Phi nhị nguyên giới là gì? Người phi nhị nguyên giới (Non-binary)? Thể hiện giới của người phi nhị giới? Phân biệt người phi nhị nguyên giới (Non-binary) và Genderqueer? Biểu tượng cờ của người phi nhị nguyên giới? Một số bài hát nổi tiếng của cộng đồng LGBT?
Phi nhị nguyên giới và người phi nhị nguyên giới là những khái niệm về giới tính còn khá xa lạ mới nhiều người dân Việt Nam. Vì vậy, qua bài viết dưới đây, Luật Dương Gia xin được chia sẻ về chủ đề “Phi nhị nguyên giới là gì? Người phi nhị nguyên giới (Non-binary)”:
Mục lục bài viết
1. Phi nhị nguyên giới là gì? Người phi nhị nguyên giới (Non-binary):
Phi nhị nguyên giới hay được gọi là Phi nhị giới (tiếng Anh: Non-binary hay Enby) là một phổ của bản dạng giới mà không phải là hoàn toàn là nam giới hay nữ giới, tức chỉ các nhóm giới nằm bên ngoài hệ nhị nguyên giới. Họ lúc thì cho rằng mình là nam giới nhưng có những lúc lại cho rằng mình là nữ giới, và có thể được coi là người chuyển giới, bởi bản dạng giới của họ không có sự đồng nhất với giới mà họ được chỉ định sau sinh.
Người phi nhị nguyên giới có thể coi bản thân thuộc về hai hay nhiều giới, không hề có giới hoặc giới tính thứ 3 hay giới khác, và họ có thể có bất kì xu hướng tính dục nào.
Ngày 14 tháng 7 hàng năm được xem là ngày Quốc tế Phi nhị nguyên giới (tiếng Anh: International Nonbinary People’s Day). Mục đích của sự ra đời ngày này là để nâng cao sự nhận thức về sự hiện diện cũng như những vấn đề mà người phi nhị giới phải đối mặt hiện hiện nay trên khắp các khu vực và thế giới. Ngày này được tổ chức đầu tiên vào năm 2012.
2. Thể hiện giới của người phi nhị giới:
Không có bất kì một cách chính xác nào để thể hiện giới của người phi nhị nguyên giới. Hầu hết những người phi nhị nguyên giới sẽ làm những điều họ cảm thấy thoải mái nhất và đúng với bản thân, thay vì tuân theo bất kì vai trò giới cụ thể nào. Bất kì một cách nào mà người phi nhị nguyên giới chọn để thể hiện và đại diện cho bản thân họ đều đúng đắn và bình đẳng với mọi người khác.
Một số người phi nhị nguyên giới có thể chọn cách chuyển đổi bằng cách thay đổi về mặt cơ thể. Một số người có thể mặc quần áo của giới khác và được coi là cross-dresser. Một số thì mong muốn được gọi theo ngôn ngữ, danh xưng và danh hiệu trung tính. Số còn lại thì cảm thấy hài lòng khi dùng ngôn ngữ hay danh xưng có giới…
Tất cả những điều trên hoàn toàn thuộc về lựa chọn cá nhân, dựa vào việc một người phi nhị nguyên giới cảm thấy họ mong muốn, cần, hay phải làm để khiến họ cảm thấy thoải mái hơn và được sống đúng với bản thân mình hơn.
3. Phân biệt người phi nhị nguyên giới (Non-binary) và Genderqueer:
Nhiều người thường nhầm lẫn giữa phi nhị nguyên giới (Non-binary) và Genderqueer. Tuy nhiên 2 khái niệm này lại hoàn toàn khác nhau.
Như đã trình bày trên thì Non-binary là người phi nhị nguyên giới, họ tự nhận mình không phải nam, cũng không phải là nữ. Còn Genderqueer thì lại thuộc đa dạng giới. Genderqueer dùng để chỉ những mà họ cảm nhận được mình có sự đa dạng về giới và có thể thay đổi một cách linh hoạt; tức là có thể có thời điểm là nữ và có thời điểm lại là nam hoặc có những thời điểm họ thấy mình không phải nữ mà cũng không phải nam. Cũng có thể có đôi khi vẩn vơ chẳng mưa cũng chưa thấy nắng họ thấy mình là đâu đó giữa cả nữ và nam như bầu trời màu xanh mà không có nắng ở trước mặt họ vậy.
Đa dạng giới còn có nghĩa là: Những bản dạng giới và thể hiện giới không theo các quy chuẩn thông thường về giới. Thuật ngữ Đa dạng giới đã được dùng ít nhất là 10 năm trước Phi nhị nguyên giới.
4. Biểu tượng cờ của người phi nhị nguyên giới:
Biểu tượng cờ của người phi nhị nguyên giới được Kye Rowan thiết kế năm 2014. Lá cờ này bao gồm 4 sọc, theo thứ tự từ trên xuống dưới mang ý nghĩa như sau:
– Màu vàng đại diện cho những người nằm ngoài hê nhị phân giới;
– Màu trắng đại diện cho những người có nhiều hay tất cả các giới;
– Màu tím đại diện cho những người cảm thấy giới của họ có sự pha trộn giữa nam và nữ;
– Màu đen cuối cùng đại diện cho những người không có giới.
