Mục lục bài viết
1. Phương pháp lãnh đạo doanh nghiệp là gì?
1.1. Khái niệm:
Phương pháp lãnh đạo doanh nghiệp là tổng thể các cách thức tác động có chủ đích trong hoạt động của nhà lãnh đạo. Cách thức có thể có của người lãnh đạo lên các nguồn lực của doanh nghiệp. Với các phương pháp được nhà lãnh đạo đề ra trên cơ sở hoạt động của doanh nghiệp. Dựa trên nhu cầu và động cơ làm việc của con người cùng với các nguồn lực khác của doanh nghiệp. Mục đích cuối cùng nhằm đạt được các mục tiêu quản trị đề ra.
1.2. Đặc điểm:
Khi thể hiện là một phương pháp, nó phải là hệ thống các chiến lược hay hoạch định của nhà lãnh đạo. Nhằm triển khai các hoạt động cho thực hiện mục tiêu quản trị. Với hoạt động của một doanh nghiệp, các yếu tố hình thành và tác động rất đa dạng. Do đó hoạt động quản trị cần đem đến hiệu quả. Từ đó mà doanh nghiệp có thể hoạt động ổn định, khai thác đối đa tiềm lực và hiệu quả kinh doanh. Quản trị giúp cho quá trình điều hành, kiểm soát tốt hoạt động của doanh nghiệp. Đó là yếu tố giúp nhà lãnh đạo quản lý doanh nghiệp.
Nhà lãnh đạo doanh nghiệp chính là người đưa ra phương hướng hoạt động. Điều khiển các yếu tố như nguồn vốn, nhân lực, nguồn lực,.. Lãnh đạo hiệu quả sẽ giúp khai thác nhiều lơi ích cho doanh nghiệp. Từ đó mang đến lợi ích cho chính bản thân nhà lãnh đạo và thu nhập cao cho nhân viên.
Phương pháp này được thực hiện trong nội bộ hoạt động của doanh nghiệp. Nó đòi hỏi các kỹ năng và trình độ trong quản trị của nhà lãnh đạo. Đương nhiên việc thực hiện hay áp dụng phương pháp phải dựa trên căn cứ yếu tố trong doanh nghiệp. Do đó mà không có công thức chung nào trong việc áp dụng phương pháp lãnh đạo này. Tuy nhiên, việc xem xét lựa chọn phương pháp vẫn phải dựa trên các căn cứ thực tiễn và yêu cầu khi lựa chọn. Đó là căn cứ giúp nhà lãnh đạo xác đinh đúng công việc khi thực hiện mục tiêu quản trị.
Phương pháp lãnh đạo là biểu hiện cụ thể của mối quan hệ qua lại giữa chủ thể với đối tượng và khách thể. Khi con người thực hiện các hoạt động tác động vào đối tượng khác. Khi mà các yếu tố xung quanh luôn diễn biến không ngừng và tạo ra các ảnh hưởng nhất định. Phương pháp thể hiện mối quan hệ giữa những con người cụ thể, sinh động với tất cả sự phức tạp của đời sống. Nhà lãnh đạo cần xem xét tác động với các doanh nghiệp khác, tạo thế cạnh tranh. Bên cạnh loại bỏ các tác động bất lợi và sử dụng triệt để lợi thế.
Phương pháp lãnh đạo doanh nghiệp hiệu quả.
Vì vậy, các phương pháp lãnh đạo mang tính chất hết sức đa dạng và phong phú. Lãnh đạo cũng tác động trực tiếp đến các chính sách hay chiến lược phát triển doanh nghiệp. Là hệ quả phản ánh hiệu quả hoạt động. Do đó, mặc dù tính khái quát nhưng phải được nhà lãnh đạo định hướng cụ thể. Đó là vấn đề cần phải đặc biệt lưu ý trong quản trị. Vì nó chính là bộ phận năng động nhất của hệ thống quản trị.
Các phương pháp lãnh đạo không có công thức chung cho các doanh nghiệp. Nó chỉ có thể trở thành bài học, kinh nghiệm sau khi được thực tế phản ánh. Phương pháp lãnh đạo không chỉ khác nhau đối với các doanh nghiệp khác nhau. Nó còn cần sự linh hoạt, biến đổi và phù hợp với từng giai đoạn cụ thể của doanh nghiệp. Do đó, nó thường xuyên thay đổi trong từng tình huống cụ thể. Tuỳ thuộc vào đặc điểm của đối tượng cũng như năng lực, kinh nghiệm của người lãnh đạo.
2. Căn cứ, yêu cầu lựa chọn:
Việc lựa chọn phương pháp lãnh đạo tuỳ thuộc vào bản thân các nhà lãnh đạo. Nó thể hiện khả năng và năng lực của họ trong lãnh đạo. Tuy nhiên, vẫn có những yếu tố mà nhà lãnh đạo cần quan tâm khi thực hiện hoạt động của mình hiệu quả. Phương pháp lãnh đạo phải được xem xét và căn cứ vào tính chất và giai đoạn hoạt động cụ thể của doanh nghiệp. Đó không phải là việc lựa chọn tuỳ tiện mà nó tuỳ thuộc vào các căn cứ, ràng buộc nhất định. Thông qua quá trình phân tích hay đánh giá thuận lợi, khó khăn mà nhà lãnh đạo sẽ đưa ra phương pháp phù hợp. Mục đích cuối cùng phải hướng đến các mục tiêu quản trị đề ra.
Trước tiên phương pháp lãnh đạo tuỳ thuộc khả năng chấp thuận của người chịu sự tác động của phương pháp.
