Bên cạnh sự tồn tại và lên ngôi của phong cách hiện đại hay tối giản thì phong cách thiết kế nội thất vẫn được ưa chuộng bởi sự hoành tráng cũng như là sự cầu kỳ sa hoa của dạng thiết kế này. Vậy Phong cách thiết kế nội thất cổ điển là gì? Đặc trưng phong cách này là gì mà thu hút tới vậy.
Mục lục bài viết
1. Phong cách thiết kế nội thất cổ điển là gì?
Nhưu chúng ta đã biết thì phong cách thiết kế nội thất cổ điển là một trường phái nghệ thuật bắt nguồn từ châu Âu và được sử dụng rộng rãi trong suốt từ thế kỷ 17 đến thế kỷ 19. Thiết kế nội thất cổ điển áp dụng nguyên tắc cân bằng và đối xứng vô cùng khắt khe. Một trong những đặc trưng của phong cách này là sự trau chuốt tỉ mỉ, cầu kỳ, đường nét hoa văn chạm trổ công phu, đẹp mắt.
Tuy nhiên, ở mỗi quốc gia lại thể hiện phong cách này theo những ý tưởng khác nhau. Ở Pháp là thiết kế lộng lẫy, rực rỡ, hoành tráng, ở Anh thì thể hiện sự hợp lý, chặt chẽ.
Tại Nga, trong giai đoạn của nữ hoàng Catherine, bà yêu thích vẻ đẹp sang trọng, sự hòa hợp và tiết chế hợp lý khi thiết kế. Vì vậy, bạn có thể thấy được nét đẹp này ngay chính cung điện Catherine ở St Petersburg. Vào cuối thế kỷ 18, đầu thế kỷ 19, phong cách cổ điển là sự pha trộn khéo léo giữa phong cách cổ điển với những phong cách thiết kế khác, tạo nên nét độc đáo, mới lạ cho không gian.
2. Ưu điểm và nhược điểm phong cách thiết kế cổ điển:
Ưu điểm:
Về nét đẹp tinh tế, tỉ mỉ đến từng chi tiết nhỏ nhất thể hiện gu thẩm mỹ của gia chủ. Một căn phòng thiết kế theo phong cách cổ điển phải đảm bảo được sự cầu kỳ, tỉ mỉ, trau chuốt trong từng chi tiết dù là nhỏ nhất. Phong cách thiết kế này sử dụng rất nhiều các chi tiết hoa văn uốn lượn, phức tạp nhưng lại mang đầy vẻ tự nhiên, mềm mại. Chính vì thế mà phong cách thiết kế cổ điển đạt được tính thẩm mỹ cao và tạo ra vẻ đẹp riêng cho không gian sử dụng.
Vẻ đẹp sang trọng và ấm cúng. Điều đặc biệt và được quan tâm, chú trọng hàng đầu trong không gian phong cách cổ điển đó chính là màu sắc. Sử dụng tông màu trầm tính, ấm áp có nét nhẹ nhàng, tinh khiết. Dựa trên màu nền như vậy thì các chi tiết cầu kỳ, dát vàng, ánh kim mới có thể nổi bật lên và thể hiện đúng vẻ đẹp sang trọng, đẳng cấp.
Nhược điểm:
Phù hợp với không gian lớn. Nội thất phong cách cổ điển thường có các họa tiết rườm rà, có kích thước lớn nên chỉ phù hợp với những không gian lớn. Nếu sử dụng lối thiết kế cổ điển cho các căn phòng có diện tích nhỏ thường sẽ nhanh bị lỗi thời và không đạt tính thẩm mỹ cao.
Chi phí tốn kém, môt nhược điểm lớn của phong cách thiết kế cổ điển là kinh phí đầu tư tương đối lớn. Vì yêu cầu sự tỉ mỉ trong từng chi tiết nhỏ của nội thất và sự độc đáo trong thiết kế để đạt được độ thẩm mỹ nhất định. Ngoài ra, chi phí để trả nguyên vật liệu thiết kế và đội ngũ thi công có tay nghề cao, dày dặn kinh nghiệm và có mắt thẩm mỹ cực tốt cũng không phải ít.
Phù hợp gia chủ thích phong cảnh cổ điển, phong cách thiết kế nội thất cổ điển khá kén người và kén chọn không gian. Vậy nên nếu gia chủ nào yêu thích các giá trị truyền thống lâu đời hoặc những phong cách cổ ngày xưa thì lựa chọn lối thiết kế nội thất cổ điển là một gợi ý hoàn toàn phù hợp.
3. Đặc trưng và nét riêng về phong cách thiết kế nội thất cổ điển:
Nghệ thuật đối xứng và cân bằng trong phong cách thiết kế nội thất cổ điển
Hầu hết những mẫu thiết kế nội thất theo phong cách cổ điển đều đạt đến sự cân bằng, đối xứng hoàn hảo. Cụ thể, một không gian sẽ được chia làm hai phần có thiết kế giống nhau, bố cục rõ ràng và đồng bộ để tạo thành một diện mạo thống nhất. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là khách hàng bắt buộc phải chọn những đồ nội thất y hệt nhau. Sự đối xứng cũng có thể được lột tả linh hoạt thông qua việc phối màu hay sử dụng ánh sáng nhằm tạo ra nên sự hài hoà cho không gian.
