Đầu tư là một hoạt động làm gia tăng loại tài sản của nhà đầu tư nói riêng và đối với nền kinh tế nói chung, theo đó chúng ta thấy vai trò của việc đầu tư, hiện nay có các phương pháp đầu tư khác nhau dựa trên những phân tích đầu tư. Vậy phương pháp đầu tư từ trên xuống là gì? Nội dung và ví dụ của phương pháp như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Phương pháp đầu tư từ trên xuống là gì?
Phương pháp đầu tư từ trên xuống tên trong tiếng Anh là Top-Down Investing.
Tại phương pháp đầu tư từ trên xuống này có thể nói đây là phương pháp phân tích yêu cầu chúng ta trước hết phải xem xét tình hình vĩ mô tổng thể của nền kinh tế, rồi mới tiếp tục đánh giá các yếu tố ở cấp độ thấp hơn kĩ càng hơn. Tiếp theo sau khi đã tiến hành xem xét các điều kiện kinh tế tổng thể trên khắp thế giới thì các nhà phân tích tiếp tục đánh giá các điều kiện thị trường chung, tiếp đến từng ngành công nghiệp cụ thể để chọn ra những ngành được dự báo sẽ có kết quả khả quan và phù hợp nhất.
Theo đó ta thấy, tại phương pháp này phân tích sâu hơn về cổ phiếu của các công ty cụ thể, để chọn những công ty có khả năng trở thành khoản đầu tư thành công, bằng cách xem xét các thông tin căn bản của chúng. Phương pháp đầu tư từ trên xuống yếu tố được quan tâm nhất đó chính là các yếu tố kinh tế vĩ mô hoặc các yếu tố cấp độ thị trường.
2. Nội dung và ví dụ của phương pháp đầu tư từ trên xuống:
Đối với phương pháp này theo chúng tôi nếu muốn có được cái nhìn tổng thể, thì các nhà đầu tư theo phương pháp này sử dụng các biến số kinh tế vĩ mô như GDP, và nhìn nhận về cán cân thương mại, chuyển động của dòng tiền, lạm phát, lãi suất và các khía cạnh khác của nền kinh tế. Tiếp theo các nhà đầu tư sẽ chuyển xuống cấp độ thấp hơn để xác định các ngành hoặc lĩnh vực có hiệu quả cao trong nền kinh tế vĩ mô. Cũng dựa trên điều này các nhà đầu tư phân bổ tài sản hiệu quả, thay vì phân tích và đặt cược vào từng công ty cụ thể.
Ví dụ cụ thể trong trường hợp nếu tăng trưởng kinh tế ở châu Á tốt hơn tăng trưởng nội địa Mỹ, theo đó các nhà đầu tư có mua các quĩ ETF đầu tư vào các nước châu Á. Chúng ta thấ
Chúng ta có thể tham khảo về ví dụ cụ thể về phương pháp đầu tư từ trên xuống như sau:
Ví dụ như trường hợp của UBS đã tổ chức Diễn đàn toàn cầu UBS CIO 2016 tại Beverly Hills với mục đích giúp các nhà đầu tư điều chỉnh theo môi trường kinh tế hiện tại. Diễn đàn này đề cập đến các yếu tố kinh tế vĩ mô ảnh hưởng đến thị trường, bao gồm chính sách của chính phủ các nước, chính sách củangân hàng trung ương, hiệu quả của thị trường quốc tế và tác động của Brexit đối với nền kinh tế toàn cầu. Cách mà UBS tiếp cận các yếu tố kinh tế này hỗ trợ cho chiến lược theo phương pháp đầu tư từ trên xuống.
Hay như Jeremy Zirin đây được biết đến là một nhà quản lý tài sản thuộc UBS Wealth Management America, đã kể về lợi ích của phương pháp đầu tư từ trên xuống ngày 28/6/2016. Zirin và nhóm của ông thấy rằng các cổ phiếu thuộc nhóm hàng tiêu dùng không thiết yếu có vẻ hấp dẫn. Nhóm của ông đã tính đến các yếu tố kinh tế vĩ mô nói trên và thấy rằng hàng tiêu dùng không thiết yếu được “cách li” khỏi các rủi ro quốc tế, và được củng cố bởi sức mạnh chi tiêu của người tiêu dùng Mỹ. Việc xác định lĩnh vực này cho phép Zirin và nhóm của ông phát hiện ra rằng Home Depot là một khoản đầu tư tốt.
3. Đặc điểm của phương pháp đầu tư từ trên xuống:
Từ trên khái niệm tại phần 1 như trên chúng ta thấy đối với phương pháp này cần quan tâm nhiều hơn đến các yếu tố kinh tế vĩ mô hay các yếu tố cấp độ ngành. nguyên nhân vì các nhà đầu tư theo phương pháp này họ cho rằng, nếu một ngành hoạt động tốt chúng ta thấy, có thể những cổ phiếu họ đầu tư cũng sẽ hoạt động tốt và mang lại lợi nhuận. Như vậy nên các nhà đầu tư theo phương pháp từ trên xuống sẽ chú trọng xem xét các yếu tố sau:
Thứ nhất, đối với các yếu tố vĩ mô như tăng trưởng kinh tế hoặc tổng sản phẩm quốc nội của quốc gia, cán cân thương mại, biến động của dòng tiền và tránh tình trạng lạm phát và các khía cạnh khác của nền kinh tế.
