Hiện nay trên thế giới khi nói về kinh tế và giá trị của đồng tiền chúng ta không thể không nhắc tới đồng dola, dola có nhiều công dụng và vai trò đối với nền kinh tế hiện nay, trong dó với hình thức thanh toán của giao dịch hay trong thị trường chứng khoán thường phát sinh các loại phí đola có thể là phí dola mạnh hay phí đô la yếu.
Mục lục bài viết
1. Phí đô la mạnh là gì?
Phí đô la mạnh trong tiếng Anh là Hard Dollars.
Phí đô la mạnh được hiểu đó là một loại chi phí hay các khoản thanh toán bằng tiền mặt được thực hiện bởi nhà đầu tư hoặc khách hàng cho một công ty môi giới để đổi lấy dịch vụ của họ. Các khoản thanh toán phí đô la mạnh thường được xác định trước khi khách hàng hay nhà đầu tư bắt đầu một giao dịch với nhà môi giới chứng khoán. Các khoản thanh toán phí đô la mạnh bao gồm phí giao dịch, phí duy trì tài khoản hàng tháng, và phí thanh toán cho các báo cáo nghiên cứu thị trường do công ty môi giới chứng khoán cung cấp.
2. Sự khác biệt giữa Phí đô la mạnh và Phí đô la yếu:
Đặc điểm Phí đô la mạnh:
Hiện nay chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy địa vị đồng tiền tệ dự trữ thường được coi là một vấn đề phản ánh các yếu tố cơ bản của nền kinh tế. Một nước phát hành đồng tiền dự trữ phải đóng một vai trò quan trọng trong thương mại toàn cầu, điều khuyến khích các đối tác ký kết các hợp đồng bằng đồng tiền của họ. Vai trò lịch sử là chủ nợ toàn cầu cũng giúp mở rộng việc sử dụng đồng tiền và khuyến khích tích lũy nó làm dự trữ. Hiện nay co thể khẳng định rằng vai trò toàn cầu của đồng đô la không chỉ phụ thuộc vào năng lực xuất khẩu và uy tín tín dụng của Mỹ, mà còn bị ràng buộc bởi trật tự địa chính trị mà nó đã xây dựng nên. Mặc dù vai trò kinh tế của Mỹ trên thế giới đã giảm đi một ít, nhưng nó vẫn rất đặc biệt. Quá trình tái thiết thương mại toàn cầu do Mỹ dẫn đầu có thể đảm bảo sự thống trị của đồng đô la trong nhiều năm tới.
Nếu nhà đầu tư yêu cầu bản báo cáo nghiên cứu thị trường từ một nhà môi giới, họ có thể buộc phải trả phí để được hưởng các dịch vụ đó thông qua các khoản thanh toán bằng tiền mặt. Đây được coi là một khoản thanh toán phí đô la mạnh cho dịch vụ nghiên cứu thị trường.Tuy nhiên, nếu nhà đầu tư muốn mua dịch vụ nghiên cứu của một công ty môi giới khác bằng một phần tiền hoa hồng có sẵn ở công ty môi giới này. Khách hàng có thể thanh toán gián tiếp bằng cách phân bổ số tiền hoa hồng đó cho công ty môi giới kia để trả tiền cho các dịch vụ nghiên cứu. Hình thức thanh toán này được gọi là phí đô la yếu.
Ví dụ về Phí đô la mạnh như sau:
Nếu khách hàng đang muốn mua một báo cáo nghiên cứu thị trường từ một nhà môi giới hoặc ngân hàng đầu tư, họ thường sẽ mua dịch vụ nghiên cứu thông qua việc thực hiện các giao dịch với nhà môi giới tạo ra các khoản hoa hồng. Tuy nhiên, nếu khách hàng không có sử dụng dịch vụ giao dịch với ngân hàng hoặc nhà môi giới, họ có thể thanh toán dịch vụ nghiên cứu trực tiếp bằng séc hoặc tiền mặt. Các khoản thanh toán của các hình thức trên được coi là phí đô la mạnh. Ngược lại, nếu khách hàng có thỏa thuận sử dụng phí đô la yếu với một nhà môi giới, có nghĩa là họ để dành một quĩ hoa hồng cho các báo cáo nghiên cứu và các nhu cầu khác.
Họ có thể yêu cầu nhà môi giới đô la yếu lấy tiền từ quĩ này để thanh toán cho một nhà môi giới khác để mua báo cáo nghiên cứu của họ. Hay nói đơn giản là nếu khách hàng/ nhà đầu tư thay vì gửi séc hay thanh toán bằng tiền mặt, yêu cầu nhà môi giới giữ qũi phí đô la yếu của họ, trả tiền cho một công ty môi giới khác để đổi lại một dịch vụ nào đó, thì khoản tiền đó là một khoản thanh toán phí đô la yếu.
