Phương pháp dựng sổ được hiểu là một quy trình mà bên bảo lãnh thực hiện nhằm mục đích để có thể ước tính mức giá phù hợp cho lần phát hành đầu tiên ra công chúng. Một số thuật ngữ liên quan?
Hiện nay, việc phát hành công khai lần đầu có ý nghĩa rất quan trọng với doanh nghiệp, vì đây là thử thách đầu tiên và quan trọng nhất đối với hàng loạt khía cạnh vận hành. Mục tiêu chính của việc phát hành công khai lần đầu đó chính là huy động vốn cho doanh nghiệp một cách nhanh chóng với quy mô huy động lớn. Có nhiều phương pháp được sử dụng trong lần phát hành đầu tiên ra công chúng. Một trong số đó chính là phương pháp dựng sổ. Chắc hẳn hiện nay vẫn còn nhiều người chưa hiểu rõ về thuật ngữ này.
Mục lục bài viết
1. Tìm hiểu về phương pháp dựng sổ:
Khái niệm phương pháp dựng sổ:
Phương pháp dựng sổ được hiểu là một quy trình mà bên bảo lãnh thực hiện nhằm mục đích để có thể ước tính mức giá phù hợp cho lần phát hành đầu tiên ra công chúng.
Bên bảo lãnh ở đây thông thường là một ngân hàng đầu tư, dựng sổ bằng cách mời những chủ thể là các nhà đầu tư tổ chức (những nhà quản lí quỹ) đưa ra lời chào mua với mức giá và số lượng cổ phiếu mà họ sẵn sàng mua.
Phương pháp dựng sổ trong tiếng Anh gọi là gì?
Phương pháp dựng sổ trong tiếng Anh gọi là book building.
Tìm hiểu rõ hơn về phương pháp dựng sổ:
Phương pháp dựng sổ hiện nay đã vượt trội hơn so với phương pháp giá cố định và phương pháp dựng sổ đã trở thành một cơ chế thực tế để giúp các công ty định giá lần IPO của họ. Trong phương pháp giá cố định, mức giá được thiết lập trước khi những nhà đầu tư tham gia vào.
Quy trình ước tính giá ghi nhận và thống kê những nhu cầu của các chủ thể là những nhà đầu tư đối với cổ phiếu này trước khi có thể quyết định một mức giá phù hợp với cả thị trường lẫn công ty phát hành.
Phương pháp dựng sổ cũng đã được khuyến khích sử dụng ở hầu hết những sàn giao dịch lớn vì sự hiệu quả trong việc định giá của nó.
Phương pháp dựng sổ bao gồm những bước cơ bản như sau:
Bước 1: Công ty phát hành sẽ thuê một ngân hàng đầu tư làm người bảo lãnh. Công việc của chủ thể là người bảo lãnh đó chính là xác định khoảng giá mà cổ phiếu có thể bán được và soạn thảo bản cáo bạch để gửi đến những nhà đầu tư tổ chức.
Bước 2: Gửi lời mời những chủ thể là những nhà đầu tư, những người mua số lượng lớn và những nhà quản lí quỹ đưa ra lời chào mua của họ. Lời chào mua bao gồm số lượng cổ phiếu mà họ muốn mua và mức giá mà họ sẵn sàng trả.
Bước 3: Sổ được dựng bằng cách liệt kê và ước tính tổng lượng cầu cổ phiếu từ những lời chào mua này. Chủ thể là người bảo lãnh sẽ phân tích thông tin có được, sau đó tính giá cuối cùng bằng phương pháp bình quân gia quyền. Đây sẽ được coi là giá chốt.
Bước 4: Bởi vì tính minh bạch, chủ thể là người bảo lãnh phải công bố toàn bộ thông tin về những lời chào mua đã nhận được.
Bước 5: Thực hiện chuyển giao số cổ phần đến những chủ thể là người mua thành công.
Nhưng trong quá trình này cũng phải lưu ý là dù thông tin có được từ lần dựng sổ cho thấy một mức giá nào đó là phù hợp thì cũng không có gì đảm bảo là sẽ có số lượng mua lớn khi IPO thực sự diễn ra. Ngoài ra, cũng không bắt buộc phải chọn mức giá phân tích được làm giá phát hành cho lần IPO.
2. Một số thuật ngữ liên quan:
Ngân hàng đầu tư:
– Khái niệm ngân hàng đầu tư:
Ngân hàng đầu tư được hiểu là ngân hàng chuyên hoạt động trên thị trường vốn – thị trường tài chính trung và dài hạn. Ngân hàng đầu tư xuất hiện với vai trò giúp các doanh nghiệp và nhà nước huy động vốn trung và dài hạn thông qua phát hành chứng khoán.
Ngân hàng đầu tư cũng là tổ chức đứng giữa các chủ thể cung và cầu vốn, và giúp cho cung và cầu vốn có thể gặp nhau dễ dàng hơn. Chính vì thế mà ngân hàng đầu tư còn được gọi là định chế tài chính bán trung gian.
– Ngân hàng đầu tư trong tiếng Anh là gì?
Ngân hàng đầu tư trong tiếng Anh là Investment Bank.
– Đặc điểm của ngân hàng đầu tư:
+ Hoạt động chủ yếu của ngân hàng đầu tư đó là tư vấn, bảo lãnh phát hành chứng khoán và cho vay trung và dài hạn thông qua chứng khoán. Đa phần nguồn vốn của ngân hàng đầu tư đến từ việc huy động bằng cách phát hành các trái phiếu trung dài hạn.
+ Ngân hàng đầu tư đã mở rộng các loại hình nghiệp vụ sang các lĩnh vực khác và trở thành một định chế tài chính kinh doanh đa dạng (như: Nghiệp vụ đầu tư, nghiên cứu,…).
