Trong xu thế phát triển kinh tế và thị trường hiện nay, nhu cầu xác định giá trị của một doanh nghiep là rất cần thiết bởi nó quyết định tới các hình thức đầu tư của nhà đầu tư và các yếu tố khác. Hiện nay nhắc đến phương pháp định giá doanh nghiệp có phương pháp tài sản trong định giá doanh nghiệp. Vậy phương pháp tài sản trong định giá doanh nghiệp là gì? Đặc trưng?
Mục lục bài viết
1. Phương pháp tài sản trong định giá doanh nghiệp là gì?
Giá trị doanh nghiệp không chỉ đơn thuần là giá trị vốn chủ sở hữu của một doanh nghiệp; mà là giá trị của tất cả các tài sản sử dụng trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Mục đích là lại lợi ích cho các chủ sở hữu và các bên liên quan.
Thông thường, khi chủ sở hữu quyết định ngừng kinh doanh; muốn bán doanh nghiệp thì tại thời điểm đó nó mới được định giá. Nhưng mỗi doanh nghiệp lại cần phải có một giá trị hiển thị nhất ở mỗi lần định giá. Ít nhất mỗi năm một lần, các doanh nghiệp sẽ được định giá. Lý do là:
+ Định giá doanh nghiệp có thể giúp chủ doanh nghiệp đưa ra quyết định nhanh hơn khi có những chuyện bất ngờ xảy ra. Cũng giúp chủ doanh nghiệp chủ động hơn về giá cả, giữ được lợi ích khi muốn bán doanh nghiệp.
+ Việc nắm giữ giá trị cập nhật theo thời gian cho phép tận dụng cơ hội bán; hoặc sáp nhập doanh nghiệp mới một cách nhanh chóng.
+ Có lợi khi quyết định mời thêm cổ đông hoặc có kế hoạch cổ phần hóa doanh nghiệp.
+ Tạo uy tín cho doanh nghiệp, giúp ngân hàng quyết định cho doanh nghiệp vay tiền hay không.
+ Dễ dàng tạo niềm tin khi muốn tìm nhà đầu tư, khách hàng.
Như vậy ta thấy đây là phương pháp ước tính giá trị của doanh nghiệp dựa trên giá trị thị trường của tổng tài sản của doanh nghiệp và việc xác định giá trị doanh nghiệp nhà nước và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do doanh nghiệp nhà nước đầu tư 100% vốn điều lệ để chuyển thành công ty cổ phần bằng phương pháp tài sản được áp dụng theo quy định của pháp luật về cổ phần hóa.
2. Đặc trưng phương pháp tài sản trong định giá doanh nghiệp:
Khi chúng ta định giá doanh nghiệp Business valuationl à khái niệm thường được bắt gặp trong lĩnh vực kinh tế, nó cũng là một trong những hoạt động thường xuyên được đề cập trong lĩnh vực tài chính doanh nghiệp và định giá doanh nghiệp thường được tiến hành khi một doanh nghiệp đang muốn bán toàn bộ hoặc một phần hoạt động của mình hoặc tìm cách hợp nhất hoặc mua lại một doanh nghiệp khác. Việc tiến hành các hoạt động để định giá doanh nghiệp là quá trình xác định giá trị hiện tại của doanh nghiệp và có thể sử dụng các thước đo khách quan và đánh giá tất cả các khía cạnh của doanh nghiệp.
Việc chúng ta định giá doanh nghiệp có thể bao gồm phân tích về ban lãnh đạo của doanh nghiệp, cấu trúc vốn, triển vọng thu nhập trong tương lai hoặc giá trị thị trường của tài sản của doanh nghiệp đó với các công cụ được sử dụng để định giá có thể khác nhau giữa các nhà đánh giá, doanh nghiệp và ngành. Các cách tiếp cận phổ biến để xác định giá trị doanh nghiệp bao gồm xem xét báo cáo tài chính, chiết khấu mô hình dòng tiền và so sánh các doanh nghiệp tương tự.
Việc định giá góp phần quan trọng vào việc thực hiện báo cáo thuế. Tổng cục thuế yêu cầu doanh nghiệp phải được định giá dựa trên giá trị thị trường hợp lý của nó. Sự kiện phát sinh liên quan đến thuế như bán, mua hoặc tặng cho cổ phiếu của một doanh nghiệp sẽ bị đánh thuế tùy thuộc vào việc định giá.
Tiếp cận dựa trên tài sản là một phương pháp giá doanh nghiệp tập trung vào giá trị tài sản ròng của một doanh nghiệp và giá trị tài sản ròng được xác định bằng cách lấy tổng tài sản trừ đi tổng nợ phải trả với phương pháp tài sản xác định tài sản ròng của một doanh nghiệp dựa trên báo cáo tài chính, báo cáo kiểm kê tài sản, vật tư hàng hóa, các chứng từ, sổ sách kế toán của doanh nghiệp những năm gần nhất, tiền vốn…
3. Nguyên tắc thực hiện phương pháp tài sản:
Thứ nhất nguyên tắc tài sản được xem xét trong quá trình thẩm định giá là tất cả các tài sản của doanh nghiệp theo quy định và các loại tài sản sẽ bao gồm cả tài sản hoạt động và tài sản phi hoạt động.
