Hện nay theo thống kê của ngân hàng, phí trả chậm thẻ tín dụng là một trong những khoản phí khách hàng thường xuyên phải nộp nhất do chủ quan trong tiêu dùng mua sắm mà không thanh toán đủ cho ngân hàng khi đến hạn nếu không trả đúng hạn thì sẽ phải trả phí theo quy định đó được gọi là phí thanh toán trễ hạn.
Mục lục bài viết
1. Phí thanh toán trễ hạn là gì?
Phí thanh toán trễ hạn trong tiếng Anh là Late fee.
Phí thanh toán trễ hạn là khoản phí mà người tiêu dùng phải trả khi thực hiện thanh toán tối thiểu bắt buộc trên thẻ tín dụng sau ngày đáo hạn. Phí thanh toán trễ hạn khuyến khích người tiêu dùng thanh toán đúng hạn. Một số tổ chức phát hành thẻ tín dụng sẽ miễn phí thanh toán trễ hạn trong lần đầu tiên người tiêu dùng bỏ lỡ thời hạn thanh toán tối thiểu.
Cũng có những tổ chức phát hành thẻ tín dụng khác hoàn toàn không tính bất kì khoản phí thanh toán trễ hạn nào, mà chỉ phát hành thẻ cho người tiêu dùng với những cá nhân tín dụng từ rất tốt đến xuất sắc, những người không có khả năng trả chậm. Tuy nhiên, có nhiều thẻ tín dụng không có ưu đãi này và sẽ tính phí thanh toán trễ hạn ngay cả khi chủ thẻ hầu như không bỏ lỡ thời hạn thanh toán.
2. Đặc điểm phí thanh toán trễ hạn:
Chủ thẻ được khuyên nên thanh toán hóa đơn thẻ tín dụng đầy đủ và đúng hạn mỗi tháng, nhưng nếu chủ thẻ không thể thanh toán đầy đủ số nợ thẻ tín dụng, thì việc thanh toán tối thiểu đúng hạn có thể giúp họ tránh bị tính phí thanh toán trễ hạn. Nếu tài khoản thanh toán của chủ thẻ không có đủ tiền để chi trả cho khoản thanh toán thẻ tín dụng, thì không chỉ khoản thanh toán gốc vẫn được phân loại là trễ, mà chủ thẻ cũng có thể phải chịu một khoản phí thanh toán được trả lại từ nhà phát hành thẻ tín dụng và phí thiếu tiền thanh toán từ ngân hàng.
Phí thanh toán trễ hạn có thể phát sinh đối với các loại tài khoản khác nếu không thanh toán đúng hạn. Các khoản thanh toán bảo hiểm, phí cho thuê và các khoản thanh toán có cấu trúc khác phải trả theo lịch cố định có thể phải chịu phí thanh toán trễ hạn nếu chủ tài khoản không kịp thanh toán vào ngày đáo hạn. Số tiền phạt có thể tăng lên nếu thanh toán chậm hơn nhiều so với ngày đáo hạn. Các khoản phí thanh toán trễ hạn có thể được tính vào số dư chưa thanh toán và sau đó bị tính lãi suất, cộng với số tiền mà người vay còn nợ.
Nếu chủ thẻ chậm thanh toán số tiền tối thiểu của thẻ tín dụng, ngoài phí thanh toán trễ hạn, người đó còn phải trả lãi. Tài khoản của người đó cũng có thể bị áp dụng hình phạt, có thể là lãi suất sẽ tăng lên vì nhà phát hành thẻ tín dụng coi chủ thẻ có rủi ro tín dụng cao hơn. Thanh toán chậm có thể chỉ đơn giản là một sơ suất, nhưng nó cũng có thể là một dấu hiệu của rắc rối tài chính.
Phí thanh toán trễ hạn là một trong một số khoản phí mà các công ty thẻ tín dụng tính phí cho người tiêu dùng để kiếm tiền. Người tiêu dùng thẻ tín dụng cũng phải chịu phí hàng năm, phí chuyển khoản số dư, phí giao dịch nước ngoài và phí thanh toán được trả lại. Tuy nhiên, chủ thẻ vẫn có thể tránh được tất cả các khoản phí này, nếu chủ thẻ chọn cẩn thận thẻ tín dụng và tuân theo các điều khoản của thẻ.
3. Thanh toán trễ hạn có bị phạt hay không?
Như chúng ta đã biết thì phí phạt quá hạn hay còn gọi là lãi chậm trả là khoản tiền mà người đi vay phải trả khi khách hàng không trả hoặc chậm trễ trong thanh toán hay có thể là họ trả không đầy đủ nợ gốc hay có thể là lãi tiền vay theo thỏa thuận trong hợp đồng. Theo đó hiện nay trong các loại hợp đồng tín dụng đều quy định rất chặt chẽ về lãi suất, phí phạt trễ hạn thanh toán hàng tháng, nếu bạn không thanh toán đúng ngày quy định trên hợp đồng nghĩa là bạn đã vi phạm đều khoản hợp đồng và phí phạt bắt đầu tính nếu bạn trễ hạn thanh toán từ 1 ngày trở lên. Phí trả chậm thẻ tín dụng là mức phí phạt được ngân hàng đưa ra đối với những trường hợp chậm thanh toán khoản nợ trên thẻ hoặc không thanh toán đủ số dư tối thiểu.
