm, tỷ giá hối đoái thường xuyên biến động. Sự biến động đó do tác động của những nhân tố sau đây:
+ Sự tăng trường hay suy thoái của nền kinh tế
Tốc độ tăng trưởng kinh tế: Khi tốc độ tăng giá của sản phẩm xuất khẩu cao hơn tốc độ tăng giá sản phẩm nhập khẩu, tỷ lệ trao đổi về thương mại tăng, từ đó tỷ giá hối đoái sẽ giảm và ngược lại Cán cân thanh toán: Khi thanh toán quốc tế của một quốc gia cao, đồng ngoại tệ sẽ tăng và nội tệ giảm sẽ khiến tỷ giá hối đoái tăng.
+ Tỉ lệ lạm phát của nền kinh tế
Đây là yếu tố có ảnh hưởng rất lớn đến tình hình tăng giảm của tỷ giá hối đoái. Nếu một quốc gia có tỷ lệ lạm phát thấp hơn so với nước ngoài thì tỷ giá hối đoái sẽ giảm và giá trị nội tệ sẽ tăng và ngược lại.
+ Hiện trạng cán cân thanh toán quốc tế
+ Mức chênh lệch lãi suất
+ Các nhân tố khác
Yếu tố thu nhập
Khi thu nhập tăng, người dân trong nước sẽ có xu hướng muốn sử dụng các mặt hàng có chất lượng tốt từ bên ngoài. Khi đó nhu cầu ngoại tệ sẽ tăng kéo theo tỷ giá hối đoái tăng và ngược lại.
Yếu tố lãi suất
Với yếu tố lãi suất ta thấy nguồn lãi suất tiền gửi ngân hàng cao hay thấp sẽ ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư. Vì vậy, cũng sẽ ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái giữa các quốc gia.
Ví du: Khi lãi suất tiền gửi ngân hàng tại Việt Nam thấp hơn ở Mỹ, các nhà đầu tư sẽ có xu hướng gửi tiền tại các ngân hàng Mỹ. Khi đó sẽ tỷ giá hối đoái USD giảm và còn tỷ giá hối đoái VND sẽ tăng.
Tỷ giá hối đoái có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc xác định giá trị giữa hàng hóa và dịch vụ của hai hay nhiều quốc gia. Nếu quốc gia có thể kiểm soát được tỷ giá hối đoái sẽ rất thuận lợi trên con đường phát triển nền kinh tế. Hy vọng bài viết trên đây sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan hơn về thuật ngữ tuy quen mà lạ này.
4. Vai trò của phương pháp xác định tỉ giá hối đoái:
– Đối với quan hệ thương mại và tài chính quốc tế:
Tỷ giá hối đoái là cơ sở để lượng hóa giá trị xuất nhập khẩu của hàng hóa.
– Đối với các cơ quan quản lí vĩ mô:
Tỷ giá hối đoái là cơ sở để thực hiện chính sách tỷ giá và chính sách thương mại quốc tế.
– Đối với các cá nhân và doanh nghiệp trong nền kinh tế:
Tỷ giá hối đoái là cơ sở để xác định hoạt động kinh doanh lãi hay lỗ và để dự báo dự trữ ngoại hối cho hoạt động xuất nhập khẩu.
So sánh sức mua của đồng tiền
Đây là công cụ phản ánh giá trị của ngoại tệ và nội tệ, đồng thời so sánh giá hàng hóa trong nước và ngoài nước, so sánh năng suất lao động giữa các quốc gia. Từ đó, sẽ tính toán được hiệu quả trong các giao dịch ngoại thương‚ vay vốn‚ hợp tác kinh tế với nước ngoài và lấy đó làm cơ sở để đề ra những chính sách kinh tế đối ngoại phù hợp với thực tế.
Ảnh hưởng không nhỏ đến tốc độ tăng trưởng kinh tế và lạm phát của mỗi quốc gia
Đối với các ảnh hưởng chúng ta có thể hình dung khi tỷ giá hối đoái tăng làm giá hàng nhập khẩu tăng, dễ xảy ra lạm phát. Theo đó nên nhìn ngược lại, khi tỷ giá hối đoái giảm, hàng nhập khẩu rẻ hơn, lạm phát giảm nhưng theo kèm đó là sản xuất cũng giảm, tăng trưởng chậm.