Phiếu lệnh điện tử là gì? Quy định về phiếu lệnh điện tử?
Trong thực tế hiện nay mà nhất là trong khi thời buổi ứng dụng công nghệ điện tử ngày càng được phát triển và mở rộng thì việc các chủ thể các nhà đầu tư thực hiện các giao dịch trên phương tiện diện tử là rất hợp lý. Còn đối với thị trường chứng khoán thì hoạt động đặt lệnh hay các giao dịch trên sàn chứng khoán là những việc làm rất bình thường và cần thiết trên thị trường chứng khoán hiện nay. Do đó, thì tronbg thì trường chứng khoán có đưa ra quy định về phiếu lệnh điện tử và việc đặt lệnh trong chứng khoán chỉ được thực hiện bởi những nhà đầu tư trên hệ thống diện tử của chứng khoán.
Cơ sở pháp lý:
– Thông tư 134/2017/TT-BTC về hướng dẫn giao dịch điện tử trên thị trường chứng khoán do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
– Thông tư 73/2020/TT-BTC sửa đổi Thông tư 134/2017/TT-BTC về hướng dẫn giao dịch điện tử trên thị trường chứng khoán do Bộ Tài chính ban hành
Mục lục bài viết
1. Phiếu lệnh điện tử là gì?
Trong nội dung mục 1 này tác giả sẽ gửi đến quý bạn đọc những định nghĩa và khái niệm liên quan đến phiếu lệnh điện tử. Do đó để quý bạn đọc có thể hiểu rõ hơn về những nội dung liên quan đến phiếu lệnh điện tự thì trước hết tác giả sẽ giúp quý bạn đọc hiểu về khái niệm và định nghĩa của phiếu lệnh là gì? điện tử được định nghĩa như thế nào?
Trước tiên hết thì lệnh phiếu hay còn gọi là kỳ phiếu được định nghĩa ở đây và được hiểu một cách đơn giản nhất đó chính là loại chứng từ. Tuy nhiên, trong chứng khoán này thì nó không đơn giản là loại chứng từ bình thường mà đó được nhà đầu tư hay còn được gọi là người ký phát cam kết sẽ trả một số tiền nhất định vào một ngày nhất định cho người hưởng lợi được chỉ định trên lệnh phiếu hoặc theo lệnh của người hưởng lợi trả cho một người khác. Như vậy, lệnh phiếu có một số đặc tính như sau:
– Một là. kỳ hạn của lệnh phiếu được quy định rõ trên tờ lệnh này.
– Hai là, một lệnh phiếu có thể do một hay nhiều người cùng tham gia ký phát để cam kết trả tiền cho một hay nhiều người hưởng lợi.
– Ba là, lệnh phiếu cần có sự bảo lãnh của Ngân hàng hoặc công ty Tài chính để đảm bảo khả năng thanh toán của lệnh phiếu.
– Bốn là, lệnh phiếu chỉ có một bản chính duy nhất do con nợ ký phát để chuyển cho người hưởng lợi lệnh phiếu đó
Bên cạnh đó thì điện tử trong lĩnh vực Điện tử lại được xác định là một nhánh của vật lý và kỹ thuật điện liên quan đến sự phát xạ, hành vi và hiệu ứng của các electron sử dụng các thiết bị điện tử. Điện tử sử dụng các thiết bị tích cực để điều khiển dòng điện tử bằng cách khuếch đại và chỉnh lưu, điều này phân biệt với kỹ thuật điện cổ điển, vốn chỉ sử dụng các hiệu ứng thụ động như điện trở, điện dung và độ tự cảm để điều khiển dòng điện. Điện tử đã ảnh hưởng vô cùng lớn đến sự phát triển của xã hội hiện đại. Việc xác định electron vào năm 1897, cùng với sự phát minh sau đó về ống chân không có thể khuếch đại và chỉnh lưu các tín hiệu điện nhỏ, đã mở đầu cho lĩnh vực điện tử và thời đại electron.
Trên cơ sở quy định tại Điều 3 Thông tư 134/2017/TT-BTC về hướng dẫn giao dịch điện tử trên thị trường chứng khoán do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành có quy định về khái niệm của phiếu lệnh điện tử là: “Phiếu lệnh điện tử là thông điệp dữ liệu ghi lại những thông tin nhà đầu tư đã đặt lệnh giao dịch qua hệ thống giao dịch chứng khoán trực tuyến tại một thời điểm nhất định mà chỉ có nhà đầu tư đó truy cập được vào hệ thống thông qua xác thực truy cập và đặt lệnh”.
Trong khái niệm vừa được tác giả nêu ra ở trên thì có một thuật ngữ đó chính là giao dịch chứng khoán trực tuyến và theo như quy định của pháp luật hiện hành thì giao dịch chứng khoán trực tuyến này được quy định và gọi như một dịch vụ. Cụ thể thì theo như quy định tại Khoản 9 Điều 3 Thông tư 134/2017/TT-BTC có quy định về khái niệm của dịch vụ giao dịch chứng khoán trực tuyến với nội dung là: “Dịch vụ giao dịch chứng khoán trực tuyến là dịch vụ do các tổ chức cung cấp dịch vụ giao dịch chứng khoán trực tuyến cung cấp cho nhà đầu tư để mở tài khoản, đặt lệnh, đưa ra yêu cầu đối với các giao dịch chứng khoán hoặc nhận kết quả giao dịch thông qua mạng Internet hoặc điện thoại”.
