Phục hồi hoạt động kinh doanh là một thủ tục giải quyết phá sản mà toà án các quốc gia có thẩm quyền có thể quyết định áp dụng sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản, khi các doanh nghiệp thoả mãn các điều kiện nhất định. Vậy phục hồi hoạt động kinh doanh là gì? Điều kiện áp dụng và các lưu ý như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Phục hồi hoạt động kinh doanh:
Khái niệm phục hồi hoạt động kinh doanh:
Phục hồi hoạt động kinh doanh được hiểu cơ bản là một thủ tục giải quyết phá sản mà toà án các quốc gia có thẩm quyền có thể quyết định áp dụng sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản, khi các doanh nghiệp thoả mãn các điều kiện nhất định.
Phục hồi hoạt động kinh doanh được đánh giá là nội dung thể hiện quan điểm tiến bộ, tính nhân đạo của pháp luật phá sản hiện đại đối với các doanh nghiệp đang lâm vào tình trạng phá sản.
Việc cơ quan Nhà nước có thẩm quyền áp dụng thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh đã góp phần quan trọng và đem lại cho doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản những cơ hội và điều kiện to lớn nhằm mục đích để các doanh nghiệp đó có thể tổ chức lại hoạt động kinh doanh, giúp doanh nghiệp có thể thoát khỏi tình trạng phá sản.
Phục hồi hoạt động kinh doanh dịch sang tiếng Anh là gì?
Phục hồi hoạt động kinh doanh tạm dịch sang tiếng Anh là Restoring business operations.
2. Điều kiện áp dụng thủ tục phục hồi kinh doanh:
Việc các doanh nghiệp được áp dụng thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh được pháp luật quy định cụ thể. Và, đối với doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản thì khả năng các doanh nghiệp được áp dụng thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh sẽ phụ thuộc chặt chẽ vào thiện chí của các chủ nợ.
Thẩm phán có thẩm quyền sẽ ra quyết định áp dụng thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh sau khi hội nghị chủ nợ lần thứ nhất thông qua nghị quyết đồng ý với các giải pháp tổ chức lại hoạt động kinh doanh, kế hoạch thanh toán nợ cho các chủ nợ và yêu cầu doanh nghiệp phải xây dựng phương án phục hồi hoạt động kinh doanh.
Sau đó, các doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản phải xây dựng phương án phục hồi hoạt động kinh doanh và nộp cho toà án có thẩm quyền.
Ngoài ra, tất cả các chủ thể là các chủ nợ hoặc người nào nhận nghĩa vụ phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sẽ đều có quyền xây dựng dự thảo phương án phục hồi hoạt động kinh doanh cho doanh nghiệp và nộp cho toà án.
Phương án phục hồi hoạt động kinh doanh phải nêu rõ các biện pháp cần thiết phục hồi hoạt động kinh doanh, các điều kiện, thời hạn và kế hoạch thanh toán các khoản nợ.
Sau khi đã nhận được phương án phục hồi hoạt động kinh doanh, thẩm phán phải xem xét để quyết định đưa phương án này ra hội nghị chủ nợ xem xét, quyết định.
Nếu thẩm phán nhận thấ
Nếu quyết định đưa phương án phục hồi hoạt động kinh doanh ra hội nghị chủ nợ, thì thẩm phán triệu tập hội nghị chủ nợ để xem xét, thông qua.
Sau khi hội nghị chủ nợ thông qua phương án phục hồi, thẩm phán sẽ có thẩm quyền ra quyết định công nhận nghị quyết của hội nghị chủ nợ về phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản.
Nghị quyết này theo quy định của pháp luật hiện hành thì có hiệu lực đối với tất cả các bên có liên quan.
3. Trình tự thực hiện phục hồi hoạt động kinh doanh:
3.1. Xây dựng phương án phục hồi hoạt động kinh doanh:
Theo Điều 87 Luật phá sản 2014 quy định về xây dựng phương án phục hồi hoạt động kinh doanh với nội dung cụ thể như sau:
Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày Hội nghị chủ nợ thông qua nghị quyết có nội dung áp dụng thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh thì doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán phải xây dựng phương án phục hồi hoạt động kinh doanh và gửi cho Thẩm phán, chủ nợ, Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản cho ý kiến.
Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã thì chủ nợ, Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản gửi ý kiến cho doanh nghiệp, hợp tác xã để hoàn thiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh báo cáo Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản, chủ nợ, Ban đại diện chủ nợ (nếu có).
Ngay sau khi đã nhận được phương án phục hồi hoạt động kinh doanh, Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản có nhiệm vụ báo cáo Thẩm phán.
Pháp luật cũng quy định cụ thể là trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản, Thẩm phán xem xét trước khi đưa phương án ra Hội nghị chủ nợ xem xét thông qua.
3.2. Nội dung của phương án phục hồi hoạt động kinh doanh:
Các doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán phải nêu rõ các biện pháp để nhằm mục đích giúp phục hồi hoạt động kinh doanh; các điều kiện, thời hạn và kế hoạch thanh toán các khoản nợ.