Màu sắc trong phong cách thiết kế nội thất cổ điển
Màu sắc chủ đạo của phong cách thiết kế nội thất Classic (cổ điển) thường bao gồm: vàng, nâu, đen, trắng… để làm nổi bật sự quý phái, sang trọng và xa hoa cho không gian, cũng như tôn lên sự đẳng cấp của từng món nội thất. Ngoài ra, chủ nhân có thể tham khảo một số cách phối màu độc đáo như xám với vàng, xanh gừng và xanh rêu, xanh dương và vàng hay đỏ rượu vang cùng các tone màu trung tính,… để tạo ra sự cân bằng về thị giác và tô điểm không gian thêm độc đáo, ấn tượng.
Vật liệu sử dụng trong phong cách thiết kế nội thất cổ điển
Vật liệu chính được sử dụng khi thiết kế nội thất cổ điển là thạch cao, gỗ tự nhiên cùng những chi tiết mạ vàng. Những nguyên liệu này không chỉ dễ trạm trổ thành hoa văn cầu kỳ, mà còn thể hiện hoàn hảo vẻ đẹp quyền quý của ngôi nhà. Thêm vào đó, nếu là người am hiểu về thiết kế cổ điển, gia chủ cũng có thể nhận ra các vật liệu như vải lụa, vải dệt, gấm nhung, kim loại, thuỷ tinh, da, pha lê, đá granite, đá marble,… được sử dụng rất phổ biến để tăng thêm phần lộng lẫy, xa hoa cho không gian sống.
Điểm nhấn trong phong cách thiết kế nội thất cổ điển
Mọi phong cách thiết kế nói chung hay trường phái nội thất cổ điển nói riêng đều đòi hỏi một điểm nhấn để tập trung ánh nhìn. Điểm trọng tâm đó có thể là bộ bàn ghế lớn bề thế, cầu thang uốn lượn tinh tế và hoành tráng, một bức tường bừng sáng hay một bức tranh kích thước lớn,… Những chi tiết còn lại sẽ đóng vai trò bổ trợ, tạo ra sự hài hoà và cân bằng cho tổng thể căn nhà. Ngoài ra, việc chọn điểm nhấn còn tùy thuộc vào gu thẩm mỹ và sở thích riêng của gia chủ.
Chi tiết trang trí phong cách thiết kế nội thất cổ điển
Nếu như phong cách hiện đại hướng tới sự tối giản, thì lối thiết kế nội thất cổ điển lại tái hiện dấu ấn hoàn toàn trái ngược. Cụ thể, những chi tiết hoa mỹ, cầu kỳ và những đường cong mềm mại, trau chuốt là điểm nổi bật của phong cách này. Ngoài ra, những hoạ tiết khác cũng được gia công khá phức tạp và độc đáo, lấy cảm hứng từ cây cối, hoa lá hay hình kỷ hà để hình thành những khối đối xứng trong phòng, giúp tổng thể bắt mắt và thu hút hơn.
Ánh sáng trong phong cách thiết kế nội thất cổ điển
Ánh sáng luôn là yếu tố được coi trọng hàng đầu trong bất kỳ không gian hay phong cách thiết kế nào, đặc biệt đối với thiết kế nội thất cổ điển. Để kiến tạo nét đẹp cổ kính, quý phái, chủ nhân nên sử dụng đèn chùm lớn hết hợp với ánh sáng vàng ấm. Ngoài ra, nhằm đảm bảo độ sáng cho các hoạt động thường nhật của mọi thành viên, những thiết bị hiện đại cũng có thể được lắp đặt trên trần nhà hoặc âm tường.
Đồ nội thất phong cách thiết kế nội thất cổ điển
Phong cách nội thất cổ điển mang giá trị cao về mặt tinh thần, thể hiện đẳng cấp của gia chủ qua những món đồ cầu kỳ, chạm trổ tinh xảo, phô diễn sự xa hoa, quyền quý của tầng lớp quý tộc, vua chúa thế kỉ trước. Vì vậy, khi theo đuổi phong cách thiết kế nội thất cổ điển, gia chủ nên lựa chọn những đồ vật hoành tráng, được chế tác tỉ mỉ từ những chất liệu thượng hạng như gỗ, da, đá hoa cương,… để tôn lên vẻ sang trọng, Ngoài ra, những đường nét uốn lượn mềm mại cũng là đặc trưng cho phong cách nội thất này.
Thiết kế nội thất phòng bếp cần khéo léo, làm sao để đảm bảo cả yếu tố thẩm mỹ lẫn sự tiện nghi trong quá trình sinh hoạt của gia chủ. Sức hút của không gian có thể đến từ những đường viền bao trên các món nội thất hay chiếc đèn chùm phòng ăn cổ điển bắt mắt. Cách phối màu ấm cúng, nhẹ nhàng cũng là lựa chọn hợp lý giúp tạo cảm hứng nấu nướng và nâng niu những cảm xúc tích cực khi các thành viên sum họp, cùng thưởng thức bữa ăn. Lưu ý, thiết kế phòng bếp theo phong cách cổ điển đòi hỏi khoảng không gian đủ thoáng và rộng, bởi lối trang trí cầu kỳ này chỉ phát huy hết giá trị thẩm mỹ khi có sự xuất hiện của những món nội thất với kích thước đồ sộ.
Tuân thủ lối kiến trúc cổ điển nhưng nội thất phòng tắm vẫn phải đáp ứng yêu cầu về sự tiện nghi và công năng toàn diện. Ngoài ra, để tăng thêm phần lộng lẫy, cuốn hút, gia chủ có thể thiết kế những đường phào chỉ chạy quanh căn phòng, hay lắp đặt một chiếc đèn chùm sang trọng, bắt mắt.