Với nhu cầu thẩm mĩ của con người ngày càng lớn thì xuất hiện những phong cách thiết kế khác nhau mang tính chất độc đáo và giữ được các nét cổ điển quý phái. Một trong số đó phải kể tới phong cách thiết kế Retro. Cùng tìm hiểu rõ hơn về phong cách thiết kế này:
Mục lục bài viết
1. Phong cách thiết kế Retro là gì?
Retro là một thuật ngữ trong thời trang, nội thất, trong cuộc sống,… tuy không quá phổ biến, đa phần có thể nghe đến nó nhưng không hiểu Retro là gì, nhưng chắc hẳn chúng ta đã từng nghe đâu đó phẳng phất về thuật ngữ này, có thể là trên tạp chí, báo đài, tivi hay giao tiếp xã hội.
Retro là một khái niệm rộng, có thể áp dụng cho nhiều lĩnh vực khác nhau như thời trang, màu sắc, thiết kế, font chữ,… được dùng để nói đến những thứ có phong cách, màu sắc, hơi hướng cũ kỹ, cổ điển, phong cách xưa kia, phong cách, xu hướng hoài cổ, nhuốm màu thời gian. Những sản phẩm phong cách retro lấy cảm hứng từ những đồ vật trong quá khứ trong những thập niên 50, 60 của thế kỷ trước, kết hợp với xu hướng hiện đại, đó là phong cách Retro.
Retro là viết tắt của từ Retrospective, tiếng Latin, bắt nguồn từ Bắc Âu, với ý nghĩa tiền tố chỉ phía sau, trong thời gian qua, hồi tưởng quá khứ, có nghĩa là sự hoài cổ, trở về với quá khứ. Với yếu tố Retro các hoạ tiết, màu sắc giúp thể hiện sự giản dị, mộc mạc nhưng không mang đến sự nhàm chán mà là một sự tinh tế, thoải mái, nhẹ nhàng.
Trang phục (quần áo, phụ kiện) phong cách Retro là những trang phục sử dụng những họa tiết, gam màu, đường nét cũ kỹ của những thập niên trước, kết hợp với những thiết kế, kiểu dáng hiện đại ngày nay, tạo ra sự tân mới, tạo nên một phong cách thời trang Retro đầy hoài cổ nhưng vẫn có những nét hiện đại bên trong nó.
2. So sánh phong cách thiết kế Retro với phong cách Vintage:
2.1. Giống nhau trong phong cách retro và vintage:
Không chỉ đến với lĩnh vực thiết kế nội thất chung cư hay nhà ở, bạn mới có thể thấy được phong cách nội thất retro và vintage này. Thực ra đây là một xu hướng nghệ thuật, có liên quan cả đến thời trang, hội họa, rất được thịnh hành hiện nay. Đó là khi nhà thiết kế, kiến trúc sư hay đơn giản là những ai muốn trở về với một miền không gian xưa cũ luôn nỗ lực sử dụng các chất liệu từng được thịnh hành để đưa vào trong không gian của mình. Dưới góc nhìn kiến trúc hiện đại, phong cách retro và vintage được hiểu như sau:
Vintage: Là phong cách thiết kế nội thất tập trung vào những đồ vật, nội thất đã có tuổi đời lâu năm. Người ta còn gọi đó là phong cách “đồ cổ”. Ngoài việc sử dụng các vật liệu, màu sắc, các trang trí theo những thập niên trước, chủ nhà còn rất chịu khó trong việc sưu tầm những bộ nội thất xưa để trang trí cho không gian sống của mình. Ấn tượng đối với vintage đó chính là khả năng tái hiện lại hình ảnh chân thực bằng các đồ vật có thật.
Retro: Khác với vintage, phong cách nội thất retro sử dụng chất liệu hiện tại để mô phỏng lại những kiểu dáng, đường nét của quá khứ mà không cần thiết phải dùng đến các bộ nội thất cũ. Với phong cách nội thấ retro này, chủ nhà không nhất thiết phải là người sành đồ cổ, chỉ đơn giản là mượn màu sắc của quá khứ để giao thoa với hiện đại. Sự chân thành, giản đơn, hài hòa giữa xưa và nay là những gì bạn có thể thấy được ở phong cách thiết kế nội thất này.
2.2. Sự khác nhau giữa phong cách retro và vintage:
Về nội thất:
Như đã trình bày ở trên, vintage là phong cách bắt buộc phải sử dụng những món đồ cổ, thường là đồ đã qua sử dụng. Nhìn chung, phong cách vintage tại Việt Nam có ảnh hưởng từ phương Tây và Liên Xô (cũ), tiêu biểu là ở các đồ dùng như đĩa hát, máy cassette, quạt điện hay là những kiểu đèn cũ là những sản phẩm có tuổi đời dài. Phong cách vintage cũng hạn chế sử dụng ghế sofa, bởi vì rất khó để tìm được những bộ ghế sofa đã có tuổi đời lâu năm. Thay vào đó, các kiểu ghế gỗ với độ bền cao lại được ưu tiên sử dụng.
