Phong cách thiết kế nội thất Avant Garde cho đến hiện nay vẫn được đánh giá chính là một trong số những phong cách có sức sáng tạo độc đáo và còn có phần rất dị biệt, phóng khoáng và táo bạo hơn rất nhiều. Phong cách thiết kế nội thất Avant Garde là gì cũng như nguồn gốc của phong cách này như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Phong cách Avant Garde là gì?
Ta hiểu về phong cách thiết kế Avant Garde như sau:
Phong cách thiết kế Avant Garde hay còn được gọi là “ tiên phong”. Phong cách thiết kế Avant Garde cũng chính là phong cách với những ý kiến đi ngược lại với số đông, thể hiện các ý kiến quan điểm cá nhân đối với các sự vật hiện tượng theo chủ nghĩa cá nhân một chiều. Đặc biệt phong cách Avant Garde này thiên về lối tự do phóng khoáng, luôn phủ nhận hoặc đi chệch những định hướng truyền thống. Phong cách thiết kế Avant Garde này đã làm đảo lộn mọi giá trị thường thức với cái nhìn vị kỷ và không tuân theo bất kì một quy tắc nào.
Trong thiết kế nội thất Avant Garde cũng đã phá bỏ sự cầu kỳ trong trang trí cũng như phong cách thiết kế nội thất Avant Garde không đề cao yếu tố thẩm mỹ như các phong cách thiết kế nội thất khác. Phong cách Avant Garde đa phần sẽ chú trọng đến công năng nhiều hơn. Trên thực tế thì phong cách thiết kế nội thất Avant Garde sử dụng những đường nét thẳng, rõ ràng kết hợp với nội thất thuần hình học, không quá cầu kỳ, tập trung vào yếu tố ứng dụng.
Nguồn gốc sự phát triển của phong cách Avant Garde:
Phong cách thiết kế Avant Garde xuất hiện từ nửa đầu thế kỷ XIX tại Châu Âu. Vào khoảng thập niên 70 của thế kỷ trước, phong cách thiết kế Avant Garde được xem là trường phái thiết kế mang tính đột phá, tiên phong phá vỡ những chuẩn mực của vẻ đẹp truyền thống trước đó.
Một vài năm sau đó phong cách thiết kế Avant Garde đã ảnh gây nên sức ảnh hưởng khá rộng và lan dần sang các nước khác như Mỹ, Nhật Bản và nhiều các quốc gia khác. Không giống với phong cách Art Nouveau thiên về tính thẩm mỹ mà phong cách Avant Garde chú trọng đến tính ứng dụng và công năng nhiều hơn.
Phong cách Avant Garde trong tiếng Anh là: Avant Garde style.
2. Đặc điểm của phong cách nội thất Avant Garde:
Đầu tiên, phong cách Avant Garde cũng dễ dàng nhận ra bởi các bằng đường nét ngang, vô cùng rõ ràng. Trào lưu phong cách Avant Garde này ưu tiên sự đơn giản, gọn nhẹ, bỏ đi những chi tiết cầu kì, phức tạp.
Tiếp theo, thiết kế theo phong cách Avant Garde được ưu tiên thiết kế các vật dụng kim loại không quá đắt tiền cùng với một số các màu sắc tiêu biểu như: đen, trắng, xám,..để tạo ấn tượng ngay từ cái nhìn ban đầu.
Bên cạnh đó phong cách thiết kế Avant Garde cũng chính là mộy trong nội thất thường tạo điểm nhấn với những vật dụng nhỏ như: lọ hoa, đèn, đồ trang trí,…có kèm theo hoa văn nhỏ làm căn phòng phong phú, nổi bật hơn. Phong cách Avant Garde sẽ mang lại cảm giác gần gũi, thư giãn.
Phong cách Avant Garde phản ánh những giá trị vô tận của sự sáng tạo, đột phá và mang tính độc bản. Những nghệ sĩ Avant Garde mang trong lòng khát vọng trở thành những kẻ tiên phong của thời đại. Nhưng hơn hết là nhằm khẳng định tiếng nói và cái nhìn cá nhân đối với thế giới và nhân sinh quan.
