Đối với doanh nghiệp việc kiểm tra và xác minh tính chính xác của báo cáo tài chính là rất quan trọng và cần thiết, và theo đó doanh nghiệp cần nhờ tới sự giúp đỡ của công tác kiểm toán, hay chúng ta cũng hiểu kiểm toán và kế toán là hai công việc liên quan tới nhau. Vậy phương pháp kiểm toán là gì? Các bước ứng dụng phương pháp kiểm toán chung?
Mục lục bài viết
1. Phương pháp kiểm toán là gì?
Chắc hẳn chúng ta đã nghe rất nhiều về phương pháp kiểm toán cơ bản hay còn gọi là thử nghiệm cơ bản cụ thể khái niệm này được định nghĩa như sau: “Là thủ tục kiểm toán được thiết kế nhằm phát hiện các sai sót trọng yếu ở cấp độ cơ sở dẫn liệu”.
Mọi thử nghiệm, phân tích, đánh giá của kiểm toán viên dều dựa vào số liệu, thông tin trong báo cáo tài chính và do hệ thống kế toán cung cấp.
Như vậy nên ta thấy với các phương pháp thử nghiệm cơ bản gồm hai loại kĩ thuật kiểm toán cụ thể là phương pháp phân tích đánh giá tổng quát cùng với phương pháp thử nghiệm chi tiết nghiệp vụ và số dư các tài khoản.
2. Các bước ứng dụng phương pháp kiểm toán chung:
Phân tích đánh giá tổng quát (kĩ thuật phân tích)
Phân tích đánh giá tổng quát là việc xem xét các số liệu trên báo cáo tài chính thông qua mối quan hệ và những tỉ lệ giữa các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính. Gồm hai phương pháp chính là phân tích xu hướng và phân tích tỉ suất.
Giúp kiểm toán viên khai thác bằng chứng nhanh chóng thông qua việc xác định những sai lệch về thông tin, những dấu hiệu bất thường trên báo cáo tài chính. Qua đó kiểm toán viên có thể xác định qui mô, mục tiêu, phạm vi, khối lượng công việc cần kiểm toán, từ đó có thể đi sâu vào nghiên cứu, kiểm toán những vấn đề mà kiểm toán viên cho là cần thiết. Có tác dụng cho cả ba giai đoạn kiểm toán: lập kế hoạch kiểm toán, thực hiện kiểm toán, kết thúc kiểm toán.
Phân tích xu hướng
Là phương pháp so sánh về lượng trên cùng một chỉ tiêu. kĩ thuật này giúp kiểm toán viên thấy được chiều hướng biến động trên cùng một chỉ tiêu, qua đó định hướng được nội dung kiểm toán và xác định những vấn đề cơ bản cần đi sâu.
Phân tích tỉ suất
Phương pháp này dựa vào những tỉ lệ tương quan giữa các chỉ tiêu, các khoản mục khác nhau để phân tích, so sánh đánh giá. Tuỳ vào từng doanh nghiệp cụ thể và giới hạn, phạm vi về thời gian, tiền bạc và trình độ chuyên môn, kinh nghiệm nghề nghiệp mà kiểm toán viên có thể tiến hành phân tích một số hoặc tất cả nhóm tỉ suất sau:
– Nhóm tỉ suất khả năng thanh toán
– Nhóm tỉ suất khả năng sinh lời
– Nhóm tỉ suất về cấu trúc tài chính
Thử nghiệm chi tiết các nghiệp vụ và số dư tài khoản
Là kĩ thuật kiểm tra chi tiết quá trình ghi chép, thanh toán từng nghiệp vụ kinh tế từ chứng từ vào sổ sách kế toán có liên quan, kiểm tra tính toán, tổng hợp số dư từng tài khoản.
Đây là phương pháp kiểm toán ra đời sớm nhất, mất nhiều công sức, thời gian, chi phí, nhưng lại mang lại bằng chứng kiểm toán có giá trị và sức thuyết phục cao nhất.Thích hợp để thực hiện tại các lĩnh vực như tiền mặt, ngoại tệ, đá quí.
3. Đối tượng của kiểm toán:
Căn cứ theo quy định và thực tế cho thấy đối tượng của kiểm toán nó sẽ bao gồm tất cả các vấn đề cần được kiểm toán trước hết và chủ yếu là thực trạng hoạt động tài chính trong các đơn vị. Như vậy ta thấy đối tượng của kiểm toán đầu tiên phải kể tới đó là các tài liệu kế toán vì đây là đối tượng quan tâm trực tiếp của cả các nhà quản lý và những người quan tâm khác. Các tài liệu kế toán thường bao gồm bảng cân đối kế toán, bảng kết quả kinh doanh, các sổ sách, chứng từ kế toán…
Nhưng với mọi người quan tâm, các con số và tài liệu kế toán không còn ý nghĩa nếu như không gắn liền với thực trạng tài chính của đơn vị kiểm toán. Có điều này là do tính phức tạp của quan hệ tài chính và giới hạn về trình độ, phương tiện xử lý thông tin nên kế toán không thể thu thập được tất cả các thông tin tài chính.