Sự khác biệt giữa Phí đô la mạnh và Phí đô la yếu:
Sự khác nhau giữa hai loại phí này nhìn chung phí đô la mạnh và phí đô la yếu là phí đô la yếu được thanh toán bằng quĩ tiền hoa hồng từ việc thực hiện giao dịch hoặc khấu trừ từ giá trị của các giao dịch khác.Về cơ bản, thanh toán phí đô la mạnh là khoản thanh toán thực tế bằng tiền mặt, trong khi thanh toán đô la yếu là khoản thanh toán bằng quĩ tiền hoa hồng nhà đầu tư để dành được với một nhà môi giới đô la yếu.
3. Vai trò của đồng đô la trong sự phát triển kinh tế:
Chúng ta có thể thấy một số những lợi ích mà nó mang lại cho người dùng là:
+ Sự ổn định về giá trị của đồng tiền đola: Từ giữa những năm 1980, FED đã thựchiện tốt việc giữ lạm phát thấp và ổn định.
+ Khả năng thanh toán của đồng đola trên thị trường tài chính Mỹ, Trong đó có thể kể tới thị trường trái phiếu chính phủ luôn có tính thanh khoản cao nhất trên thế giới. Một phần đây là kết quả của việc người dân muốn buôn bán bằng đồng USD. Bên cạnh đó, còn một số lý do khác như thị trường trái phiếu chính phủ Mỹ rất lớn và đồng nhất, trong khi đó, thị trường dành cho trái phiếu chính phủ mua bán bằng đồng euro cụ thể với một đối thủ tiềm năng nhất của đồng USD lại không đồng nhất tùy thuộc vào quốc gia ban hành trái phiếu.
+ Tính an toàn của đồng dola mặc dù vẫn có những gian dối về tài chính xung quanh việc Quốc hội Mỹ đưa ra giới hạn nợ công nhưng vẫn có một nguồn cung cấp dồi dào những tài sản được định giá bằng đồng USD được coi là an toàn trong đó có trái phiếu chính phủ. Chúng ta cũng có thể nhận thấy đồng USD là một loại tiền tệ vô cùng an toàn, có xu hướng tăng giá trong những thời kỳ khủng hoảng – yếu tố khiến việc giữ các tài sản bằng đồng USD luôn hấp dẫn trong thời điểm bình thường.
+ Người cho vay cuối cùng: FED đóng vai trò như một nhà cung cấp USD cuối cùng trong thời kỳ khủng hoảng tài chính bằng việc thiết lập các trao dổi tiền tệ với 14 ngân hàng trung ương lớn khác, trong đó có bốn ngân hàng của các thị trường đang nổi. Theo sự trao đổi tiền tệ, các ngân hàng trung ương khác có thể có được đồng USD sau đó họ lần lượt cho các ngân hàng dưới quyền họ vay để thực hiện giao dịch bằng USD.
Một số lợi ích mang tính biểu tượng như một loại cụ thể là chứng nhận bảo đảm về giá trị sản phẩm và đối với thị trường và các quy định, chính sách của Mỹ cụ thể trên thực tế, những lợi ích của việc sở hữu đồng tiền quốc tế phần lớn mang tính biểu tượng, ví dụ như những cố gắng của Trung Quốc để quốc tế hóa đồng nhân dân tệ phần lớn là do nhu cầu được quốc tế công nhận). Lợi ích rõ ràng của Mỹ trong việc ban hành đồng tiền dự trữ quan trọng là một đặc quyền quá mức bị suy giảm bởi giá trị thực ngày càng lớn hoặc sự cạnh tranh đến từ các đồng ngoại tệ khác như euro, Yen và bởi sự đóng góp đang bị lung lay của Mỹ đối với nền kinh tế thế giới. Cụ thể đó là về, tỷ lệ lãi suất mà Mỹ chi trả cho những tài sản an toàn như nợ chính phủ nhìn chung không hề giảm (và hiện còn đang tăng) so với mức trả của các quốc gia công nghiệp có thực lực khác.
Một lượng lớn đồng USD được lưu trữ bên ngoài Mỹ được coi như khoản vay không lãi suất đối với Mỹ. Bên cạnh đó, với lãi suất tiết kiệm vào khoảng 20 tỷ USD một năm, một phần nhỏ trog một phần trăm GDP của Mỹ cụ thể cái gọi là thuế đúc tiền này có thể vẫn tồn tại thậm chí ngay cả khi đồng USD mất giá so với các loại tiền tệ khác trong giao dịch quốc tế. Các tập đoàn Mỹ có thể phải đối mặt với nguy cơ tỷ giá hối đoái giảm nhẹ trong các giao dịch quốc tế, theo đó ta không nên phóng đại về lợi ích mà đồng USD đem lại cho Mỹ. Vai trò là tài sản tránh trú an toàn của đồng USD thực sự là một điểm yếu cả các tập đoàn Mỹ vì nó có nghĩa là các tập đoàn này ít tính cạnh tranh hơn với lí do đó là vì đồng USD đang ngày càng mạnh hơn tại chính thời điểm mà điều kiện kinh tế toàn cầu khó khăn nhất.