3. Tính phổ biến của phong cách Avant Garde:
Trong khi phong cách Avant Garde nổi lên đầy sóng gió ở các nước phương Tây, thì tại một quốc đảo quật cường ở bên kia Thái Bình Dương, phong cách Avant Garde lại được đánh giá chính là dòng chảy âm ỉ trong sự phát triển nghệ thuật của đất nước Nhật Bản. Vào cuối những năm 60, Mary Baskett chính là nhà quản lý vải in hoa của Cincinnati Art Museum là một trong những người phát hiện ra sự nhen nhóm của Avant Garde trong những mẫu thiết kế thời trang của Nhật Bản.
Đa số thì những thương hiệu thời trang theo đuổi phong cách Avant Garde đều chỉ nổi loạn trong trung tâm của lĩnh vực nghệ thuật đó. Khác với sự nổi tiếng lừng danh như các thương hiệu thời trang Hàn Lâm, các nhà mốt Avant Garde giữ cho mình vẻ ẩn dật và kín tiếng với đại chúng. Tuy nhiên, ta nhận thấy rằng, phong cách Avant Garde mang một sức hút mãnh liệt, đủ cho các thương hiệu này sở hữu một lượng đông đảo những người hâm mộ trung thành và “điên loạn” không kém.
Những biểu hiện bên ngoài tưởng chừng tầm thường, xằng bậy nhưng thực chất lại chính là một phần không thể thiếu của trường phái Avant Garde. Trong lĩnh vực thời trang, các trào lưu phá huỷ (deconstruction) và tái chế (recycle) cũng chịu phần nào ảnh hưởng từ phong cách Avant Garde.
4. Lưu ý khi thiết kế nội thất phong cách Avant Garde:
Mỗi phong cách được ra đời thì đều có những dấu ấn và thế mạnh riêng, thích hợp hoặc thích hợp tốt nhất cho mỗi loại hình công trình thiết kế. Với sự đa dạng của nhiều phong cách thiết kế nội thất như trong giai đoạn hiện nay, các chủ nhà thường cũng sẽ có nhiều sự lựa chọn hơn hẳn. Tuy nhiên, trên thực tế thì việc lựa chọn phong cách thiết kế nội thất đẹp, ngoài việc dựa trên sở thích cá nhân, điều kiện kinh phí đầu tư lại còn phụ thuộc vào điều kiện thực tế của mặt bằng thiết kế thi công.
Phong cách thiết kế nội thất cũng hay được sử dụng cho nhà thấp tầng đến cao tầng, từ nhà cấp 4 cho đến biệt thự. Nếu các chủ thể nắm vững những nguyên lý thiết kế của nó, thì việc lựa chọn phương án, cách thức bố trí sẽ đơn giản và khoa học hơn nhiều.
Chúng ta sẽ cần phải khẳng định rằng sự đơn giản và sang trọn của phong cách Avant Garde, chú trọng đến công năng sử dụng hơn là tính thẩm mỹ, đặc tính này hoàn toàn thích hợp với những căn hộ chung cư có diện tích không quá lớn. Hoặc những mẫu nhà phố muốn tối ưu hóa không gian sử dụng.
Nếu như yêu thích phong cách thiết kế Avant Garde các chủ thể cũng nên dự trù và định hình trước kế hoạch đầu tư, trước khi gặp kiến trúc sư. Quá trình tư vấn cần dựa trên những điều kiện thực tế và nhu cầu sử dụng của gia đình. Diện tích mặt bằng thi công của gia đình hay công năng sử dụng hiện tại. Từ đó kiến trúc sư sẽ đưa ra cho các chủ thể những lời khuyên là mặt bằng đó liệu có thích hợp với phong cách thiết kế và thi công này hay không.
Mặt khác, phong cách thiết kế nội thất Avant Garde cũng hay sử dụng những khối hình học, có sự kết hợp của hình học phẳng, thẳng, kết hợp cả chất liệu trang trí đắt tiền và rẻ tiền. Điểm nhấn trang trí của phong cách này cần phải có sự chọn lọc. Việc chọn lọc này cần phải căn cứ theo kinh phí thực tế. Kiến trúc sư sẽ giúp cho các chủ thể có thể cân đối không gian theo ngân sách thực tế.