Theo đó bên cạnh việc chúng ta cần phải đóng các phí phạt trễ hạn như đã quy định trên hợp đồng, việc không trả nợ đúng hạn sẽ dẫn đến một số hậu quả, tùy theo mức độ và có thể bị gọi thu hồi nợ và khi chúng ta chậm thanh toán thì gần như chắc chắn sẽ phải nhận những cuộc gọi để thu hồi nợ, có thể gây phiền hà cho chính bản thân chúng ta và người thân.Theo đó nó sẽ tạo nên lịch sử tín dụng xấu cụ thể từ các khoản nợ quá hạn của chúng ta sẽ chuyển thành nợ xấu và được ghi lại trên lịch sử tín dụng của chúng ta tại Trung tâm Thông tin Tín dụng quốc gia. Việc này sẽ cản trở chúng ta rất nhiều trong việc tiếp cận các gói vay khác trong tương lai. Ngoài ra chậm trả lãi thì sẽ gặp bất lợi liên quan tới lãi suất theo đó việc chúng ta chậm thanh toán liên tục sẽ khiến bạn rơi vào nhóm khách hàng rủi ro cao và có thể dẫn đến việc các tổ chức tín dụng vẫn chấp nhận hồ sơ vay của chúng ta nhưng duyệt vay với mức lãi suất cao hơn thông thường khá nhiều, dẫn đến số tiền phải trả của chúng ta lớn hơn.
Theo đó điều đầu tiên, chúng ta nên tính toán cho mình lộ trình thanh toán khoản vay trước khi quyết định ký hợp đồng và không nên để số tiền trả nợ chiếm hơn 40% tổng thu nhập củachúng ta và cân đối sao cho hợp lý nhất. Trong trường hợp bạn có sự cố đột xuất dẫn đến không thể thanh toán khoản nợ trong một thời gian dài thì chúng ta nên chủ động liên hệ với công ty tài chính để nhận được sự hỗ trợ. Hiện tại hầu hết các công ty tài chính điển hình như FE CREDIT đều đang áp dụng chương trình hỗ trợ giãn nợ cho các khách hàng có lịch sử trả nợ tốt.Theo đó nên chung ta cần phải thường xuyên kiểm tra lịch thanh toán của mình mỗi tháng để tránh trường hợp quên hạn thanh toán. Trên thực tế hiện nay đối với các công ty tài chính và các ngân hàng đều cung cấp ứng dụng di động giúp khách hàng có thể đặt lịch thanh toán khoản vay hàng tháng. Việc trễ hạn thanh toán là điều không ai mong muốn, chính vì vậy chúng ta hãy chủ động và tìm ra phương án giải quyết cho bản thân để không rơi vào cảnh nợ nần chồng chất.
Như vậy thông qua những quy định đã phân tích như trên thì nếu trả chậm phí của thẻ tín dụng được hiểu là mức phí phạt được ngân hàng đưa ra đối với những trường hợp chậm thanh toán khoản nợ trên thẻ hoặc không thanh toán đủ số dư tối thiểu. Chủ thẻ cần căn cứ vào bảng sao kê gần nhất được ngân hàng cung cấp để biết mình có trả chậm tín dụng hay không. Thông thường trong bảng sao kê sẽ đề cập đến hạn cuối mà khách hàng phải trả nợ, nếu vượt quá hạn tức là chúng ta sẽ bị thu phí phạt trả chậm tín dụng theo quy định của ngân hàng đó.
Ví dụ: Ngày 1/8/2017 bạn mua một chiếc Tủ lạnh có giá là 10 triệu VND bằng thẻ tín dụng, thì số tiền tối thiểu phải trả cho ngân hàng vào 15/9 ít nhất là 10 triệu * 5% = 500.000 VND, nếu trả thấp hơn sẽ phải chịu phí trả chậm.
Hiện nay, chúng ta không thể phủ nhận thẻ tín dụng giúp chúng ta tiết kiệm tương đối cho mua sắm, đặc biệt cho du lịch hoặc khi công tác ở nước ngoài. Nhưng nếu người nào bị phạt trả nợ chậm hết tháng này tới tháng khác thì tốt nhất không nên dùng thẻ nữa, vì kết quả này chứng minh rằng bạn thực sự gặp khó khăn khi trả nợ đúng hạn cho ngân hàng, và không sớm thì muộn cũng bị liệt kê vào nhóm nợ xấu cần theo dõi.
Như vậy nên để có thể trả nợ thẻ tín dụng đúng hạn cho ngân hàng hiện nay khách hàng hoàn toàn có thể đăng ký dịch vụ tự động thanh toán. Theo đó, khi đến hạn thanh toán hàng tháng, ngân hàng sẽ tự động chuyển tiền từ tài khoản đăng ký thanh toán của bạn sang tài khoản thẻ tín dụng do đó khách hàng sẽ không phải lo lắng bị trả chậm tín dụng như trước nữa, dịch vụ này là giải pháp vô cùng hiệu quả cho mọi người đặc biệt là những người bận rộn trong xã hội hiện nay.