Thứ hai, về chức danh giám đốc hay tổng giám đốc doanh nghiệp cần thẩm định giá cần phối hợp tiến hành tổ chức kiểm kê, phân loại tài sản đang sở hữu, quản lý, sử dụng bao gồm cả quyền tài sản kèm theo tài liệu chứng minh quyền sở hữu, sử dụng tài sản để phục vụ cho việc thẩm định giá và đồng thời, hỗ trợ thẩm định viên khảo sát hiện trạng tài sản của doanh nghiệp. Trường hợp thẩm định viên không được cung cấp đầy đủ thông tin, tài liệu nêu trên, không được hỗ trợ để khảo sát hiện trạng tài sản thì thẩm định viên đánh giá, xem xét việc đưa ra các giả thiết, đồng thời, đưa hạn chế này vào phần loại trừ và hạn chế của chứng thư và báo cáo cáo kết quả thẩm định giá.
Thứ hai nguyên tắc đối với hoạt động khi thẩm định giá doanh nghiệp theo cơ sở giá trị thị trường thì giá trị các tài sản của doanh nghiệp là giá trị thị trường của tài sản đó tại thời điểm thẩm định giá với các loại tài sản trong sổ sách kế toán cần được thẩm định giá đúng với giá trị thị trường, một số trường hợp cá biệt được thực hiện theo hướng dẫn.
Thứ ba, với các loại tài sản vô hình không thỏa mãn các điều kiện để được ghi nhận trên sổ sách kế toán tên thương mại, nhãn hiệu, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp… và các tài sản khác không được ghi nhận trên sổ sách kế toán cần được áp dụng phương pháp thẩm định giá phù hợp để xác định.
Thứ tư, nguyên tắc đối với tài sản được hạch toán bằng ngoại tệ cụ thể với tỷ giá ngoại tệ áp dụng theo hướng dẫn của Chuẩn mực kế toán Việt Nam khi lập và trình bày báo cáo tài chính.
Các bước tiến hành như sau:
+ Bước 1: Ước tính tổng giá trị các tài sản hữu hình và tài sản tài chính của doanh nghiệp cần thẩm định giá.
+ Bước 2: Ước tính tổng giá trị các tài sản vô hình của doanh nghiệp cần thẩm định giá.
+ Bước 3: Ước tính giá trị vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp cần thẩm định giá.
4. Định giá doanh nghiệp có những vai trò sau:
+ Đối với các hoạt động giao dịch, mua bán, hợp nhất, chia nhỏ doanh nghiệp
Mua bán, hợp nhất hoặc chia nhỏ, sáp nhập doanh nghiệp là các hoạt động giao dịch phổ biến trong cơ chế thị trường và để các giao dịch này được diễn ra một cách đúng đắn, chủ doanh nghiệp, các nhà đầu tư cần đánh giá các yếu tố tác động đến doanh nghiệp. Trong đó, giá trị doanh nghiệp là một yếu tố vô cùng quan trọng và với việc định giá doanh nghiệp cung cấp các dữ liệu chi tiết về doanh thu, chi phí và lợi nhuận trước đây, danh sách các tài sản hữu hình và vô hình, bảng phân tích các khoản nợ và thông tin định tính về các khía cạnh của công ty. Dựa vào đó, ta có thể dự đoán lợi nhuận mà công ty có thể thu được trong những năm tới và giúp xác định mức giá hợp lý cho doanh nghiệp.
+ Đối với các quyết định kinh doanh
Có thể nói, giá trị doanh nghiệp là một cơ sở để doanh nghiệp đưa ra các quyết định về tài chính và chiến lược kinh doanh một cách đúng đắn. Thực chất, giá trị doanh nghiệp phản ánh năng lực tổng thể, khả năng tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp. Nhờ đó, nhà quản trị doanh nghiệp có thể nhìn nhận được khả năng cạnh tranh không những của doanh nghiệp mình mà còn cả các đối thủ cạnh tranh trên thị trường.
+ Đối với các nhà tài trợ và đầu tư
Việc xác định giá trị doanh nghiệp phản ánh khả năng tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp. Nó bao gồm các số liệu cho thấy kết quả hoạt động kinh doanh, khả năng sinh lời, mức độ uy tín, tiềm năng phát triển, cơ hội của một doanh nghiệp trong tương lai. Do đó, giá trị doanh nghiệp là một trong những cơ sở quan trọng để các nhà đầu tư, nhà tài trợ đưa ra các quyết định đúng đắn liên quan đến đầu tư, tài trợ, hợp tác, liên doanh hay dừng hợp tác, thu hồi vốn… bởi mục đích cuối cùng của bất cứ nhà đầu tư nào đều là bảo toàn vốn và khả năng sinh lời cao.