Thuật ngữ phương pháp số chênh lệch là một cụm từ được sử dụng nhiều trong lĩnh vực kinh tế tài chính và có những ý nghĩa cũng như vai trò quan trọng trong thực tiễn. Thực chất đây chính là một phương pháp biến dạng của phương pháp thay thế liên hoàn. Hiểu đơn giản thì phương pháp thay thế liên hoàn chính là phương pháp được sử dụng để có thể xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố lên chỉ tiêu phân tích. Mục tiêu của phương pháp số chênh lệch cũng chính là như vậy. Chắc hẳn hiện nay vẫn còn nhiều người chưa hiểu rõ về thuật ngữ này.
Mục lục bài viết
1. Phương pháp số chênh lệch:
Khái niệm phương pháp số chênh lệch:
Ta hiểu phương pháp số chênh lệch chính là một phương pháp biến dạng của phương pháp thay thế liên hoàn. Nhưng phương pháp số chênh lệch chính hiện nay có cách tính đơn giản hơn so với phương pháp thay thế liên hoàn và phương pháp số chênh lệch cho phép các chủ thể có thể tính ngay được kết quả cuối cùng bằng cách xác định mức độ ảnh hưởng của nhân tố nào thì trực tiếp dùng số chênh lệch về giá trị kì phân tích so với kế hoạch của nhân tố đó.
Phương pháp số chênh lệch hiện nay cũng chính là một trong những phương pháp tính toán kĩ thuật và phương pháp số chênh lệch đang được sử dụng trong khoa học phân tích kinh tế.
Ta hiểu nghiên cứu kinh tế chính là việc các chủ thể thực hiện nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực kinh tế. Nói một cách khác, nghiên cứu kinh tế được hiểu cơ bản là quá trình thu thập thông tin, dữ liệu, chứng cứ, vận dụng các công cụ kiến thức và công cụ phân tích xử lý thông tin dữ liệu nhằm mục đích giúp các chủ thể có thể đạt được sự hiểu biết về vai trò và hành vi của từng cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp, ngành, thị trường, quốc gia hoặc toàn bộ nền kinh tế đối với việc các chủ thể được nêu đó đưa ra những quyết định kinh tế của mình. Về bản chất thì khoa học phân tích kinh tế chính là việc các chủ thể tìm hiểu bản chất những vấn đề kinh tế đang cần giải quyết của hộ gia đình, doanh nghiệp, cộng đồng hay các nhà hoạch định chính sách ở phạm vi địa phương, quốc gia hay cộng đồng quốc tế nói chung.
Dạng tổng quát của số chênh lệch cụ thể như sau:
2. Quá trình thực hiện phương pháp số chênh lệch và ví dụ minh họa:
Quá trình thực hiện phương pháp số chênh lệch:
Theo Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh, Trường Đại học Xây dựng miền Trung thì phương pháp số chêch lệch được dùng nhằm mục đích để giúp các chủ thể có thể phân tích mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chỉ tiêu phân tích.
Phương pháp số chêch lệch như đa nói cụ thể bên trên thì chính là dạng đặc biệt của phương pháp thay thế liên hoàn. Chính bởi vì vậy mà phương pháp số chênh lệch vẫn tuân thủ theo nội dung và trình tự các bước của phương pháp thay thế liên hoàn, nhưng phương pháp số chênh lệch khác phương pháp thay thế liên hoàn ở chỗ là lấy chênh lệch của các nhân tố giữa 2 kì để xác định mức độ ảnh hưởng.
Ví dụ giả sử như chúng ta có chỉ tiêu phân tích Q chịu ảnh hưởng bởi 3 nhân tố, theo thứ tự a, b, c. Các nhân tố này trên thực tế thì sẽ có quan hệ tích số với chỉ tiêu phân tích Q và đã được sắp xếp theo trình tự từ nhân tố số lượng đến chất lượng, quá trình các chủ thể thực hiện để nhằm mục đích có thể xác định nhân tố ảnh hưởng theo phương pháp số chênh lệch cụ thể như sau:
– Bước 1: Các chủ thể cần phải xác định đối tượng phân tích:
– Bước 2: Các chủ thể cần phải xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố:
– Bước 3: Tổng hợp
Cũng cần phải lưu ý rằng, trên thực tế thì phương pháp số chênh lệch chỉ áp dụng khi các nhân tố có quan hệ với nhau và quan hệ với chỉ tiêu phân tích ở dạng tích số hoặc thương số.
Ví dụ minh họa về phương pháp số chênh lệch:
Hãy thực hiện việc phân tích mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chi phí nguyên vật liệu theo phương pháp số chênh lệch trên cơ sở tài liệu cụ thể sau:
Bài giải:
Gọi:
– q: Khối lượng sản phẩm sản xuất;
– m: Mức tiêu hao nguyên vật liệu cho một đơn vị sản phẩm;
– s: Đơn giá nguyên vật liệu;
– C: Chi phí nguyên vật liệu.
