Để xác định giá trị tài sản vô hình thì phương pháp xác định giá trị tài sản vô hình cũng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Phương pháp lợi nhuận vượt trội là một trong số đó. Bài viết dưới đây chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu phương pháp lợi nhuận vượt trội là gì? Trường hợp áp dụng phương pháp này?
Mục lục bài viết
1. Phương pháp lợi nhuận vượt trội là gì?
Ta hiểu về phương pháp lợi nhuận vượt trội như sau:
Các phương pháp xác định giá trị tài sản vô hình được tuân thủ theo tiêu chuẩn thẩm định giá số 13 bao gồm các phương pháp cụ thể như sau: Phương pháp so sánh thuộc các cách tiếp cận từ thị trường; Phương pháp chi phí tái tạo; Phương pháp chi phí thay thế thuộc cách tiếp cận từ chi phí; Phương pháp Tiền sử dụng tài sản vô hình; Phương pháp lợi nhuận vượt trội; Phương pháp thu nhập tăng thêm thuộc cách tiếp cận từ thu nhập. Các chủ thể là những thẩm định viên sẽ có trách nhiệm cần phải căn cứ trên cơ sở từng loại tài sản vô hình, mục đích xác định giá trị, hồ sơ pháp lý, tài liệu thông tin thu thập được để có thể thông qua đó thực hiện việc thẩm định và cũng từ đó thì các thẩm định viên sẽ có thể đưa ra phương pháp xác định giá trị tài sản vô hình phù hợp nhất.
Phương pháp lợi nhuận vượt trội được hiểu cơ bản chính là phương pháp ước tính giá trị của tài sản vô hình dựa trên cơ sở là sự chênh lệch giữa các khoản lợi nhuận có được của một chủ thể doanh nghiệp cụ thể khi doanh nghiệp đó sử dụng và khi doanh nghiệp đó không sử dụng tài sản vô hình này.
Như vậy, ta nhận thấy rằng, trong phương pháp lợi nhuận vượt trội thì giá trị tài sản vô hình sẽ được ước tính dựa trên cơ sở chênh lệch của giá trị hiện tại của hai dòng tiền chiết khấu trong trường hợp tài sản vô hình cần thẩm định giá được sử dụng nhằm mục đích để có thể từ đó sẽ tạo ra thu nhập vượt trội cho các chủ thể và trong trường hợp chủ thể không sử dụng tài sản vô hình cần được thẩm định giá.
Một số hoặc tất cả các thông tin được nêu cụ thể dưới đây đều sẽ cần được cân nhắc trước khi áp dụng phương pháp lợi nhuận vượt trội, cụ thể đó chính là:
– Cần cân nhắc về lợi nhuận kì vọng, chi phí tiết kiệm được và các dòng thu nhập trong tương lai tạo ra cho một doanh nghiệp khi sử dụng tài sản vô hình và không sử dụng tài sản vô hình trước khi áp dụng phương pháp lợi nhuận vượt trội.
– Cần cân nhắc về tỉ suất chiết khấu phù hợp để nhằm mục đích có thể dự báo thu nhập trong tương lai trước khi áp dụng phương pháp lợi nhuận vượt trội.
Phương pháp lợi nhuận vượt trội trong tiếng Anh gọi là: “With and Without Method – WWM” hay “The comparative income differential method (CIDM)”.
2. Trường hợp áp dụng phương pháp lợi nhuận vượt trội:
Các trường hợp áp dụng phương pháp lợi nhuận vượt trội bao gồm:
– Phương pháp lợi nhuận vượt trội này sẽ có thể áp dụng đối với cả tài sản vô hình là các tài sản vô hình tạo ra các khoản thu nhập tăng thêm và tài sản vô hình giúp ích cho việc tiết kiệm chi phí.
– Phương pháp lợi nhuận vượt trội sẽ có thể dùng làm một phương pháp để nhằm bổ sung cùng với các phương pháp thẩm định giá cụ thể khác.
Phương pháp lợi nhuận vượt trội (With and Without Method hay The comparative income differential method) chính là một trong những phương pháp được dùng nhằm mục đích chính để thẩm định giá tài sản vô hình tiếp cận từ thu nhập.
Tài sản vô hình được hiểu cơ bản chính là tài sản không có hình thái vật chất và tài sản vô hình có khả năng tạo ra các quyền, lợi ích kinh tế.
3. Tìm hiểu về tài sản vô hình:
Ta hiểu về tài sản vô hình như sau:
Theo tiêu chuẩn thẩm định giá quốc tế (IVS 2013) tài sản vô hình được định nghĩa chính là một loại tài sản phi tiền tệ, tự được biểu lộ thông qua các đặc điểm kinh tế của các loại tài sản đó. Tài sản vô hình sẽ không có hình thái vật chất nhưng tài sản vô hình lại mang lại quyền và lợi ích kinh tế cho chủ thể là người sở hữu nó. Tài sản vô hình bao gồm loại có thể nhận biết được và loại không thể nhận biết được.
Chuẩn mực kế toán quốc tế số 38 (IAS 38) thì lại đưa ra khái niệm về tài sản vô hình như sau: Đây thực chất là tài sản phi tiền tệ có thể nhận biết được và ài sản vô hình sẽ không có hình thái vật chất. Trong đó, tài sản vô hình có thể nhận biết được nếu tài sản vô hình đó có thể tách biệt được với các thực thể, hoặc là tài sản vô hình nảy sinh từ quyền hợp đồng hoặc các quyền khác theo đúng quy định của pháp luật.