Thứ hai, cần phải xác định ngành hoặc lĩnh vực có triển vọng phát triển trong nền kinh tế vĩ mô.
Thứ ba, chúng ta cần phải dựa trên các yếu tố trên, nhà đầu tư mới xác định từng công ty cụ thể để lựa chọn cổ phiếu đầu tư cụ thể
Thông thường thì phương pháp đầu tư từ trên xuống này sẽ được các nhà đầu tư ngắn hạn sử dụng. Bởi xuất phát từ việc các nhà đầu tư này tìm cơ hội thu lợi nhuận từ các biến động trên thị trường, xảy ra dựa trên các yếu tố bên ngoài công ty.
4. Vai trò của đầu tư đối với nền kinh tế hiện nay:
Với các đặc điểm đặc trưng của đầu tư thì đầu tư là một hoạt động có vai trò quan trọng đến sự gia tăng tài sản của nhà đầu tư nói riêng và của cả nền kinh tế đất nước nói chung. Cụ thể theo căn cứ quy định tại khoản 4 Điều 3 Luật Đầu tư số 61/2020/QH14 ngày 17 tháng 6 năm 2020 quy định cụ thể như sau:
“4. Dự án đầu tư là tập hợp đề xuất bỏ vốn trung hạn hoặc dài hạn để tiến hành các hoạt động đầu tư kinh doanh trên địa bàn cụ thể, trong khoảng thời gian xác định.”
Dự án đầu tư là một tập hợp các hoạt động kinh tế đặc thù với các mục tiêu, phương pháp và phương tiện cụ thể để đạt tới một trạng thái mong muốn. Nội dung của dự án đầu tư được thể hiện trong luận chứng kinh tế – kỹ thuật, là văn bản phản ánh trung thực, chính xác về kết quả nghiên cứu thị trường, môi trường kinh tế – kỹ thuật và môi trường pháp lý, về tình hình tài chính…
Như vậy, có thể nói hoạt động đầu tư là một trong những quyết định có ý nghĩa chiến lược đối với doanh nghiệp. Đây là quyết định tài trợ dài hạn, có tác động lớn tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Những sai lầm trong việc dự toán vốn đầu tư có thể dẫn đến tình trạng lãng phí vốn lớn, thậm chí gây hậu quả nghiêm trọng đối với doanh nghiệp. Hoạt động đầu tư có vai trò rất quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp đòi hỏi các quyết định đầu tư phải được tính toán và cân nhắc kỹ lưỡng.
Đối với một nền kinh tế, đầu tư có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Đầu tư không chỉ đóng vai trò trong quá trình tái sản xuất xã hội mà còn tạo ra “cú hích” cho sự phát triển của nền kinh tế. Một nền kinh tế thu hút được đầu tư từ các chủ thể trong và ngoài nước sẽ khiến nền kinh tế ngày càng tăng trưởng. Bất kỳ hoạt động đầu tư được thực hiện bởi các cá nhân tổ chức là chủ thể tư hay bởi Nhà nước thì lợi ích mà hoạt động đầu tư đem lại không chỉ dừng lại ở những lợi ích đối với chính nhà đầu tư, mà còn đối với cả nền kinh tế nói chung. Đầu tư là hoạt động nhằm tạo ra tài sản mới cho nền kinh tế, làm tăng tiềm lực sản xuất kinh doanh và hoạt động xã hội khác. Đầu tư cũng là hoạt động tạo ra việc làm cho người lao động, nâng cao đời sống của người dân trong xã hội, phát triển sản xuất. Có thể nói, đầu tư là cốt lõi, là động lực cho sự tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế.
Đầu tư cũng góp phần nâng cao trình độ khoa học công nghệ của đất nước. Những hoạt động đầu tư từ nước ngoài vào, đặc biệt là từ những nước có nền kinh tế phát triển, sẽ giúp quốc gia tiếp cận đầu tư có cơ hội tiếp cận được các công nghệ hiện đại, dây chuyền sản xuất tiên tiến, thúc đẩy hoạt động nghiên cứu khoa học. Chính vì vậy, các quốc gia chậm phát triển hoặc đang phát triển thường có các chính sách thu hút hoạt động đầu tư nước ngoài từ các quốc gia phát triển để tận dụng được những lợi thế khoa học công nghệ. Những thành tựu khoa học công nghệ từ các nước phát triển sẽ giúp cho nền kinh tế của các quốc gia này tăng trưởng. Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của các quốc gia này phụ thuộc nhiều vào việc đầu tư cho khoa học công nghệ.