Phương pháp giá thị trường được hiểu cơ bản là phương pháp sử dụng giá của hàng hóa và dịch vụ được mua và bán trên thị trường thương mại để nhằm mục đích có thể xác định giá trị của một dịch vụ hệ sinh thái. Vậy phương pháp giá thị trường là gì? Trường hợp áp dụng, ưu nhược điểm như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Phương pháp giá thị trường là gì?
Khái niệm phương pháp giá thị trường:
Phương pháp giá thị trường được hiểu cơ bản là phương pháp sử dụng giá của hàng hóa và dịch vụ được mua và bán trên thị trường thương mại để nhằm mục đích có thể xác định giá trị của một dịch vụ hệ sinh thái.
Phương pháp giá thị trường trong tiếng Anh gọi là gì?
Phương pháp giá thị trường trong tiếng Anh gọi là Market price method – MPM.
2. Ưu nhược điểm phương pháp giá thị trường:
– Trường hợp áp dụng phương pháp giá thị trường:
Phương pháp giá thị trường thông thường sẽ được các chủ thể sử dụng nhằm mục đích chính đó là để có thể ước tính giá trị kinh tế của các thành phần tài nguyên được trao đổi, mua bán trên thị trường.
Khi thị trường hiện hữu, chúng sẽ cung cấp công cụ tốt (giá cả, số lượng, chi phí) để nhằm mục đích có thể ước lượng giá trị của tài nguyên, vì giá trị được tiết lộ chủ yếu bởi những người tham gia thị trường thông qua sự tác động qua lại lẫn nhau của họ.
Ví dụ cụ thể như định giá trị gỗ không phức tạp vì chúng được trao đổi trên thị trường, cả cây và gốc đều là hàng hóa sau khi chúng được thu hoạch.
– Ưu điểm của phương pháp giá thị trường:
Ưu điểm chính của phương pháp giá thị trường này đó là dễ thu thập số liệu và dễ tính toán.
– Nhược điểm của phương pháp giá thị trường:
Nhược điểm chính của phương pháp giá thị trường này là không tính toán được giá trị của nhiều tài nguyên không được trao đổi, mua bán trên thị trường, ví dụ cụ thể như giá trị cảnh quan, giá trị đa dạng sinh học.
– Lưu ý về phương pháp giá thị trường:
Trong nhiều tình huống cụ thể, giá cả thị trường chưa phải là thước đo chính xác các lợi ích xã hội, vì vậy chúng ta sẽ cần phân tích, xác định mức giá cả phù hợp để nhằm mục đích có thể làm cơ sở xác định giá trị của tài nguyên.
3. Ví dụ cụ thể về phương pháp giá thị trường:
D là đường cầu điện, MPC là chi phí tư nhân cận biên để sản xuất điện, và MSC là chi phí xã hội cận biên để sản xuất. Sự chênh lệch được tính bằng chi phí ngoại ứng của việc tạo ra điện, chủ yếu là ô nhiễm không khí.
Để xác định giá trị của nguồn năng lượng mới (Năng lượng gió) không gây ô nhiễm, nếu sử dụng Pm sẽ đánh giá thấp giá trị nguồn năng lượng này.
Ps = Giá cả hiện tại của điện năng (Pm) + giá trị cận biên hiện tại của các chi phí ngoại ứng là mức giá phù hợp để xác định giá trị của nguồn năng lượng gió.
Trong nhiều trường hợp khác, giá cả thị trường có thể không đủ để nhằm mục đích thể hiện giá trị xã hội thực của hàng hóa hoặc dịch vụ liên quan đến nguồn tài nguyên thiên nhiên (chẳng hạn cụ thể chính phủ trợ giá hoặc đánh thuế), khi đó chúng ta sẽ cần xác định mức giá ẩn/ giá bóng (shadow price) để phản ánh đúng chi phí xã hội của chúng. Ta hiểu giá bóng là giá đã điều chỉnh lại những khiếm khuyết của thị trường nên phản ánh chính xác hơn chi phí cơ hội của nguồn tài nguyên và các mục đích trong phân phối của xã hội.
4. Tìm hiểu về dịch vụ hệ sinh thái:
Trước tiên chúng ta hiểu về hệ sinh thái như sau:
Hệ sinh tháu là một hệ thống mở hoàn chỉnh, gồm có tập hợp các quần xã sinh vật và khu vực sống của các sinh vật còn được gọi là sinh cảnh. Nói một cách khác, hệ sinh thái có thể hiểu là gồm các quần xã sinh vật (thực vật, động vật, vi sinh vật) và môi trường vô sinh ( nhiệt độ, ánh sáng, các loại chất vô cơ,…). Sinh vật tồn tại trong hệ sinh thái tồn tại dưới 3 nhóm chính. Cụ thể ở đây đó chính là: Sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ, sinh vật phân hủy.
Thành phần của hệ sinh thái bao gồm ba yếu tố chính. Đó là yếu tố vật lý, yếu
– Yếu tố vật lý: Yếu tố vật lý được hiểu là các yếu tố tạo nên nguồn năng lượng như ánh sáng, độ ẩm, nhiệt độ và dòng chảy,…
– Yếu tố vô cơ: Yếu tố vô cơ bao gồm những yếu tố và hợp chất hóa học có tác dụng tổng hợp chất sống. Yếu tố vô cơ có thể ở dạng khí, lỏng,… trực tiếp tham gia vào quá trình tuần hoàn của vật chất.