Theo Investopedia ta hiểu tài sản vô hình chính là tài sản không thể được nhìn thấy hoặc các chủ thể sẽ không thể chạm vào, nhưng tài sản vô hình đó sẽ vẫn cung cấp giá trị cho các chủ thể là những chủ sở hữu. Mặc dù một tài sản vô hình là không thể cầm nắm được, có nghĩa là tài sản vô hình đó sẽ không có sự hiện diện vật lý nhưng trên thực tế tài sản vô hình đó sẽ vẫn có thể cung cấp một giá trị lớn về mặt kinh tế.
Tài sản vô hình sẽ cần phải thỏa mãn tất cả các điều kiện cụ thể như sau:
– Tài sản vô hình sẽ không có hình thái vật chất cụ thể tuy nhiên một số tài sản vô hình có thể chứa đựng trong hoặc trên thực thể vật chất, nhưng giá trị của thực thể vật chất là không đáng kể so với giá trị tài sản vô hình.
– Tài sản vô hình sẽ có thể nhận biết được và có bằng chứng hữu hình về sự tồn tại của tài sản vô hình.
– Tài sản vô hình sẽ cần có khả năng tạo thu nhập cho người có quyền sở hữu.
– Giá trị của tài sản vô hình sẽ cần phải có thể định lượng được.
3. Vai trò xác định giá trị tài sản vô hình:
Trong nhiều hoạt động trong thực tế, việc xác định giá trị tài sản vô hình có vai trò quan trọng để nhằm xác định mức giá giúp các bên thực hiện việc thương lượng. Giá trị xác định của tài sản vô hình sẽ có thể là mức giá tối đa mà chủ thể là người mua nên trả hoặc một mức giá hợp lý mà chủ thể là người bán đã đưa ra để nhằm thực hiện việc thương lượng.
Tài sản vô hình chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng giá trị của doanh nghiệp cũng chính bởi vì nguyên nhân đó mà khi mua bán, sáp nhập doanh nghiệp, việc xác định giá trị tài sản vô hình để có thể thông qua đó làm cơ sở thương lượng, giao dịch có ý nghĩa rất quan trọng.
Nói tóm lại, ta thấy rằng, tài sản vô hình có vai trò quan trọng trong việc cung cấp thông tin về giá trị tài sản vô hình để từ đó sẽ có thể làm cơ sở cho các giao dịch kinh tế, các hoạt động có liên quan.
Từ những phân tích được nêu trên, ta nhận thấy, đối với các doanh nghiệp thì vai trò của tài sản vô hình rất quan trọng và có ý nghĩa lớn đối với sự nhận diện phát triển của các doanh nghiệp. Bởi vì hiện nay, các doanh nghiệp trong thời đại mới thì trên thực tế giá trị doanh nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào tài sản trí tuệ và nhất là trong bối cảnh phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
Tài sản vô hình của các doanh nghiệp sẽ góp phần giúp nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp và các tài sản vô hình này cũng sẽ góp phần quan trọng trong việc tạo dựng hình ảnh của các doanh nghiệp cũng như sẽ giúp thu hút được sự quan tâm của các đối tượng khách hàng, từ đó doanh nghiệp sẽ nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, dịch vụ cũng như là có thể nhanh chóng mở rộng thị phần của doanh nghiệp.
Tất cả các loại tài sản vô hình sẽ đều có vai trò là làm tăng giá trị doanh nghiệp và sẽ góp phần tạo nên thành công của doanh nghiệp trong giai đoạn hiện nay.
Không những thế thì tài sản vô hình còn được biết đến chính là nguồn lực quan trọng trong hoạt động sản xuất, kinh doanh cũng như trong quá trình phát triển kinh tế, thu hút đối với các khoản đầu tư đến từ nước khác. Các quốc gia trên thế giới khi càng phát triển thì tỷ trọng mà các doanh nghiệp của các quốc gia đó đầu tư vào các nguồn lực vô hình càng có xu hướng chiếm ưu thế so với các khoản đầu tư vào các nguồn lực hữu hình.
4. Mục đích xác định giá trị tài sản vô hình:
Trong nền kinh tế thị trường như hiện nay thì ta thấy rằng, mục đích để xác định giá trị tài sản vô hình phục vụ nhiều nhu cầu khác nhau:
– Mục đích xác định giá trị tài sản vô hình là nhằm có thể xác định giá trị tài sản vô hình mua, bán, chuyển nhượng tài sản vô hình, cấp phép sử dụng tài sản vô hình.
– Mục đích xác định giá trị tài sản vô hình là nhằm có thể xác định giá trị tài sản vô hình mua lại, sáp nhập, bán một phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp
– Mục đích xác định giá trị tài sản vô hình là nhằm cung cấp thông tin phục vụ cho việc quản lý doanh nghiệp.
– Mục đích xác định giá trị tài sản vô hình là nhằm thế chấp tài sản vô hình vay vốn ngân hàng.
– Mục đích xác định giá trị tài sản vô hình là nhằm xác định giá trị tài sản vô hình được sử dụng góp vốn, phân chia lợi nhuận, tranh chấp liên quan đến tài sản vô hình và quá trình tố tụng phá sản.
– Mục đích xác định giá trị tài sản vô hình là nhằm báo cáo thuế và để báo cáo tài chính.
– Mục đích xác định giá trị tài sản vô hình là nhằm xác định giá trị tài sản vô hình phục vụ các mục đích khác theo quy định của pháp luật hiện hành.