Phương pháp định giá theo bội số doanh thu là phương pháp định giá tương đối. Được sử dụng để xác định giá trị tối đa của công ty. Đặc điểm? Hạn chế?
Phương pháp định giá theo bội số doanh thu được thực hiện trong hoạt động định giá doanh nghiệp. Trong hoạt động của mình, các doanh nghiệp luôn muốn xác định các giá trị được tạo ra qua thời gian. Khi căn cứ vào các doanh thu tạo ra trong một khoảng thời gian cụ thể. Người ta sẽ cho ra định giá doanh nghiệp trong khoảng thời gian này. Với các định giá được xác định mang tính chất tương đối. Khi mà bội số được thực hiện đưa ra một khoảng phạm vi rộng cho giá trị doanh nghiệp. Để hiểu về mục đích thực hiện phương pháp này.
Mục lục bài viết
1. Phương pháp định giá theo bội số doanh thu là gì?
Phương pháp định giá theo bội số doanh thu trong tiếng Anh là Times-Revenue Method.
Khái niệm.
Phương pháp định giá theo bội số doanh thu là phương pháp định giá tương đối. Được sử dụng để xác định giá trị tối đa của công ty. Phương pháp được thực hiện bằng cách sử dụng bội số của doanh thu hiện tại để xác định “mức trần” (hoặc giá trị tối đa) cho một doanh nghiệp cụ thể. Kết quả phản ánh có thể là giá trị thấp hơn so với doanh thu. Khi xét thấy các hoạt động trong thời gian dài không mang đến các lợi nhuận mới. Hay được xác định lớn hơn doanh thu khi doanh nghiệp đang có những hoạt động kinh doanh mới.
Bội số có thể gấp một đến hai lần doanh thu thực tế. Hoặc có thể ít hơn một. Là các giá trị được áp dụng khác nhau. Tùy thuộc vào ngành công nghiệp và môi trường kinh doanh. Cũng như phụ thuộc vào khoảng thời gian mà doanh thu được xem xét. Hay tùy thuộc phương pháp định giá doanh thu được sử dụng, giá trị của bội số có thể khác nhau.
Khi các giá trị phản ánh thể hiện các giá trị lớn, nó tạo ra động lực lớn thôi thúc doanh nghiệp trong mạnh dạn đầu tư, kinh doanh. Tạo điều kiện thuận lợi cho các quyết định kinh doanh.
Với các doanh nghiệp nhỏ hay hoạt động chào bán doanh nghiệp.
Các doanh nghiệp nhỏ có thể xác định giá trị công ty thông qua phương pháp này. Khi các giá trị thực tế về giá trị có thể chênh lệch nhất định. Tuy nhiên các hy vọng về tiềm năng của doanh nghiệp sẽ được khẳng định nhiều hơn. Việc xác định có thể giúp doanh nghiệp trong lập kế hoạch tài chính hoặc chuẩn bị cho việc chào bán doanh nghiệp. Các kế hoạch tài chính có thể được sử dụng đa dạng hơn. Hoặc tập chung hơn với mục đích thu lợi nhuận lớn.
Hay trong chào bán doanh nghiệp, các tính toán này giúp giá trị của doanh nghiệp được đẩy lên cao. Thu hút các nhà đầu tư khi xác định yếu tố tiềm năng. Cũng như sau quá trình chào bán, giá thực tế giao dịch sẽ không quá thấp.
Phương pháp định giá theo bội số doanh thu được sử dụng để xác định một loạt các giá trị cho doanh nghiệp. Con số này dựa trên doanh thu thực tế trong một khoảng thời gian nhất định (ví dụ: năm tài chính trước đó). Hệ số nhân có thể được sử dụng để làm điểm bắt đầu cho các cuộc đàm phán.
Ví dụ:
Giả sử doanh thu của tập đoàn ABC trong 12 tháng qua là 100.000 USD.
Người ta có thể định giá công ty trong khoảng 50.000 USD (bằng 1/2 doanh thu) đến 200.000 USD ( bằng hai lần doanh thu). Khi đó, giá trị 200.000 USD được xem là giá trị doanh nghiệp lớn nhất được thực hiện bằng phương pháp định giá doanh thu.
2. Đặc điểm:
Tính chính xác không được đảm bảo.
Có thể thấy rằng, việc dịch chuyển các giá trị của bội số trong tính toán sẽ cho ra các kết quả chênh lệch tương đối lớn. Trong khi giá trị doanh nghiệp cần được xác định ở mức chính xác nhất có thể. Định giá doanh thu bằng dòng tiền bán hàng của doanh nghiệp. Khi doanh thu là tất cả các giá trị doanh nghiệp thu về sau khi thực hiện hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, các giá trị này không thể hiện các lợi nhuận thực tế thu về. Định giá theo bội số doanh thu có thể cho ra các giá trị lớn hay nhỏ của doanh nghiệp. Tuy nhiên nó không phản ánh sát so với các giá trị thực tế.
Khi dùng bội số trong hoạt động định giá doanh thu. Doanh nghiệp có thể lựa chọn bội số phù hợp. Khi họ cảm thấy bội số đó sẽ phản ánh đúng nhất thực trạng tài sản của mình. Với các doanh nghiệp mong muốn hướng đến các giá trị tương lai thường xác định định giá của họ theo phương pháp định giá theo bội số doanh thu. Bởi các giá trị này có thể giúp họ tự tin với các chiến lược kinh doanh của mình. Những mong muốn đối với một giai đoạn tăng trưởng nhanh chóng. Chẳng hạn như các công ty dịch vụ phần mềm.
