Phương pháp so sánh là một phương pháp được sử dụng trong định giá hàng hóa, dịch vụ. Với tính chất trong quy định của nhà nước. Khi tham gia vào các giao dịch trong kinh doanh, doanh nghiệp luôn xác định mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận cao nhất. Vậy phương pháp so sánh trong định giá hàng hóa, dịch vụ là gì? Nội dung?
Mục lục bài viết
1. Phương pháp so sánh trong định giá hàng hóa, dịch vụ là gì?
Phương pháp so sánh – danh từ, trong tiếng Anh được dùng bởi cụm từ Comparative method.
Thông tư 25/2014/TT-BTC quy định phương pháp định giá chung đối với hàng hóa, dịch vụ quy định như sau:
Khoản 1 Điều 6:
“Phương pháp so sánh là phương pháp định giá hàng hóa, dịch vụ căn cứ vào kết quả phân tích, so sánh giữa mức giá và các đặc điểm kinh tế, kĩ thuật ảnh hưởng lớn đến mức giá của hàng hóa, dịch vụ cần định giá với hàng hóa, dịch vụ tương tự được giao dịch trên thị trường trong nước; có tham khảo giá cả trên thị trường khu vực và thế giới (nếu có).”
Trong phương pháp so sánh, các đặc điểm kinh tế, kỹ thuật được đánh giá, xem xét. Trở thành căn cứ để doanh nghiệp có cơ sở xác định giá cho hàng hóa, dịch vụ. Với hàng hóa có chất lượng tốt do áp dụng kỹ thuật. Nó có thể mang đến các nhu cầu cho đối tượng tiêu dùng cao hơn. Các phân khúc tiêu dùng phản ánh khác nhau mang đến hiệu quả trong tìm kiếm lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Phân tích khái niệm.
Với so sánh, các yếu tố này được phản ánh, đối chiếu với các hàng hóa, dịch vụ tương tự trên thị trường. Tức là ngoài tính chất đối chiếu về hàng hóa có công dụng tương tự. Phải cân đối và quan tâm đến chất lượng, quy mô, năng suất hay chi phí tham gia. Nó được phản ánh trong đặc điểm kinh tế và kỹ thuật. Khi đó, tính chất tham khảo, đối chiếu sự tương đồng mang đến các đánh giá trong tương đồng hay chênh lệch trong giá hàng hóa. Nhờ đó mà doanh nghiệp phản ánh được các giá cả cho hàng hóa của mình. Nó có thể mang đến các hiệu quả khai thác nhu cầu trên thị trường. Khi doanh nghiệp cân đối giá trị phù hợp, với lợi nhuận có thể tạo ra, cùng với cạnh tranh hiệu quả.
Việc xác định các yếu tố trong các sản phẩm tương tự giúp doanh nghiệp so sánh tính chất của hàng hóa, sản phẩm. Từ đó thấy được các phản ánh trong chất lượng, công dụng hay mẫu mã. Mang đến sự khách quan trong xác định giá hàng hóa, dịch vụ. Khi đó, các xác định hợp lý sẽ giúp cho doanh nghiệp khai thác được tốt các nhu cầu tiêu dùng. Cũng như cạnh tranh hiệu quả với các doanh nghiệp khác trên thị trường.
2. Nội dung phương pháp so sánh:
Nội dung thực hiện được quy định trong các bước cụ thể, theo Điều 8 của Thông tư 25/2014/TT-BTC qui định phương pháp định giá chung đối với hàng hóa, dịch vụ.
2.1. Bước 1 Xác định tổng quát về hàng hóa, dịch vụ cần định giá:
Các xác định phản ánh thông qua đặc điểm kinh tế, kỹ thuật so với các hàng hóa tương tự. Khi đó, các yếu tố được phản ánh rất đa dạng. Các nhà phân tích có thể xác định tổng quát các tiêu chí này.
Xác định số lượng, chủng loại, đặc điểm và các thông số kinh tế – kĩ thuật chủ yếu. Đối với xác định trên các thông số hay tiêu chuẩn đặt ra trong qua trình sản xuất. Hay thời gian sử dụng, thực trạng tại thời điểm định giá và các thông tin khác. Mang đến các lợi ích hay hiệu ứng khác biệt với các sản phẩm tương tự. Xác định các yếu tố so sánh chủ yếu có ảnh hưởng nhiều nhất đến giá hàng hóa, dịch vụ cần định giá. Như các yếu tố trong nguồn nguyên liệu, cách thức sản xuất,… Tức là các chi phí trực tiếp tham gia vào sản xuất có chênh lệch đáng kể không.
Ngoài ra, doanh nghiệp có thể thông qua cơ quan nghiệp vụ. Thuê tổ chức có chức năng giám định tình trạng kinh tế – kĩ thuật, chất lượng của hàng hóa, dịch vụ cần định giá.
2.2. Bước 2 Nghiên cứu thị trường, thu thập thông tin:
Trong nội dung cơ bản được thể hiện khi tìm kiếm các sản phẩm tương tự trên thị trường. Mang đến đối tượng cho so sánh được thực hiện. Nó có thể là các hàng hóa, dịch vụ đang giao dịch trong cùng thị trường với sản phẩm của doanh nghiệp. Điều đó có thể mang đến các phản ánh giá hiệu quả hơn. Tuy nhiên trong thực tế, doanh nghiệp hoàn toàn có thể tham khảo với các thị trường khu vực và trên thế giới. Mang đến các phản ánh hiệu quả nhất, cũng như giúp xác định giá khi doanh nghiệp muốn đưa sản phẩm ra thị trường rộng hơn.