Các biện pháp được sử dụng nhằm mục đích để phục hồi hoạt động kinh doanh gồm có: Huy động vốn; Giảm nợ, miễn nợ, hoãn nợ; Thay đổi mặt hàng sản xuất, kinh doanh; Đổi mới công nghệ sản xuất; Tổ chức lại bộ máy quản lý, sáp nhập hoặc chia tách bộ phận sản xuất; Bán cổ phần cho chủ nợ và những người khác; Bán hoặc cho thuê tài sản và các biện pháp khác không trái quy định của pháp luật.
3.3. Thời hạn thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh:
Thời hạn được pháp luật quy định nhằm mục đích để thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán theo Nghị quyết của Hội nghị chủ nợ thông qua phương án phục hồi hoạt động kinh doanh.
Trong trường hợp Hội nghị chủ nợ không xác định được thời hạn thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán thì thời hạn thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh là không quá 03 năm kể từ ngày Hội nghị chủ nợ thông qua phương án phục hồi hoạt động kinh doanh.
3.4. Phương án phục hồi hoạt động kinh doanh hợp lệ:
Hội nghị chủ nợ thông qua:
Theo Điều 90 Luật phá sản 2014 quy định, Hội nghị chủ nợ thông qua phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã được coi là hợp lệ khi:
– Thứ nhất: Hội nghị chủ nợ thông qua phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã được coi là hợp lệ khi có số chủ nợ tham gia đại diện cho ít nhất 51% số nợ không có bảo đảm.
Chủ nợ không tham gia Hội nghị chủ nợ nhưng có ý kiến bằng văn bản gửi cho Thẩm phán trước ngày tổ chức Hội nghị chủ nợ, trong đó ghi rõ ý kiến cụ thể về việc thông qua hoặc không thông qua phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã thì coi như chủ nợ tham gia Hội nghị chủ nợ.
– Thứ hai: Hội nghị chủ nợ thông qua phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã được coi là hợp lệ khi quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản được phân công giải quyết đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản phải tham gia Hội nghị chủ nợ.
Trình tự Hội nghị chủ nợ thông qua phương án phục hồi hoạt động kinh doanh được tiến hành theo đúng quy định pháp luật với nội dung như sau:
Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày quyết định đưa phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán ra Hội nghị chủ nợ, Thẩm phán triệu tập Hội nghị chủ nợ để xem xét, thông qua phương án phục hồi hoạt động kinh doanh.
+ Thẩm phán được phân công phụ trách khai mạc Hội nghị chủ nợ;
+ Hội nghị chủ nợ biểu quyết thông qua việc cử Thư ký Hội nghị chủ nợ theo đề xuất của Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản để ghi biên bản Hội nghị chủ nợ;
+ Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản báo cáo về sự có mặt, vắng mặt của người tham gia Hội nghị chủ nợ theo thông báo triệu tập của Tòa án nhân dân, lý do vắng mặt và kiểm tra căn cước của người tham gia Hội nghị chủ nợ;
+ Thẩm phán thông báo với Hội nghị chủ nợ về những người tham gia Hội nghị chủ nợ;
+ Đại diện doanh nghiệp, hợp tác xã trình bày phương án phục hồi hoạt động kinh doanh;
+ Người tham gia Hội nghị chủ nợ trình bày ý kiến của mình về phương án phục hồi hoạt động kinh doanh;
+ Hội nghị chủ nợ thảo luận và biểu quyết thông qua phương án phục hồi hoạt động kinh doanh.
Hội nghị chủ nợ được hoãn một lần trong trường hợp không đáp ứng điều kiện hợp lệ. Việc tổ chức lại Hội nghị chủ nợ được thực hiện theo quy định tại Điều 90 và Điều 91 của Luật phá sản.
Nghị quyết của Hội nghị chủ nợ thông qua phương án phục hồi hoạt động kinh doanh khi được quá nửa tổng số chủ nợ không có bảo đảm có mặt và đại diện cho từ 65% tổng số nợ không có bảo đảm trở lên biểu quyết tán thành.
Trường hợp phương án phục hồi hoạt động kinh doanh có sử dụng tài sản bảo đảm thì phải quy định rõ thời gian sử dụng tài sản có bảo đảm, phương án xử lý tài sản bảo đảm và phải được chủ nợ có bảo đảm bằng tài sản đó đồng ý.
Nghị quyết của Hội nghị chủ nợ có hiệu lực ràng buộc đối với tất cả các chủ nợ.
Trường hợp không tổ chức lại được Hội nghị chủ nợ hoặc Hội nghị chủ nợ không thông qua được Nghị quyết thì Tòa án nhân dân tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản.
Công nhận nghị quyết của Hội nghị chủ nợ:
Thẩm phán sẽ có thẩm quyền ra quyết định công nhận nghị quyết của Hội nghị chủ nợ thông qua phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán. Nghị quyết này có hiệu lực đối với tất cả người tham gia thủ tục phá sản có liên quan.
Kể từ ngày nghị quyết này có hiệu lực thì những điều cấm, chịu sự giám sát đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã quy định tại Điều 48 và Điều 49 của Luật phá sản chấm dứt.
Tòa án nhân dân sẽ có trách nhiệm cần gửi quyết định công nhận nghị quyết của Hội nghị chủ nợ thông qua phương án phục hồi hoạt động kinh doanh cho doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán, chủ nợ, Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định.