– Yếu tố hữu cơ: Yếu tố hữu cơ bao gồm các chất khí đóng vai trò kết nối giữa yếu tố vô sinh và hữu sinh. Chất đó có thể là chất mùn, protein, hoặc các chất khác,….
5. Vai trò của hệ sinh thái trong cuộc sống:
Hệ sinh thái hiện nay có vai trò rất quan trọng đối với đời sống con người. Trong đó một số vai trò quan trọng nhất là:
– Hệ sinh thái giúp ngăn ngừa và giảm nhẹ các thảm họa thiên tai. Cụ thể đó là hệ sinh thái rừng giúp giữ gìn tài nguyên đất, giảm thiểu các hiện tượng thiên tai như lũ lụt, sản lở đất đá, mưa bão,…
– Hệ sinh thái giúp khắc phục hậu quả của biến đổi khí hậu. Hệ sinh thái rừng giữ vai trò chủ chốt trong việc hấp thụ khí thải, đem tới bầu không khí trong lành. Tuy nhiên, việc khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên quá mức đã và trong quá trình làm cho chức năng của hệ sinh thái suy giảm.
– Hệ sinh thái giúp cung cấp cho con người nguồn lương thực, thực phẩm dồi dào, đa dạng. Nhờ hệ sinh thái nông nghiệp lương thực và nguồn nguyên liệu cho con người. Hệ sinh thái nông nghiệp càng đa dạng phong phú thì nên kinh tế càng được đảm bảo.
Ta hiểu về dịch vụ hệ sinh thái như sau:
Các dịch vụ hệ sinh thái được hiểu cơ bản là rất nhiều và nhiều lợi ích khác nhau đối với con người được ban tặng bởi môi trường tự nhiên và từ các hệ sinh thái lành mạnh. Các hệ sinh thái như vậy bao gồm: hệ thống nông nghiệp, hệ sinh thái rừng, hệ sinh thái đồng cỏ và hệ sinh thái dưới nước. Các hệ sinh thái này hiện nay hoạt động trong mối quan hệ lành mạnh, cung cấp những thứ như thụ phấn tự nhiên của cây trồng, không khí sạch, giảm thiểu thời tiết khắc nghiệt, nâng cao sức khỏe tinh thần và thể chất của con người. Nói chung, những lợi ích này được gọi là dịch vụ hệ sinh thái, và thường không thể thiếu trong việc cung cấp cho cuộc sống con người nước uống sạch, phân hủy chất thải, khả năng duy trì và năng suất của hệ sinh thái thực phẩm.
Trong khi các chủ thể là những nhà khoa học và các nhà môi trường đã thảo luận về các dịch vụ hệ sinh thái ngầm trong nhiều thập kỷ, thì đánh giá hệ sinh thái thiên niên kỷ vào đầu những năm 2000 đã phổ biến khái niệm này. Ở đó, thì các dịch vụ hệ sinh thái được nhóm thành bốn loại lớn: cung cấp ví dụ như sản xuất thực phẩm và nước; điều tiết ví dụ như kiểm soát khí hậu và bệnh tật; hỗ trợ ví dụ như chu trình dinh dưỡng và sản xuất oxy; và văn hóa ví dụ như lợi ích tinh thần và giải trí. Để nhằm mục đích giúp thông báo cho những người ra quyết định, nhiều dịch vụ hệ sinh thái đang được đánh giá để đưa ra những so sánh tương đương với cơ sở hạ tầng và dịch vụ kỹ thuật của con người.
Hiểu đơn giản thì dịch vụ hệ sinh thái chính là những lợi ích mà con người có được từ hệ sinh thái. Dịch vụ hệ sinh thái sẽ bao gồm: dịch vụ cung cấp, ví dụ lương thực và nước; dịch vụ điều tiết, ví dụ kiểm soát lũ và dịch bệnh; dịch vụ văn hóa, ví dụ tinh thần, giải trí, văn hóa; và dịch vụ hỗ trợ, ví dụ chu trình dinh dưỡng giúp duy trì các điều kiện sống trên trái đất.
Các hệ sinh thái rừng của Việt Nam cung cấp cho con người, môi trường và nền kinh tế rất nhiều hàng hoá và dịch vụ quan trọng được chia thành bốn nhóm theo cách phân loại dịch vụ hệ sinh thái của Đánh giá hệ sinh thái thiên niên kỷ bao gồm:
– Thứ nhất: dịch vụ cung cấp (cụ thể là các hàng hoá, sản phẩm hữu hình mà con người nhận được từ hệ sinh thái như: vật liệu thô, nước sạch, thực phẩm, dược liệu,…)
– Thứ hai: dịch vụ điều tiết (cụ thể là các lợi ích mà con người nhận được từ chức năng điều tiết của hệ sinh thái như xử lý chất thải, hấp thụ các-bon, điều tiết vi khí hậu, …).
– Thứ ba: dịch vụ văn hoá (cụ thể là các lợi ích phi vật chất mà con người nhận được từ hệ sinh thái thông qua các hoạt động du lịch, giáo dục, nghiên cứu, tâm linh,…).
– Thứ tư: dịch vụ hỗ trợ (cụ thể là những gì cần thiết cho sự hình thành các dịch vụ hệ sinh thái khác như đa dạng nguồn gen, chu trình dinh dưỡng, …).
Hiện nay, với những vai trò rất to lớn của hệ sinh thái thì phương pháp giá thị trường có ý nghĩa rất quan trọng và góp phần xác định giá trị của một dịch vụ hệ sinh thái.