Chính vì vậy, kiểm toán không chỉ giới hạn đối tượng ở tài liệu kế toán mà còn bao gồm cả thực trạng của hoạt động tài chính dù đã được phản ánh trong tài liệu kế toán hay chưa được phản ánh trong tài liệu kế toán. Hơn nữa để phù hợp với sự phát triển của kế toán và nhu cầu của quản lý, kiểm toán còn quan tâm tới các lĩnh vực khác của quản lý như hiệu quả sử dụng nguồn lực, hiệu năng của các chương trình, mục tiêu, dự án cụ thể..
Như vậy căn cứ như trên ta thấy được cơ bản về đối tượng của kiểm toán, Theo đó nên để phù hợp với sự phát triển của kế toán và nhu cầu của quản lí, kiểm toán còn quan tâm tới các lĩnh vực khác của quản lí như hiệu quả sử dụng nguồn lực, hiệu năng của các chương trình, mục tiêu, dự án cụ thể…
Cụ thể các đối tượng của kiểm toán như sau:
– Thực trạng hoạt động tài chính – đối tượng chung của kiểm toán
Hoạt động tài chính là dùng tiền để giải quyết các mối quan hệ kinh tế trong đầu tư, trong kinh doanh, trong phân phối và thanh toán nhằm đạt tới lợi ích kinh tế xác định. Ở đây, các mối quan hệ tài chính là nội dung bên trong của hoạt động tài chính và tiền chỉ là hình thức biểu hiện, là phương tiện để giải quyết các mối quan hệ kinh tế đó.
– Tài liệu kế toán – đối tượng cụ thể của kiểm toán
Tài liệu kế toán là hệ thống các chứng từ, sổ sách, các bảng biểu và báo cáo tài chính kế toán. Theo Luật kế toán: Tài liệu kế toán là chứng từ, sổ kế toán, báo cáo tài chính, báo cáo kế toán quản trị, báo cáo kiểm toán, báo cáo kiểm tra kế toán và các tài liệu khác có liên quan đến kế toán.
4. Thực trạng tài sản và các nghiệp vụ tài chính của kiểm toán:
+ Trong một đơn vị kinh doanh hay sự nghiệp, tài sản dược biểu hiện dưới nhiều hình thái vật chất khác nhau với yêu cầu về qui cách, phẩm chất, bảo quản, bảo dưỡng… khác nhau, lại được lưu trữ trên nhiều kho, bãi khác nhau với những người quản lí khác nhau.
Mối liên hệ giữa những người quản lí với nhau cũng như giữa người quản lí với người sở hữu tài sản được thực hiện theo những xu hướng và phương thức khác nhau song có xu hướng ngày càng tăng dần sự cách biệt giữa người sở hữu với người bảo quản và sử dụng tài sản. Mặt khác, khi sản xuất phát triển, qui mô tài sản cũng tăng lên, qui mô kinh doanh mở rộng, các mối liên kết kinh tế ngày càng đa dạng, phức tạp… dẫn đến khả năng cách biệt giữa tài sản với sự phản ánh của nó trong thông tin kế toán…
Thực tế đó đã thúc đẩy sự ra đời của kiểm toán cùng tính tất yếu phải đặt thực trạng của tài sản vào đối tượng kiểm toán.
+ Tài sản trong kinh doanh có dạng vật chất và nguồn hình thành đa dạng, chúng luôn vận động và được thể hiện bởi các nghiệp vụ cụ thể.
Dựa trên quá trình vận động này, đặc tính riêng của từng loại tài sản, mối quan hệ kinh tế của mỗi loại và sự đa dạng của các nghiệp vụ nên kiểm toán được chia thành các phần hành kiểm toán cụ thể phù hợp với đối tượng của mình.
Như vậy thông qua bài viết này sẽ đưa chúng ta tới cái nhìn tổng quát nhất đối với các phương pháp kiểm toán trên thực tế, nó rất có ích đối với chúng ta, thông qua các phương pháp này có thể tiến hành ứng dụng trong thực tế kiểm toán thuatanj lợi và dễ dàng hơn. Bên cạnh đó để phát hiện các sai sót trong các báo cáo từ đó có đề xuất và hướng giải quyết để các số liệu chính xác hơn trên hệ thống cơ sở dữ liệu được quản lý.