2. Quy định về phiếu lệnh điện tử:
Trên cơ sở quy định của pháp luật hiện hành thì phiếu lệnh điện tử được biết đến như là một phiếu dùng để đặt hàng của khách hàng đối với hoạt động giao dịch chứng khoán trực tuyến. Bên cạnh việc pháp luật quy định về định nghĩa như tác giả đã nêu ra ở trên thì cũng theo Thông tư 134/2017/TT-BTC về hướng dẫn giao dịch điện tử trên thị trường chứng khoán do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành và theo Thông tư 73/2020/TT-BTC sửa đổi Thông tư 134/2017/TT-BTC về hướng dẫn giao dịch điện tử trên thị trường chứng khoán do Bộ Tài chính ban hành đã đưa ra các quy định rất cụ thể về những nội dung liên quan đến phiếu lệnh điện tử. Các nội dung quy định về phiếu lệnh điện tử được quy định như sau:
Thứ nhất, theo như quy định tại khoản 1 Điều 9 Thông tư 134/2017/TT-BTC và được sửa đổi bổ sung tại khoản 4 Điều 1 Thông tư 73/2020/TT-BTC có nội dung là: “Phiếu lệnh điện tử phải có tối thiểu các thông tin: Số hiệu lệnh, loại lệnh, số tài khoản đặt lệnh, phương thức giao dịch, mã chứng khoán hoặc tên chứng khoán, số lượng và giá giao dịch, thời gian giao dịch (năm, tháng, ngày, giờ, phút), thông tin định danh thiết bị đặt lệnh”
Các hình thức đặt lệnh qua kênh email, fax, SMS hoặc qua các hình thức chat qua App,… Do đó, theo quy định tại Thông tư 134/2017/TT-BTC thì việc đặt lệnh phải tuân thủ việc khi một nhà đầu tư thực hiện đặt lệnh thì cần phải thực hiện đầy đủ các quy định là phải đặt trên kênh như tác giả vừa nêu. Nếu như không làm đúng thì sẽ không chấp nhận với những lỗi như giao dịch chứng khoán trực tuyến do không đáp ứng được các yêu cầu về dịch vụ giao dịch chứng khoán trực tuyến, không đáp ứng quy định về phiếu lệnh điện tử.
Ngoài ra, theo quy định tại điểm b, c khoản 3 Điều 52 Thông tư 210/2012/TT-BTC, trường hợp nhận lệnh qua điện thoại, qua fax và các đường truyền khác, công ty phải đảm bảo có ghi nhận lại đầy đủ thông tin tại thời điểm nhận lệnh, lưu giữ bằng chứng chứng minh về việc đặt lệnh của khác hàng và đảm bảo nguyên tắc xác nhận với khách hàng trước khi nhập lệnh vào hệ thống giao dịch. Như vậy, việc khách hàng ký bổ sung phiếu lệnh điện tử là không đảm bảo quy định nêu trên, đồng thời có thể phát sinh rủi ro tranh chấp trong trường hợp khách hàng không ký phiếu lệnh bổ sung.
Thứ hai, theo như quy định tại khoản 2 Điều 9 Thông tư 134/2017/TT-BTC có quy định về việc hủy phiếu lệnh của các nhà đầu tư đã đặt lệnh trước đó có nội dung là: “Phiếu lệnh hủy phải có thông tin về số hiệu lệnh, khối lượng hủy và xác nhận lệnh hủy”. Do đó, để đảm bảo tính bảo mật và tránh gây nhầm lẫn và phải gặp những rủi ro không đáng có thì theo như quy định của pháp luật hiện hành thì đối với những phiếu lệnh không sử dụng được nữa và cần bỏ đi thì các nhà đầu tư cần thực hiện việc xác nhận thông tin về số hiệu lệnh, khối lượng những hiệu lệnh bị hủy và xác nhân số lượng lệnh hủy theo như quy dịnh của pháp luật hiện hành.
Thứ ba, theo như quy định tại khoản 3 Điều 9 Thông tư 134/2017/TT-BTC và được sửa đổi bổ sung tại khoản 4 Điều 1 Thông tư 73/2020/TT-BTC có nội dung là: ” Phiếu lệnh điện tử phải được ký bằng chữ ký số hoặc gắn liền, kết hợp một cách lô gíc với thông tin xác thực của nhà đầu tư theo quy định tại Điều 8 Thông tư này và đáp ứng quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật về giao dịch điện tử”
Do đó, theo như quy định của pháp luật hiện hành thì phiếu lệnh mà khách hàng ký bổ sung qua phương tiện điện tử sau khi đặt lệnh qua các kênh này không đúng với quy định tại Khoản 3, Điều 9 Thông tư 134/2017/TT-BTC về phiếu lệnh điện tử, lý do: phiếu lệnh điện tử phải được ký số hoặc gắn liền với thông tin xác thực của nhà đầu tư trước khi gửi (lệnh) vào hệ thống. Trong khi đó, việc ký số hoặc xác thực với thông tin của nhà đầu tư qua các kênh này hiện nay là không thể thực hiện được.