3. Tìm hiểu về phương pháp thay thế liên hoàn:
Khái niệm phương pháp thay thế liên hoàn:
Phương pháp thay thế liên hoàn được hiểu là phương pháp dùng để nhằm mục đích giúp các chủ thể thực hiện việc xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố lên chỉ tiêu phân tích. Cụ thể là bằng cách thay thế lần lượt và liên tiếp các nhân tố từ giá trị gốc sang kì phân tích để xác định trị số của chỉ tiêu khi nhân tố đó thay đổi.
Sau đó, sẽ so sánh trị số của chỉ tiêu vừa tính được với trị số của chỉ tiêu khi chưa có biến đổi của nhân tố cần xác định, chúng ta sẽ tính được mức độ ảnh hưởng của nhân tố đó trong thực tiễn.
Phương pháp thay thế liên hoàn hiện nay chính là một trong những phương pháp tính toán kĩ thuật được sử dụng trong khoa học phân tích kinh tế. Đây là một môn khoa học có ý nghĩa to lớn và đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của nhiều quốc gia trên khu vực toàn thế giới.
Một chỉ tiêu kinh tế trên thực tế cũng sẽ phải chịu sự tác động của nhiều nhân tố khác nhau.
Ví dụ cụ thể như trong trường hợp: chỉ tiêu doanh số bán hàng của một công ty bị ít nhất chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi hai nhân tố cụ thể đó chính là các nhân tố sau: nhân tố thứ nhất mà công ty bị chịu ảnh hưởng trực tiếp đó chính là khối lượng bán hàng còn nhân tố thứ hai mà công ty bị chịu ảnh hưởng trực tiếp đó chính là giá bán hàng hóa. Ta nhận thấy rằng, thông qua phương pháp thay thế liên hoàn, các chủ thể là những nhà phân tích sẽ có thể nghiên cứu mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố lên chỉ tiêu cần phân tích.
Nguyên tắc sử dụng phương pháp thay thế liên hoàn:
Nguyên tắc sử dụng phương pháp thay thế liên hoàn cụ thể như sau:
– Nguyên tắc sử dụng phương pháp thay thế liên hoàn đó là cần phải xác định đầy đủ các nhân tố ảnh hưởng lên chỉ tiêu kinh tế phân tích và thể hiện mối quan hệ các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích bằng một công thức nhất định. Sắp xếp các nhân tố ảnh hưởng trong công thức theo trình tự nhất định và chú ý những điều sau:
+ Nhân tố khối lượng thay thế trước, nhân tố trọng lượng thay thế sau.
+ Nhân tố ban đầu thay thế trước, nhân tố thứ phát thay thế sau.
+ Xác định ảnh hưởng của nhân tố nào thì các chủ thể sẽ lấy kết quả tính toán của bước trước để nhằm mục đích có thể thực hiện việc tính mức độ ảnh hưởng và cố định các nhân tố còn lại.
Nội dung và trình tự của phương pháp thay thế liên hoàn:
Theo Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh, Trường Đại học Xây dựng miền Trung thì ta nhận thấy, nội dung và trình tự của phương pháp thay thế liên hoàn cụ thể như sau:
– Xác định số lượng các nhân tố ảnh hưởng, mối quan hệ của chúng với chỉ tiêu phân tích, từ đó các chủ thể cũng sẽ xác định được công thức tính của chỉ tiêu phân tích.
– Sắp xếp thứ tự các nhân tố từ trái sang phải, từ nhân tố số lượng sang nhân tố chất lượng; Trong trường hợp khi có nhiều nhân tố số lượng (chất lượng) cùng ảnh hưởng thì nhân tố chủ yếu xếp trước, nhân tố thứ yếu xếp sau và không được đảo lộn trình tự.
– Các chủ thể cần tiến hành lần lượt thay thế từng nhân tố một theo trình tự cụ thể. Nhân tố nào được thay thế, nhân tố đó sẽ giữ nguyên giá trị thực tế từ đó; còn các nhân tố chưa được thay thế phải giữ nguyên giá trị ở kì gốc hoặc kì kế hoạch. Thay thế xong một nhân tố, thì cũng sẽ phải tính ra cụ thể kết quả lần thay thế đó.
– Có bao nhiêu nhân tố thì thực hiện thay thế bấy nhiêu lần và sẽ cần phải tổng hợp ảnh hưởng của các nhân tố. Việc tổng hợp ảnh hưởng của các nhân tố phải bằng với đối tượng phân tích.
– Lần lượt thay thế nhân tố kế hoạch bằng nhân tố thực tế theo trình tự, mỗi lần thay thế tính ra được chỉ tiêu phân tích mới, rồi thực hiện việc so sánh với chỉ tiêu phân tích đã tính ở bước trước. Từ đó thì chúng ta sẽ xác định mức độ ảnh hưởng của nhân tố vừa thay thế.