Thể hiện tính phù hợp, thực tế của phương pháp lãnh đạo. Các hoạt động thực hiện phải đảm bảo các lợi ích cơ bản cho nhận viên khi thực hiện. Nó phải được hộ và tin tưởng. Nếu các phương pháp lãnh đạo đưa ra khiến người phải thực hiện các tác động của các phương pháp đó không đồng thuận, không ưa thích thì sẽ khó có tác động tích cực cho việc quản trị. Với chủ thể đưa ra phương pháp là nhà lãnh đạo. Tuy nhiên khi xem xét lựa chọn, nhà lãnh đạo phải đặt mình vào vị trí của nhân viên.
Khi xác định tính khả thi của hoạt động, điều kiện này cần được thực hiện. Yếu tố chấp thuận giúp nhân viên quyết tâm cao trong thực hiện nhiệm vụ. Mục tiêu, ý chí và quyết tâm được thực hiện cao nhất. Từ đó mà các phương pháp lãnh đạo càng phản ánh chính xác hiệu quả trên thực tế. Trong một doanh nghiệp, nhà lãnh đạo cần phải xác định chủ thể nhân viên sẽ đem đến và phản ánh thương hiệu nội bộ.
Thứ hai, các phương pháp lãnh đạo phải mang tính định hướng.
Trong một tập thể, cần có người định hướng cho hàng loạt các ý tưởng và hoạt động Nó giúp nhà lãnh đạo tập hợp được nguồn lực, thống nhất được ý chí. Khi phương pháp được đề ra, nó giúp nhân viên hiểu và thực hiện các công việc trên mục đích đó. Vai trò quản trị được phản ánh hiệu quả.
Giúp người bị tác động vào việc thực hiện tốt mục tiêu chung của tổ chức cũng như của mỗi cá nhân. Khi các mục tiêu và chiến lược được thể hiện rõ ràng. Nó là sự phản ánh ý chí chí của nhà lãnh đạo đối với mục tiêu quản trị. Và có ý nghĩa đối với hoạt động ổn định, hợp tác và thống nhất giữa nhân viên trong làm việc. Nhờ đó đem lại hiệu quả cao, đáp ứng tốt các mong muốn của con người trong tổ chức.
Thứ ba, các phương pháp lãnh đạo phải căn cứ vào thực trạng hiện hữu của tổ chức.
Thực trạng của tổ chức có thể được xem xét và đánh giá ở nhiều góc độ khác nhau. Với mỗi tính chất cần xem xét khả năng, thuận lợi hay khó khăn à nhà lãnh đạo cần điều chỉnh. Nhờ đó nó trở thành hiện thực thực tế trong quá trình quản trị. Chứ không phải là các việc làm chủ quan, không tưởng chỉ có giá trị nhất thời.
Các yếu tố cần phải xem xét như quy mô, tài chính của doanh nghiệp. Các điều chỉnh trong hoạt động nội bộ. Các đối thủ kinh doanh, các yếu tố và mức độ cạnh tranh. Các ảnh hưởng hay tác động xung quanh có thể ảnh hưởng đến phương pháp lãnh đạo. Liên hệ đối với mục tiêu quản trị đề ra. Do đó mà tính chất linh hoạt, phù hợp và trình độ lãnh đạo phải được thể hiện phù hợp.
Cuối cùng, các phương pháp lãnh đạo phải phù hợp với xu thế phát triển khách quan.
Đây có thể là các xu thế phát triển khách quan của lịch sử. Cũng có thể phải dựa trên các xu thể phát triển khách quan của nền kinh tế. Các hoạt động đang được thực hiện như thế nào trên thị trường. Các căn cứ này nhìn chung phải dựa trên khả năng có thể diễn ra. Từ lịch sử cho đến tương lai đều có căn cứ cho rằng các phương pháp này khả thi khi áp dụng. Ngoài ra với năng lực lãnh đạo, phải cho thấy hiệu quả từ thực hiện các phương pháp đó.
Với quá trình kinh tế thị trường mang tính cạnh tranh và hội nhập toàn cầu hóa. Các phương pháp lãnh đạo phải thể hiện tư duy đổi mới, đáp ứng theo tiến bộ của kinh tế. Bởi vì đó là sự thể hiện và phản ánh các nhu cầu thực tế của người tiêu dùng. Hoạt động cạnh tranh luôn diễn ra đòi hỏi nhà lãnh đạo phải có chiến lược tạo riêng biệt và ưu thế cho doanh nghiệp. Điều đó phụ thuộc vào tài năng và bản lĩnh lãnh đạo. Cũng như để cạnh tranh hiệu quả, tính chất tiên phong, ưu thế và đón đầu trong phát triển cần được đặt ra. Đó là các thông lệ quốc tế mà mọi quốc gia đều đã cam kết.
Kết luận.
Như vậy, phương pháp lãnh đạo doanh nghiệp là hoạt bắt buộc được thực hiên bởi nhà lãnh đạo doanh nghiệp. Các phương pháp được đưa ra có thể tác động hiệu quả trong triển khai hoạt động sản xuất, kinh doanh. Giúp tạo động lực và tiềm năng khai thác nguồn lao động. Phục vụ và đáp ứng các mục tiêu trong quản trị doanh nghiệp. Khi đó, có thể phản ánh năng lực, trình độ của nhà lãnh đạo. Với các hoạt động đòi hỏi trình độ cao, việc linh hoạt lựa chọn phương pháp phù hợp cần được đặt ra. Bên cạnh đó, vẫn cần phải căn cứ trên những công cụ phản ánh thực tế vị thế và giá trị doanh nghiệp.