Hiện nay trong đầu tư kinh doanh của doanh nghiệp ta thấy không thể tránh hỏi các khoản nợ khác nhau cụ thể có thể là ngắn hạn hay một khoản nợ dài hạn, hiện nay các khoản nợ dài hạn cũng khá phổ biến và các doanh nghiệp đang băn khoăn thắc mắc chưa hiểu rõ về khoản nợ này. Vậy phí nghĩa vụ nợ dài hạn hoãn lại là gì? Đặc điểm và ví dụ về phí nghĩa vụ nợ dài hạn hoãn?
Mục lục bài viết
1. Phí nghĩa vụ nợ dài hạn hoãn lại là gì?
Nợ dài hạn là tổng giá trị các khoản nợ dài hạn của doanh nghiệp bao gồm những khoản nợ có thời hạn thanh toán còn lại từ 12 tháng trở lên hoặc trên một chu kỳ sản xuất, kinh doanh thông thường tại thời điểm báo cáo như: khoản phải trả người bán, phải trả nội bộ, các khoản phải trả dài hạn khác, vay và nợ thuê tài chính dài hạn tại thời điểm báo cáo.
Nếu trong các trường hợp nợ thuê tài chính biểu thị với các con số bên Có của Tài khoản 342 cụ thể với số nợ dài hạn được hiểu là tổng số tiền phải trả được tính bằng giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu hoặc giá trị hợp lý của tài sản thuê, trừ (-) số nợ phải trả kỳ này, cộng (+) số thuế giá trị gia tăng của bên thuê còn phải trả dần trong suốt thời hạn thuê.
Ngoài ra tại các trường hợp số tiền thuê tài chính được tính bằng ngoại tệ thì đơn vị đi thuê phải tính toán, quy đổi ra Đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch thực tế hoặc theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố ở thời điểm phát sinh nghiệp vụ kinh tế để ghi vào tài khoản này. Chúng ta cần lưu ý khi trả nợ bằng ngoại tệ thì bên Nợ Tài khoản cụ thẻ nào đó sẽ được quy đổi ra Đồng Việt Nam theo tỷ giá đang phản ánh trên sổ kế toán của tài khoản này.
Nợ đài hạn sẽ có phí nghĩa vụ nợ dài hạn hoãn lại hay trong tiếng Anh là “Deferred Long-Term Liability Charges”.
Nhắc tới loại phí nghĩa vụ nợ dài hạn hoãn lại chúng ta hiểu đây là các khoản nợ trong tương lai mà công ty không phải trả trong kì kế toán hiện tại ví dụ như các nghĩa vụ nợ thuế hoãn lại.
2. Đặc điểm và ví dụ về phí nghĩa vụ nợ dài hạn hoãn:
2.1. Đặc điểm Phí nghĩa vụ nợ dài hạn hoãn lại:
Các khoản phí nghĩa vụ nợ dài hạn hoãn lại được bút toán trên các mục chi tiết trong bảng cân đối kế toán bên cạnh các nghĩa vụ nợ dài hạn khác, được báo cáo là chi phí trên báo cáo thu nhập cho đến khi chúng được thanh toán.
Phí nghĩa vụ nợ dài hạn hoãn lại thường là các khoản nghĩa vụ thuế hoãn lại phải trả trong vòng một năm hoặc hơn trong tương lai.
Những khác biệt giữa các khoản nghĩa vụ thuế hoãn lại và các khoản thuế phải trả chỉ là tạm thời và có xu hướng cân bằng theo thời gian.
Các nghĩa vụ nợ dài hạn khác được hoãn lại bao gồm khoản tiền thưởng hoãn lại, nợ lương hưu hoãn lại, doanh thu trả chậm và các nghĩa vụ nợ phái sinh.
2.2. Ví dụ về Phí nghĩa vụ nợ dài hạn hoãn lại:
Một ví dụ phổ biến về nghĩa vụ nợ dài hạn hoãn lại là một công cụ phái sinh phòng ngừa rủi ro từ một dòng tiền tăng hoặc giảm hoặc có giá trị hợp lí.
Trong trường hợp này, các thay đổi của giá trị hợp lí hàng năm được hoãn lại cho đến khi giao dịch được đảm bảo xảy ra hoặc cho đến khi công cụ phái sinh hết hiệu lực.
Các khoản lỗ tiềm tàng của một công cụ phòng ngừa rủii ro sẽ được ghi sổ là các phí nghĩa vụ nợ dài hạn hoãn lại cho đến khi phát sinh tổn thất thực sự.
Nếu một công cụ tài chính phái sinh không đủ điều kiện làm công cụ phòng ngừa rủi ro, cả những thay đổi đã được thực hiện hay chưa thực hiện trong giá trị thị trường hợp lí sẽ được phản ánh ngay lập tức trên báo cáo thu nhập.
3. Tham khảo về nợ dài hạn:
Nợ dài hạn – danh từ, trong tiếng Anh được dùng bởi cụm từ Long term Liabilities hoặc Long term Debt.
Nợ dài hạn (hay tín dụng dài hạn) là loại tín dụng có thời hạn trên 5 năm, đáp ứng cho nhu cầu đầu tư dài hạn như: xây dựng cơ bản (nhà xưởng, dây chuyền sản xuất…), xây dựng cơ sở hạ tầng (đường xá, cảng biển, sân bay…), cải tiến và mở rộng sản xuất có qui mô lớn.