+ Ngân hàng đầu tư không nhiều chi nhánh vì không nhận tiền gửi của công chúng.
+ Ngân hàng đầu tư sẽ cần đội ngũ chuyên viên giỏi về giám định, thẩm định, kế toán,…
Như vậy, ta nhận thấy, về cơ bản có thể xem ngân hàng đầu tư giống công ty chứng khoán nhưng có mức độ phát triển cao hơn với các loại nghiệp vụ phức tạp hơn. Hiện tại ở Việt Nam vẫn chưa xuất hiện mô hình hóa của một ngân hàng đầu tư đúng nghĩa.
Ngân hàng đầu tư đóng vai trò là một định chế tài chính quan trọng của nền kinh tế hoạt động trên thị trường vốn và có ý nghĩa to lớn trong thực tiễn.
Phát hành công khai lần đầu:
– Định nghĩa phát hành công khai lần đầu:
Phát hành công khai lần đầu hay còn được gọi là phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng.
Phát hành công khai lần đầu có thể hiểu đơn giản là việc phát hành cổ phiếu ra công chúng lần đầu.
– Phát hành công khai lần đầu hay phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng trong tiếng Anh gọi là gì?
Phát hành công khai lần đầu hay phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng trong tiếng Anh gọi là Initial Public Offering, viết tắt là IPO.
Những lần phát hành cổ phiếu ra công chúng sau đó trong tiếng Anh gọi là Seasoned Public Offering, viết tắt là SPO.
– Đặc trưng của việc phát hành công khai lần đầu:
Việc phát hành công khai lần đầu có nghĩa là một doanh nghiệp lần đầu tiên huy động vốn từ công chúng rộng rãi bằng cách phát hành các cổ phiếu phổ thông (cổ phiếu thường).
Cổ phiếu phổ thông (Common stock) hay chúng ta cũng còn gọi là cổ phiếu thường là chứng chỉ xác nhận quyền sở hữu của cổ đông đối với công ty và xác nhận cho phép cổ đông được hưởng các quyền lợi thông thường trong công ty.
– Ưu điểm của việc phát hành công khai lần đầu:
Mục tiêu chính của việc phát hành công khai lần đầu đó chính là huy động vốn cho doanh nghiệp. Việc thực hiện phát hành công khai lần đầu có những lợi thế sau:
+ Việc thực hiện phát hành công khai lần đầu có lợi thế giúp công ty dễ dàng huy động vốn nhanh chóng từ đông đảo tầng lớp dân dư, quy mô huy động vốn lớn.
+ Việc phát hành công khai lần đầu tạo ra hình ảnh đẹp và sự nổi tiếng của công ty, từ đó tạo thuận lợi cho những lần phát hành sau đó.
+ Việc phát hành công khai lần đầu tạo điều kiện cho các giao dịch sáp nhập và mua lại (M&A) dễ dàng hơn. Công ty dễ dàng đưa ra các mức giá mục tiêu trong các thương vụ mua lại khi cổ phiếu của họ là cổ phiếu niêm yết công khai.
+ Việc phát hành công khai lần đầu góp phần làm tăng chất lượng và độ chính xác và báo cáo tài chính của công ty do các báo cáo này phải được lập theo các tiêu chuẩn chung do cơ quan quản lí quy định. Từ đó, công ty dễ dàng thực hiện huy động vốn hơn từ các ngân hàng và tổ chức tín dụng.
+ Việc phát hành công khai lần đầu giúp các công ty đại chúng có thể thu hút và duy trì đội ngũ nhân viên giỏi vì khi chào bán ra công chúng, công ty bảo giờ cũng dành một tỉ lệ chứng khoán nhất định để bán cho nhân viên của mình.
Với quyền mua cổ phiếu, nhân viên của công ty sẽ trở thành cổ đông và được hưởng cổ tức thay vì chỉ nhận được mức thu nhập thông thường. Điều này đã làm cho nhân viên công ty làm việc có hiệu quả hơn và coi sự tồn tại và phát triển của công ty là sự thành bại của mình.
+ Các công ty đại chúng có cơ hội xây dựng hệ thống quản lí chuyên nghiệp cũng như xây dựng một chiến lược phát triển rõ ràng khi thực hiện việc phát hành công khai lần đầu.
– Hạn chế của việc phát hành công khai lần đầu:
+ Việc phát hành công khai lần đầu làm phân tán quyền sở hữu và có thể làm mất quyền kiểm soát công ty của các cổ đông sáng lập do hoạt động thôn tín công ty. Bên cạnh đó, cơ cấu về quyền sở hữu của công ty luôn luôn bị biến động do chịu ảnh hưởng của các giao dịch cổ phiếu hàng ngày.
+ Quy trình chuẩn bị phát hành cổ phiếu phát hành công khai lần đầu rất tốn kém và mất thời gian, đặc biệt là đối với các công ty lớn, chi phí phát hành thường cao.
+ Việc bắt buộc phải công bố thông tin trên các báo cáo tài chính, báo cáo thuế có thể làm cho công ty bị đặt vào tình thế bất lợi do tiết lộ quá nhiều thông tin cho các đối thủ cạnh tranh.
+ Việc phát hành công khai lần đầu làm tăng thời gian và các nỗ lực cần thiết để quản lí và giám sát báo cáo tài chính.
+ Không những thế, hàng năm công ty cũng phảI chịu thêm các khoản chi phí như chi phí kiểm toán các báo cáo tài chính, chi phí cho việc chuẩn bị tài liệu nộp cho cơ quan quản lí nhà nước về chứng khoán và chi phí công bố thông tin định kì.