– Xác định bội số nhỏ hơn 1 với doanh nghiệp có doanh thu thấp.
Không phải trong mọi trường hợp, phương pháp này đều đưa ra kỳ vọng trong xác định doanh thu lớn nhất. Với các doanh nghiệp đang tăng trưởng chậm hoặc không cho thấy nhiều tiềm năng tăng trưởng. Hay các công ty có dự báo doanh thu thấp. Công thức này sẽ được tính với bội số nhân nhỏ hơn 1. Có thể được định giá chỉ bằng 0,5 lần doanh thu. Điều này giúp doanh nghiệp thấy được hạn chế cũng như đòi hỏi đặt ra. Để tăng giá trị doanh nghiệp, họ cần hoạt động năng suất và hiệu quả hơn. Tuy nhiên, việc xác định không dựa trên căn cứ chính xác.
3. Hạn chế:
Không phản ánh chính xác về giá trị doanh nghiệp.
Như các tính chất phản ánh, phương pháp định giá theo bội số doanh thu không cho ra khoảng giá trị chính xác về giá trị doanh nghiệp. Khi các con số được dùng chỉ mang tính chất tương đối. Khoảng giá trị được ước lượng quá rộng. Bởi vậy, phương pháp này không phải lúc nào cũng là một chỉ số đáng tin cậy về giá trị của một công ty. Vào các thời điểm xác định cụ thể, nó cũng gắn với những thay đổi hay biến động của công ty. Nó chỉ có thể là yếu tố giúp xem xét yếu tố thuận lợi hay khó khăn của một thời điểm kinh doanh.
Thứ hai, doanh thu là các giá trị thực tế thu được. Nhưng doanh thu trong nhiều trường hợp không cho biết kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Cũng như khó xác định các tiềm năng cho tương lai. Một doanh nghiệp luôn có doanh thu trong sản xuất, kinh doanh. Nhưng các doanh thu này không cho biết doanh nghiệp thực sự thu về các lợi nhuận nhỏ hay lớn. Khi đó, bội số doanh thu càng phản ánh mức độ chênh lệch giữa tính toán và giá trị thực tế. Có thể càng dẫn đến các sai số trong khoảng giá trị thể hiện trong định giá doanh nghiệp.
Doanh thu không đồng nghĩa với lợi nhuận.
Doanh thu luôn được thể hiện bởi tất cả các khoản thu về của doanh nghiệp. Trong đó, nó phản ánh các giá trị tham gia vào sản xuất được nhận lại. Hay các giá trị sử dụng cho lao động, tiêu dùng. Bên cạnh đó, một phần doanh thu thể hiện lợi nhuận thu về. Khi mà đã khấu trừ tất cả các chi phí doanh nghiệp đã bỏ ra trước đó. Như vậy, doanh thu có thể thu về các chi phí đã bỏ ra hay không cũng cần được quan tâm. Hay với giá trị doanh thu đó, thực tế lợi nhuận chiếm bao nhiêu phần trăm. Và tương ứng thì đã cộng vào cho giá trị doanh nghiệp bao nhiều phần tài sản.
Khi có doanh thu, không thể khẳng định doanh nghiệp đang có lợi nhuận hay không. Lợi nhuận thu được là ít hay nhiều. Điều này là do doanh thu không đồng nhất với lợi nhuận. Doanh thu cũng không phản ánh tỉ lệ nhất định của yếu tố lợi nhuận. Để đạt được giá trị lợi nhuận mong muốn, doanh nghiệp phải xác định chính xác chi phí bán ra đối với sản phẩm.
Để có thể tạo ra tài sản trong quá trình kinh doanh, làm tăng giá trị cho doanh nghiệp. Cần phải thu về thu nhập lớn. Nó có thể kéo theo doanh thu phải nhiều. Tuy nhiên, các đại lượng này không phản ánh tỉ lệ phụ thuộc vào nhau. Hiểu đơn giản là khi doanh thu tăng mạnh, chưa chắc đã kéo theo lợi nhuận tăng. Như vậy, doanh nghiệp vẫn không thể tạo thêm giá trị khi tăng doanh thu.
Không xem xét đến lợi nhuận thực tế khi xác định giá trị doanh nghiệp.
Tương tự như vậy, việc tăng doanh thu không nhất thiết phải chuyển thành tăng lợi nhuận. Trong khi giá trị của một doanh nghiệp phản ánh thông qua tất cả các giá trị tài sản mà doanh nghiệp sở hữu. Trong đó có cả giá trị hàng tồn kho. Để định giá doanh nghiệp, phải chăng cần được xác định trên giá trị về thu nhập. Để có được bức tranh chính xác hơn về giá trị thực hiện tại của một công ty, thu nhập phải được tính vào. Do đó, hệ số nhân thu nhập, được ưu tiên hơn bội số của phương thức định giá theo doanh thu.
Thông thường với một doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh ổn định. Họ luôn có các chiến lược tìm kiếm lợi nhuận hiệu quả nhất. Cũng như có nhiều lợi thế để hoạt động được diễn ra như dự định. Do đó, giá cả xác định trên sản phẩm hàng hóa, dịch vụ được doanh nghiệp đặt ra. Khi họ đã xác định:
Giá thành sản phẩm = Tổng chi phí thực hiện trên sản phẩm + Lợi nhuận mong muốn.
Nhận xét.
Như vậ