Nghiên cứu thị trường, thu thập thông tin về mức giá và các thông tin liên quan đến mức giá của hàng hóa, dịch vụ tương tự trên thị trường từ các nguồn thông tin. Hàng hóa tương tự phải đảm bảo cơ bản với chủng loại, công dụng, thị hiếu của khách hàng cũng như chất lượng. Thông thường phản ánh ở các phân khúc khách hàng giống nhau mà các doanh nghiệp lựa chọn tiếp cận.
Cách thức thu thập thông tin.
Phân tích các nguồn thông tin để lựa chọn ít nhất ba 03 hàng hóa, dịch vụ tương tự làm hàng hóa, dịch vụ so sánh. Khi đã tìm kiếm, cần đối chiếu giữa ba nguồn để đảm bảo tính khách quan trong phản ánh và lựa chọn giá. Trường hợp không có đủ ba 03 hàng hóa, dịch vụ tương tự làm hàng hóa, dịch vụ so sánh. Thì thực hiện so sánh theo số lượng thực tế thu thập được. Với các khách quan trong phân tích và so sánh.
Thường thì doanh nghiệp có thể vận dụng so sánh với các tiêu chí trong giá trị tham gia vào sản xuất có tương xứng không. Chất lượng hay công dụng phản ánh trên thị trường có tốt không. Nó là cách thức để phản ánh các nhu cầu khi hàng hóa được bán trên thị trường. Giá cả cần được thể hiện hợp lý với lợi thế xây dựng cho hiệu quả cạnh tranh.
2.3. Bước 3 Phân tích thông tin:
Mục đích trong tiến hành phân tích bao gồm:
– Phân tích mức giá và các thông tin liên quan của hàng hóa, dịch vụ tương tự. Giá cả được phản ánh thông qua các chi phí tham gia. Cùng với các tính chất trong xác định lợi nhuận tương đối của hàng hóa tương tự. Khi đó, doanh nghiệp có căn cứ trong tính toán và cân đối giá cả phù hợp cho hàng hóa, dịch vụ của mình.
– Phân tích các yếu tố so sánh chủ yếu tác động đến giá hàng hóa, dịch vụ cần định giá. Các yếu tố này mang đến cái nhìn toàn diện hơn cho tính chất hàng hóa tương tự. Khi chất lượng, mẫu mã, thương hiệu, phân khúc khách hàng được phản ánh. Từ đó, các hiệu quả trong xác định giá càng được thể hiện.
Các phân tích nhằm hướng đến phản ánh mức giá phù hợp. Do tính chất của hàng hóa phản ánh trên thị trường mà hiệu quả này có đạt được hay không. Với các hàng hóa có công dụng trong các nhu cầu thiết yếu, thường có thể mang đến xác định giá trị dễ dàng. Ngược lại đối với hàng hóa không thuộc tính chất định giá của nhà nước. Thì các hàng hóa tương tự được mang ra làm căn cứ. Do đó mà tính chính xác không cần phản ánh tuyệt đối mà chỉ cần xác định giá trị tương đối.
3. Kết quả khi phân tích thông tin:
– Trường hợp không xác định được tỉ lệ điều chỉnh và mức điều chỉnh cụ thể của các yếu tố so sánh. Khi các tính chất không hoàn toàn phản ánh tuowg tự. Các khác biệt cơ bản làm cho giá cả hàng hóa không giống nhau. Khi đó, nhà phân tích cần huyết minh cơ sở tính toán và đưa ra kết luận về mức giá của hàng hóa, dịch vụ cần định giá. Các giá trị này phản ánh với tính hợp lý và tương đối.
– Trường hợp xác định được tỉ lệ điều chỉnh và mức điều chỉnh cụ thể của các yếu tố so sánh. Việc điều chỉnh giá dễ dàng hơn. Theo các quy định pháp luật hiện hành, đảm bảo thực hiện theo nguyên tắc:
+ Điều chỉnh mức giá của hàng hóa, dịch vụ so sánh theo mức giá được dùng làm chuẩn.
+ Đảm bảo tuân theo sự khác biệt của từng yếu tố so sánh, cụ thể: Những yếu tố ở hàng hóa, dịch vụ so sánh kém hơn so với hàng hóa, dịch vụ cần định giá thì điều chỉnh tăng (cộng) mức giá tính theo đơn vị chuẩn của hàng hóa, dịch vụ so sánh. Những yếu tố ở hàng hóa, dịch vụ so sánh vượt trội hơn so với hàng hóa, dịch vụ cần định giá thì điều chỉnh giảm (trừ) mức giá tính theo đơn vị chuẩn của hàng hóa, dịch vụ so sánh. Sự tăng, giảm có thể thực hiện theo số tiền tuyệt đối hoặc theo tỉ lệ %.
+ Xác định mức giá cho hàng hóa, dịch vụ cần định giá bằng cách lấy mức giá sau điều chỉnh đại diện chung của các hàng hóa, dịch vụ so sánh hoặc bằng mức giá trung bình của các mức giá sau điều chỉnh của hàng hóa, dịch vụ so sánh:
Mức giá đại diện chung của các hàng hóa, dịch vụ so sánh là mức giá sau điều chỉnh của mỗi hàng hóa, dịch vụ so sánh được chọn theo các tiêu chí sau: Hàng hóa, dịch vụ so sánh có số lần điều chỉnh giá ít nhất. Hàng hóa, dịch vụ so sánh có tỉ lệ điều chỉnh của mỗi yếu tố so sánh nhỏ nhất. Hàng hóa, dịch vụ so sánh có tổng giá trị điều chỉnh thuần nhỏ nhất. Các căn cứ này phải được xem xét đầy đủ. Mang đến các phản ánh giá cả thuyết phục, phù hợp theo quy định pháp luật.