Do thời hạn đầu tư thường kéo dài, nên tín dụng dài hạn thường áp dụng hình thức giải ngân nhiều lần theo tiến độ dự án. Nhìn chung, tín dụng dài hạn chịu rủi ro rất lớn, bởi vì thời hạn càng dài, thì những biến động không dự tính có thể xảy ra càng lớn.
Các chỉ tiêu nợ dài hạn
Các chỉ tiêu này được sử dụng để đánh giá khả năng thực hiện các nghĩa vụ tài chính dài hạn của doanh nghiệp. Ngoài ra, chúng còn phản ánh mức độ sử dụng các khoản nợ để tài trợ cho đầu tư của doanh nghiệp so với mức độ sử dụng vốn chủ sở hữu.
Các chỉ tiêu này càng cao thì xác suất mất khả năng trả nợ của doanh nghiệp càng lớn. Mặt khác, tỉ lệ vay nợ cao lại tạo ra những lợi ích cho doanh nghiệp vì chi phí tra lãi được khấu trừ thuế.
Sau đây là các chỉ tiêu nợ dài hạn hay được sử dụng:
Hệ số nợ
Hệ số nợ = (Tổng tài sản – Vốn chủ sở hữu)/Tổng tài sản.
Total debt ratio = (Total assets – Total equity)/Total assets.
Hệ số nợ phản ánh tất cả các khoản nợ phải trả (mọi kì nợ và với mọi chủ nợ), nó cung cấp thông tin về mức độ bảo vệ cho các chủ nợ trước rủi ro không thể trả nợ của doanh nghiệp cũng như thông tin về những cơ hội mà doanh nghiệp có thể vay thêm.
Tuy nhiên, nợ được ghi trong bảng cân đối kế toán chỉ đơn giản là số dư nợ mà không được điều chỉnh khi lãi suất thị trường thay đổi, cao hơn hoặc thấp hơn lãi suất khi khoản nợ được phát hành hoặc không được điều chỉnh theo thay đổi của rủi ro.
Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu (CSH)
Hệ số nợ trên vốn CSH = Tổng nợ/Vốn chủ sở hữu.
Debt – equity ratio = Total debt/Total equity.
Thừa số vốn CSH
Thừa số vốn CSH = Tổng tài sản/Vốn chủ sở hữu.
Equity multiplier = Total assets/Total equity.
Hệ số nợ dài hạn
Thông thường, các nhà phân tích tài chính quan tâm nhiều tới tình hình nợ dài hạn của doanh nghiệp hơn là tình hình nợ ngắn hạn bởi vì các khoản nợ ngắn hạn hay thay đổi nên không phản ánh chính xác tình hình nợ của doanh nghiệp. Do đó, chỉ tiêu phản ánh hệ số nợ dài hạn thường được sử dụng.
Hệ số nợ dài hạn = Nợ dài hạn/(Nợ dài hạn + Vốn chủ sở hữu).
Long term Debt ratio = Long term Debt/(Long term Debt + Total equity).
Lợi nhuận trước thuế và lãi vay
Một chỉ tiêu khác cũng được sử dụng để phản ánh tình hình nợ dài hạn của doanh nghiệp là khả năng chi trả lãi:
Hệ số khả năng trả lãi = Lợi nhuận trước thuế và lãi vay/Lãi vay.
Interest coverage ratio = EBIT/Interest.
(EBIT = Earning Before Interest and Tax).
Tỉ lệ này cho biết khả năng của doanh nghiệp trong việc tạo ra thu nhập để trả lãi. Tuy nhiên, để phản ánh chính xác hơn khả năng trả lãi, cần cộng thêm khấu hao vào thu nhập trước thuế và lãi (EBIT) cũng như đưa thêm các chi phí tài chính khác như chi cho hoàn trả vốn gốc và chi trả tiền thuê mua vào phần lãi phải trả (interest).
Hệ số EBIT
Hệ số EBIT = (EBIT + Khấu hao)/Lãi vay.
Cash coverage ratio = (EBIT + Depreciation)/Interest.
Như vậy ta có thể thấy nếu doanh nghiệp có khả năng thanh toán cao tức là doanh nghiệp luôn có đủ năng lực tài chính cụ thể như tiền, tương đương tiền, các loại tài sản… để bảo đảm thanh toán các khoản nợ cho các cá nhân, tổ chức có quan hệ với doanh nghiệp trong quá trình hoạt động kinh doanh.
Ngược lại ta thấy rằng một khi năng lực tài chính không đủ để trang trải các khoản nợ mà doanh nghiệp vay, thì theo đó doanh nghiệp sẽ mất khả năng thanh toán và doanh nghiệp sẽ sớm lâm vào tình trạng phá sản và khó khăn kinh tế. Theo đó nên chúng tôi thấy việc phân tích khả năng thanh toán là yếu tố quan trọng nên lưu ý và cần thiết khi phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp. Hơn nữa đối với các nhà đầu tư, nếu khả năng thanh toán của doanh nghiệp không tốt sẽ dẫn tới xuất hiện những biểu hiện của việc mất quyền kiểm soát hoặc thất thoát vốn đầu tư trong tương lai…của doanh nghiệp đó.
Nếu như với khoản nợ dài hạn khi trình bày trên báo cáo tài chính: Là tổng giá thành những khoản nợ dài hạn của công ty kể cả các khoản nợ có thời hạn thanh toán trả tiền còn lại từ 12 tháng trở lên hoặc trên một chu kỳ chế tạo, buôn bán thỉnh thoảng tại thời hạn báo cáo như khoản phải trả người bán, phải trả nội bộ, những khoản phải trả dài hạn khác, vay and nợ thuê tài chính dài hạn tại thời hạn báo cáo.