5. Một số bài hát nổi tiếng của cộng đồng LGBT:
LGBT là viết tắt của các danh từ đặc trưng cho xu hướng tính dục của một người, là sự kết hợp của các từ: đồng tính nữ (Lesbian), đồng tính luyến ái nam (Gay), song tính luyến ái (Bisexual) và người chuyển giới (Transgender). Dưới đây là những bài hát được cộng đồng LGBT đón nhận nồng nhiệt nhất:
“Really Don’t Care” – Demi Lovato
Cô nàng rock-chick Demi khoe chất giọng mạnh mẽ của mình với “Really Don’t Care”, ca khúc càng gây chú ý hơn khi MV là cảnh quay lễ hội Pride của cộng đồng LGBT tại LA. MV đầy màu sắc này nhận được sự ủng hộ của các fan rất lớn vì độ bắt tai và thông điệp của ca khúc.
“Forrest Gump” – Frank Ocean
Frank Ocean là ca sĩ Rn”B/ Hiphop đầu tiên công bố là người đồng tính khi thông báo anh đang yêu một người đàn ông. Ca khúc “Forrest Gump” nằm trong album được đề cử giải Grammy, “Channel Orange” được cho là ca khúc mà Frank bày tỏ cảm xúc của mình trước những người đàn ông khác. Ca khúc này sau đó được cộng đồng LGBT đặc biệt yêu thích.
“I Kissed A Girl” – Katy Perry
“I Kissed A Girl” là bản hit đầu tay rất thành công của Katy Perry. Giống như “F**kin Perfect”, ca khúc của Katy Perry không có mục đích hướng đến người đồng tính nhưng lại đặt ra vài câu hỏi cho những người dị tính. Một khán giả nữ chia sẻ “Thật thú vị vì tôi chưa bao giờ nghĩ mình lại hôn một cô gái cho đến khi nghe ca khúc này và bất ngờ về việc hôn đồng giới. Hôn 1 cô gái khác một trời một vực so với hôn các chàng trai. Xinh đẹp và độc nhất”.
“Who You Are” – Jessie J
Nữ ca sỹ song tính Jessie J là một trong những người hoạt động truyền tải thông điệp về ủng hộ LGBT mạnh nhất vi bản thân cô cũng là một người thuộc cộng đồng. Với “Who You Are”, một MV nội tâm không màu mè như những sản phẩm trước, Jessie như “cầu xin” người nghe hãy luôn quý trọng chính bản thân mình.
“Firework” – Katy Perry
Chắc hẳn không ai có thể quên bản hit của Katy về quyền được tỏa sáng của mỗi cá nhân. Với giai điệu pop dễ nghe cùng MV nhiều màu sắc và ý nghĩa khi mà cô ví mỗi người như một dàn pháo hoa, đẹp từ trong ra ngoài.
“She Keeps Me Warm” – Mary Lambert
“If I Had You” – Adam Lambert
“Everyone Is Gay” – A Great Big World
Nhóm nhạc với 2 thành viên A Great Big World đã từng làm khán giả bất ngờ khi phát hành ca khúc ‘Everyone Is Gay”. Ca khúc có đoạn “Chúng ta đều đi tìm kiếm tình yêu thực sự để có thể thay đổi cả thế giới này”.
“Everyone Is Gay” có giai điệu vui tươi, ca từ hết sức ý nghĩa này từng khiến cho khán giả là người dị tính yêu thích và có cái nhìn chân xác hơn về người đồng tính.
“Leave Your Lover” – Sam Smith
Sam Smith hiện là một trong những ca sĩ “đắt show” nhất của xứ sở sương mù hiện nay. Vừa ra mắt album debut “In The Lonely Hour”, Sam Smith đồng thời cũng công bố anh là người đồng tính. Album đầu tay của anh chứa đựng những trải nghiệm chân thực của Smith về các mối tình đồng giới trong quá khứ. Bản ballad “Leave Your Lover” là một bản nhạc buồn, nơi Sam Smith gần như thổ lộ câu chuyện tình yêu của mình với khán giả.
“F**kin” Perfect” – P!nk
“F**kin’ Perfect” không phải là ca khúc hướng đến người đồng tính nhưng nội dung ca khúc lại khiến người nghe liên tưởng đến cộng đồng dễ bị tổn thương này. Lời ca khúc mang đầy ý nghĩa khi đã đề cập đến việc con người khi sinh a và sống trong cộng đồng không có ai là người hoàn hảo; mọi người thay vì lấy sự không hoàn hảo đấy để làm tổn thương nhau thì mỗi người đều có thể làm những điều tốt đẹp hơn dành cho nhau mang lại bầu không khí hạnh phúc.
“Born This Way” – Lady Gaga
Nói đến “Nữ hoàng” của cộng đồng LGBT không thể kể thiếu Lady Gaga. Lady Gaga đã có sự ủng hộ dành cho cộng đồng người LGBT từ rất lâu và một trong số đó cũng chính là thông điệp từ ca khúc “Born This Way” cực nổi tiếng gửi gắm đến người nghe tâm tư cũng như tình cảm của cô. Đây được xem là bản anh hùng ca của công đồng người LGBT và một trong những bản hit thành công nhất mà Gaga đã sáng tác và thể hiện trong sự nghiệp của mình, với giai điệu dance sôi động và ca từ như bản tuyên ngôn đầy tự hào về quyền bình đẳng, quyền được yêu thương, Gaga đã cho ra đời một “đứa con” quá tuyệt vời.