Không hạn chế như phong cách vintage, retro cho phép bạn có thể sử dụng các mẫu nội thất hiện đại, nhưng phải có đường nét và màu sắc xưa cũ. Bạn hoàn toàn có thể dễ dàng chọn được nội thất đẹp theo phong cách thập niên 60, 70 từ các nhà cung cấp chuyên nghiệp. Nhìn chung, retro vẫn cho phép bạn có thể dùng nội thất hiện đại nhưng không được làm mất đi nét đặc trưng của nó.
Về màu sắc:
Phong cách vintage chuộng những tông màu trầm, nhạt nhòa và cũ kỹ. Bạn cũng có thể sử dụng được những gam màu nhạt, nhẹ như màu trắng, màu be, màu xanh nhạt như bạn vẫn thường thấy ở trên những thước phim màu của giai đoạn trước. Do đó phong cách nội thất vintage bao giờ cũng gợi lên trong lòng người cảm giác u buồn, trầm tĩnh và khắc khoải. Phong cách nội thất retro về cơ bản vẫn tôn trọng các hiệu ứng về màu sắc, những gam màu nóng vẫn được đưa vào một cách nhẹ nhàng, không quá rực rỡ mà ngược lại còn rất hài hòa với nội thất. Với những màu sắc này, retro đã khắc họa được đậm nét không gian sống của ngày xưa vô cùng sinh động và chân thực.
Về chất liệu:
Cả hai phong cách đều ưa chuộng chất liệu gỗ. Nhưng vintage lại chú trọng nhiều hơn vào gỗ tự nhiên, có tuổi đời lâu năm. Bạn sẽ cảm nhận được các vật dụng, nội thất gỗ trong phong cách vintage tuy cũ màu nhưng lại rất bền, hầu như không bị mối mọt. Chỉ có những loại gỗ tự nhiên mới có thể có được một thời gian sử dụng lâu đến như vậy. Retro nhìn chung vẫn cởi mở hơn so với phong cách vintage, bạn hoàn toàn có thể sử dụng các loại gỗ công nghiệp, hoặc các chất liệu khác như đá hoa cương cho không gian sống của mình. Cả hai phong cách đều ưa chuộng sử dụng sàn gỗ, mang lại cảm giác ấm áp.
3. Đặc trưng của phong cách nội thất Retro:
Về nội thất
Về màu sắc
Những gam màu sử dụng trong phong cách nội thất Retro thường là những gam màu đậm, rực sáng như xanh lam đậm, đỏ đô,… thể hiện sự cá tính và mạnh mẽ. Trong thiết kế nội thất Retro, màu sắc đóng vai trò rất quan trọng, sự kết hợp màu sắc hài hòa giữa các gam đậm và gam màu dịu nhẹ tạo nên không gian vừa cá tính và vừa thanh tao, lịch sự, chính vì vậy những gam màu Pastel, màu nhẹ nhàng, ấm áp cũng được ưu tiên sử dụng. Phong cách Retro của những năm 50 chia thành 2 cách phối màu: Thứ nhất là sự phối hợp giữa những gam màu đậm nổi bật với những màu sáng. Thứ hai là sự kết hợp những gam màu nhạt như mushroom, be, xanh lục bảo, xanh olive, màu mận, navy, đen.
Vật dụng trang trí
Tuờng
Việc tạo ra một không gian đậm chất Retro hoàn toàn không dựa theo một công thức cứng nhắc nào mà thay vào đó là cách bố cục, sắp xếp hài hòa theo định hướng Retro. Đa phần các bức tường trong căn phòng Retro sẽ sử dụng những gam màu Pastel kết hợp với trắng ngà, đây là bước đầu tiên tạo nên sự hoài cổ cho không gian nôi thất Retro.
Ánh sáng
Trong thiết kế nội thất phong cách Retro, ánh sáng là một phần không thể thiếu, với sự kết hợp ánh sáng hài hòa từ trần đến tường, sàn sẽ giúp cái chất của không gian tăng lên. Những năm 70 phổ biến với những chiếc đèn cây để sàn với chụp đèn lớn. Những năm 60 sử dụng đèn treo ốp alu.
Về kiến trúc sẽ thiên về sử dụng cửa sổ cánh và cửa sổ vòm rộng, tuy nhiên ánh sáng tự nhiên vẫn được tận dụng triệt để.